Định hướng phát triển thể thao thành tích cao

Một phần của tài liệu Du_thao_quy_hoach_VHTT(3.2016)_(co_phu_luc) (Trang 59 - 63)

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỂ DỤC THỂ THAO ĐẾN 2025,

2. Định hướng phát triển thể thao thành tích cao

2.1. Định hướng phát triển và Tầm nhìn

Định hướng phát triển: Xây dựng hệ thống nâng cao thành tích thể thao theo “hình nón” hoặc “hình lăng trụ” tuỳ đặc điểm ở từng môn thể thao. Môn thể thao có điều kiện phát triển rộng tuyến năng khiếu thể thao nghiệp dư, cần xây dựng hệ thống có chân đế rộng theo “hình nón”. Những môn thể thao không có điều kiện này, cần xây dựng hệ thống theo “hình lăng trụ”, không nhất thiết có đế rộng ở tuyến năng khiếu thể thao nghiệp dư.

Cơ sở xác định các môn thể thao trọng điểm: - Các môn thể thao truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của đa số người dân Hà Tĩnh; - Các môn thể thao cơ bản thuộc các giải thi đấu quốc tế, quốc gia trong những năm gần đây thể thao Hà Tĩnh giành được huy chương; - Các môn thể thao có số lượng nhiều huy chương trong các Đại hội thể thao và thành tích thi đấu ít bị phụ thuộc vào trọng tài; - Các môn thể thao có các điều kiện tối thiểu để phát triển về thể chế và hệ thống quản lý, huấn luyện viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống thi đấu.

Quy hoạch hệ thống các môn thể thao thành tích cao đến năm 2025 vào 2 nhóm, gồm 13 môn: Nhóm các môn thể thao trọng điểm 1 (Nhóm 1) và 2 (Nhóm 2).

Bảng: Các môn thể thao trọng điểm

TT Nhóm các môn thể thao trọng điểm

Nhóm 1 Nhóm 2

1 Pencak Silat Võ cổ truyền

2 Karatedo Quần vợt

3 Vovinam Boxing

4 Đua thuyền Wushu

5 Điền kinh Bóng bàn

6 Cử tạ Bóng đá

7 Bóng chuyền

Về cơ bản, thể chế quản lý hệ thống thể thao thành tích cao của Hà Tĩnh theo 3 tuyến: tuyến nghiệp dư, tuyến tập trung và tuyến đội tuyển tỉnh.

Tuyến nghiệp dư: Đây là tuyến cơ sở đầu tiên để gieo mầm, phát hiện, tuyển chọn vận động viên các môn thể thao, vì vậy Hà Tĩnh cần phải thực sự quan tâm phát triển tuyến nghiệp dư này. Tuyến nghiệp dư bao gồm các câu lạc bộ, trường, lớp, đội tập luyện và thi đấu thể thao tự nguyện, không được sự đầu tư tiền bồi dưỡng luyện tập, trang phục (có hỗ trợ tiền bồi dưỡng, trang phục cho huấn luyện viên, cộng tác viên). Vận động viên thuộc tuyến này thường tập luyện ở các trường học, Nhà Văn hóa - Thể thao xã, các tụ điểm thể thao giải trí. Vận động viên ham thích tập thể thao, nhưng chưa có động cơ trở thành vận động viên ưu tú chuyên nghiệp. Số lượng vận động viên của tuyến này tuỳ theo đặc điểm từng môn thể thao. Tham gia thi đấu chủ yếu theo cấp cơ sở hoặc hệ thống trường học. Vận động viên tuyến nghiệp dư do huyện, trường học quản lý.

Tuyến trẻ: Những vận động viên trẻ có năng khiếu thể thao nhất định, có động cơ trở thành vận động viên ưu tú, đã qua tuyển chọn năng khiếu ban đầu. Vận động viên tuyến này thường tập luyện ở các lớp năng khiếu thể thao do Trung tâm Thể dục thể thao, Trường Năng khiếu TDTT tỉnh. Số vận động viên này được Nhà nước đầu tư vừa tập luyện thể thao vừa học văn hoá theo chương trình phổ thông bình thường. Thường được tuyển chọn từ tuyến nghiệp dư, tham gia thi đấu chủ yếu theo hệ thống thành phố, huyện.

Tuyến đội tuyển tỉnh: Những vận động viên trẻ có năng khiếu thể thao rõ rệt, có động cơ trở thành vận động viên ưu tú chuyên nghiệp. Số vận động viên này tập luyện tại Trung tâm Thể dục thể thao tỉnh. Vận động viên được Nhà nước đầu tư đào tạo toàn bộ, học văn hoá theo chương trình phổ thông bình thường hoặc chương trình bổ túc văn hoá (theo thời gian biểu thuận lợi cho tập luyện nâng cao thành tích thể thao). Vận động viên được quản lý theo quy chế, theo hợp đồng do sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành. Thi đấu theo hệ thống cấp tỉnh và cấp quốc gia.

2.2. Kế hoạch phát triển hệ thống đào tạo vận động viên

2.2.1. Các môn thể thao trọng điểm nhóm 1

(1) Pencak Silat

Chỉ tiêu thành tích: Đại hội TDTT toàn quốc đạt 1-2 huy chương vàng, đạt nhiều huy chương trong các giải thể thao toàn quốc hàng năm. Bổ sung vận động viên xuất sắc cho đội tuyển quốc gia.

Một số giải pháp: - Phấn đấu mở các lớp nghiệp dư, năng khiếu Pencak

Silat trong các câu lạc bộ các cấp, trong các trường trung học phổ thông, trung học

cơ sở để tìm nguồn VĐV kế cận; - Coi trọng công tác tuyển chọn vận động viên, thuê chuyên gia giỏi tuyển chọn; - Mời huấn luyện viên giỏi huấn luyện, gửi vận

động viên đi tập huấn trung ương, nước ngoài; - Kết hợp với các trung tâm lớn như Hà Nội, Trung tâm TDTT Quân Đội, Trung tâm Huấn luyện quốc gia III, trường Đại học TDTT Trung ương I,… để phát triển môn Pencak Silat; - Đảm bảo cơ sở vật chất tối thiểu để phát triển môn Pencak silat tại Hà Tĩnh, đặc biệt là các điều kiện về nhà tập luyện.

(2) Karatedo

Chỉ tiêu thành tích: Đạt huy chương vàng Châu Á, huy chương vàng Đông Nam Á, đạt 3-4 huy chương vàng tại các Đại hội TDTT toàn quốc.

Một số giải pháp: - Xây dựng một số lớp năng khiếu, tổ chức tuyển chọn trong các trường phổ thông, đặc biệt là tiểu học và trung học cơ sở. Chú ý công tác khoa học công nghệ phục vụ tuyển chọn vận động viên (tuổi sinh học, chức năng sinh lý...); - Đảm bảo có huấn luyện viên giỏi để tuyển chọn và huấn luyện dài hạn vận động viên Karatedo, đặc biệt cho tuyến tập trung và đội tuyển; - Gửi đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn ở Trương ương, nước ngoài.

(3) Vovinam

Chỉ tiêu thành tích: đạt 1-3 huy chương vàng tại các Đại hội TDTT toàn quốc.

Một số giải pháp: - Xây dựng một số lớp năng khiếu, tổ chức tuyển chọn trong hệ thống giáo dục phổ thông. Chú ý công tác khoa học công nghệ phục vụ tuyển chọn vận động viên (tuổi sinh học, chức năng sinh lý...); - Có huấn luyện viên giỏi để tuyển chọn và huấn luyện dài hạn vận động viên, đặc biệt cho tuyến tập trung và đội tuyển; - Gửi đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn ở Trương ương và các trung tâm khác.

(4) Đua thuyền

Chỉ tiêu thành tích: Duy trì và phát triển thành tích tại giải Châu Á, phấn đấu có huy chương Thế Giới, đạt 3-4 huy chương vàng tại các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc.

Một số giải pháp: - Coi trọng công tác tuyển chọn năng khiếu môn đua thuyền; - Thuê huấn luyện viên giỏi để tuyển chọn và huấn luyện dài hạn cho số ít vận động viên ở tuyến tập trung; - Duy trì từ 3-7 vận động viên xuất sắc trong đội tuyển gửi đi đào tạo dài hạn ở Trung ương và nước ngoài.; - Coi trọng công tác lựa chọn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho số ít huấn luyện viên môn đua thuyền.

(5) Điền kinh

Chỉ tiêu thành tích: Phấn đấu có 1 huy chương bạc Châu Á, từ 1-2 huy chương vàng tại giải toàn quốc.

Một số giải pháp: - Tập trung phát triển các nội dung truyền thống, phát triển thêm một số nội dung có khả năng dành huy chương tại các giải quốc gia; - Coi trọng công tác tuyển chọn và bồi dưỡng VĐV năng khiếu; - Cần đảm bảo sân bãi, dụng cụ tập luyện, đặc biệt là điều kiện tập luyện thể lực; - Chú trọng công tác ứng dụng khoa học vào công tác đào tạo, huấn luyện.

(6) Cử tạ

Chỉ tiêu thành tích: đạt 1-3 huy chương vàng tại các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc.

Một số giải pháp: - Cần đảm bảo sân bãi, dụng cụ tập luyện, đặc biệt là điều kiện tập luyện thể lực; - Đảm bảo kinh phí duy trì sinh hoạt và luyện tập, cọ sát thường xuyên cho đội tuyển; - Chú ý công tác khoa học công nghệ phục vụ tuyển chọn vận động viên (tuổi sinh học, chức năng sinh lý...); - Đảm bảo có huấn luyện viên giỏi để tuyển chọn và huấn luyện dài hạn vận động viên, đặc biệt cho tuyến tập trung và đội tuyển.

(7) Bóng chuyền

Chỉ tiêu thành tích: Duy trì thứ hạng là đội mạnh quốc gia. Bổ sung vận động viên cho đội tuyển và dự tuyển quốc gia.

Một số giải pháp: - Coi trọng công tác tuyển chọn vận động viên ở các trường học, đặc biệt THCS và THPT; - Chú ý công tác khoa học công nghệ phục vụ tuyển chọn vận động viên (tuổi sinh học, chức năng sinh lý...); - Đảm bảo có huấn luyện viên giỏi để tuyển chọn và huấn luyện dài hạn vận động viên, đặc biệt cho tuyến trẻ và đội tuyển; - Đảm bảo kinh phí duy trì sinh hoạt và luyện tập, cọ sát thường xuyên cho đội tuyển.

(8) Bơi lội

Chỉ tiêu thành tích:đạt 1-3 huy chương tại các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc.

Một số giải pháp: - Coi trọng công tác tuyển chọn vận động viên ở các trường học, đặc biệt THCS và THPT; - Chú ý công tác khoa học công nghệ phục vụ tuyển chọn vận động viên (tuổi sinh học, chức năng sinh lý...); - Đảm bảo có huấn luyện viên giỏi để tuyển chọn và huấn luyện dài hạn vận động viên, đặc biệt cho tuyến trẻ và đội tuyển; - Đảm bảo kinh phí duy trì sinh hoạt và luyện tập, cọ sát thường xuyên cho đội tuyển.

2.2.2. Các môn thể thao trọng điểm nhóm 2

Hệ thống đào tạo: Các môn thể thao sau đây có thể kết hợp tuyến nghiệp dư với số lượng vận động viên không lớn, sau tuyển chọn năng khiếu sớm chuyển lên tuyến tập trung, đội tuyển: Võ cổ truyền, Quần vợt, Bóng đá, Boxing (nữ), Bóng

bàn. Hệ thống đào tạo này có thể coi như hệ thống đào tạo theo hình lăng trụ, không có chân đế rộng, gần như “đào tạo gà nòi”.

Một số giải pháp: - Định mức đầu tư của Nhà nước cho các môn thể thao nêu trên cần ở mức độ thích hợp và thấp hơn các môn thể thao trọng điểm loại 1. Đặc biệt, môn đua thuyền là môn có đóng góp nhiều huy chương thành tích chung của ngành, nên cần được đầu tư; - Một số môn thể thao mới phát triển cần mời huấn luyện viên giỏi làm công tác tuyển chọn và huấn luyện; - Tiếp tục kết hợp giữa Trung ương và địa phương, kết hợp với các tỉnh thành bạn để đảm bảo tốt công tác tuyển chọn, huấn luyện; - Kết hợp quá trình đào tạo vận động viên với quá trình đào tạo thành huấn luyện viên giỏi cho Hà Tĩnh (sau khi vận động viên đã hết tuổi thi đấu); - Trong trường hợp phát hiện vận động viên có năng khiếu tốt ở các môn thể thao đi tập huấn tại các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các trung tâm và các câu lạc bộ mạnh của tỉnh.

[Xem thêm chi tiết ở bảng 21 và 22, Phụ lục]

Một phần của tài liệu Du_thao_quy_hoach_VHTT(3.2016)_(co_phu_luc) (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w