Định hướng phát triển công tác Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Du_thao_quy_hoach_VHTT(3.2016)_(co_phu_luc) (Trang 33 - 36)

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA ĐẾN 2025, TÂM NHÌN

2. Định hướng phát triển công tác Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

2.1. Định hướng phát triển và Tầm nhìn

Mục tiêu của ngành là bảo tồn tốt vốn di sản văn hóa đặc sắc, đa dạng của tỉnh, và phát huy có hiệu quả các di sản văn hóa trong các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội. Theo đó, định hướng và mục tiêu cho giai tới sẽ là:

- Bảo tồn giá trị di sản văn hóa là trách nhiệm chung của xã hội. Tiếp tục nâng cao và phát huy ý thức trách nhiệm và vai trò của các tổ chức, người dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Bảo tồn và phục hồi nguyên trạng vốn di sản văn hóa phong phú của tỉnh, trong đó ưu tiên bảo tồn các di sản văn hóa có nguy cơ mai một, các di sản văn hóa đặc sắc, tiêu biểu.

- Phát huy giá trị của di sản văn hóa trong các hoạt động văn hóa, xã hội và kinh tế nhằm đưa di sản văn hóa đến với cộng đồng, phục vụ đời sống văn hóa xã hội, khai thác hiệu quả giá trị kinh tế của di sản văn hóa nhằm tái đầu tư cho công tác bảo tồn.

2.2. Kế hoạch phát triển đến 2025

2.2.1. Đối với các di sản văn hóa vật thể

Về công tác kiểm kê di sản: Trong giai đoạn 2016-2018, xây dựng kế hoạch thực hiện tổng kiểm kê đối với trữ lượng di sản văn hóa vật thể trên toàn tỉnh nhằm đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch cụ thể cho các giai đoạn sắp tới.

Về công tác xếp hạng di tích: Trên cơ sở kết quả tổng kiểm kê di tích văn hóa trên toàn tỉnh, ngành xây dựng kế hoạch thực hiện các hồ sơ xếp hạng di tích các cấp. Trong đó, phấn đấu đến 2025 thực hiện 1-2 hồ sơ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 15-20 hồ sơ xếp hạng di tích văn hóa quốc gia, và 10 hồ sơ xếp hạng di tích văn hóa cấp tỉnh/năm. Xem xét lập hồ sơ di sản đề nghị UNESCO công nhận “Mộc bản Trường Lưu” là di sản tư liệu thế giới.

Về công tác tu bổ, tôn tạo: Mục tiêu đến năm 2020, có 60-65% số di tích xếp hạng được tu bổ, tôn tạo; đến năm 2025, 90-95% số di tích xếp hạng được tôn tạo, tu bổ.

7 Một phần nội dung về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nghệ thuật biểu diễn được trình bày rõ hơn trong mục “2.3. Định hướng phát triển nghệ thuật biểu diễn” (Phần 2). Đặc biệt là với các loại hình nghệ thuật tiêu biểu

Bảng: Mục tiêu trùng tu, tôn tạo di tích đến 2025

TT Nội dung Đơn vị 2015 2020 2025 2030

1 Di tích được tu bổ, tôn tạo (tổng số di tích được xếp hạng)

% 30-35 60-65 90-95 100

- Phương hướng phát triển đối với 3 di tích trọng điểm đã có ban quản lý (khu di tích Nguyễn Du, khu di tích Trần Phú, khu di tích Hà Huy Tập) là: (1) ngành văn hóa tham mưu cho UBND tỉnh duy trì các Ban quản lý di tích này; (2) giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2030, tiếp tục đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm phát huy hơn nữa giá trị văn hóa, giáo dục tinh thần cách mạng cho người dân.

- Ngành văn hóa tiếp tục trình hồ sơ di tích cho khu di tích Trần Phú, phấn đấu đưa khu di tích này thành di tích cấp quốc gia đặc biệt. Nâng cấp, xếp hạng khu di tích đền thờ, mộ Lý Tự Trọng.

2.2.2. Đối với các di sản văn hóa phi vật thể

- Về công tác kiểm kê di sản: Trong giai đoạn 2016-2018, ngành văn hóa xây dựng kế hoạch thực hiện tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên toàn tỉnh nhằm đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch cụ thể cho các giai đoạn sắp tới.

- Về công tác tư liệu hóa di sản: Giai đoạn đến 2025, ngành văn hóa tập trung cho công tác sưu tầm, tư liệu hóa (văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động) về các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, ưu tiên các loại hình nghệ thuật biểu diễn (hát Ca Trù, Ví, Giặm, hát Sắc bùa, hô chèo cạn,...), các lễ hội truyền thống, làng nghề và kinh nghiệm làng nghề, tri thức dân gian. Mục tiêu: Phấn đấu đến 2020, có 50% di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được kiểm kê, tư liệu hóa, và đến 2025, có 100% di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được kiểm kê, tư liệu hóa.

- Về công tác phát triển, quy hoạch lễ hội: Xây dựng quy hoạch lễ hội của tỉnh, lập kế hoạch tuyển chọn và đầu tư nâng cấp một số lễ hội truyền thống tiêu biểu, trọng điểm của tỉnh (như lễ hội Chùa Hương, lễ hội đền Bích Châu, di tích Đồng Lộc, đền Chiêu Trưng, lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, lễ hội rước sắc Hàm Nghi…) và một số lễ hội du lịch văn hóa như Thiên Cầm, Xuân Thành, tạo thành điểm nhấn về hoạt động văn hóa, cũng như thành sự kiện nhằm phát triển ngành du lịch.

- Bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn đặc sắc: Phát triển các mô hình, câu lạc bộ liên kết trong bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn. Trong đó, các đơn vị trong nghành (như: Nhà hát nghệ thuật Truyền thống, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, hệ thống Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp huyện, cấp xã) làm cơ sở (hỗ trợ về chuyên môn và tổ chức) trong việc phát triển các mô hình (đặc biệt là mô hình Câu lạc bộ văn nghệ) bảo tồn, gìn giữ, quảng bá một số di sản văn hóa đặc sắc: Ca trù, Ví, giặm, hò, vè, hát Sắc bùa, diễn trò Kiều, ngâm thơ Kiều,…

2.3. Tầm nhìn đến 2030

Ngành văn hóa tiếp tục tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, xác định công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn có trình độ nhằm đáp ứng cho các hoạt động bảo tồn của tỉnh.

- Phấn đấu 100% số di tích đã xếp hạng được tu bổ, tôn tạo.

- Đầu tư cho các hoạt động quảng bá, phổ biến các di sản văn hóa đã được kiểm kê và tư liệu hóa.

- Đến 2030, 100% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ dân ca Ví, giặm, bảo vệ và khai thác hiệu quả các làn điệu dân ca Ví, giặm.

2.4. Giải pháp phát triển công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

- Hoàn thiện thể chế và tăng cường cán bộ chuyên môn cho công tác bảo tồn di sản văn hóa. Duy trì các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp. Củng cố, nâng cao chất lượng của Ban quản lý di tích Chùa Hương, đền Củi, đền Nguyễn Thị Bích Châu. Bố trí đủ nhân viên bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh quản lý.

- Tranh thủ huy động mọi nguồn vốn cho công tác bảo tồn di sản văn hóa, nhất là nguồn vốn ngoài ngân sách văn hóa của tỉnh. Trong giai đoạn 2010-2015, nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và nguồn vốn xã hội hóa chiếm hơn 60% tổng vốn đầu tư cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác bảo tồn di sản văn hóa. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, và cộng đồng trong công tác bảo tồn di sản văn hoá. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn di sản tại cộng đồng.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn vốn từ các tổ chức xã hội, người dân trong công tác bảo tồn, trùng tu, phục dựng di sản văn hóa. - Tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới trong công tác bảo tồn, trùng tu di sản văn hóa.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước các cấp về di sản văn hóa.

- Phát triển mô hình câu lạc bộ nghệ thuật các cấp, nhất là cấp xã và cấp thôn, trong việc bảo tồn và phổ biến, phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn đặc sắc của tỉnh, như Ca trù, Ví giặm, các loại hình nghệ thuật biểu diễn gắn với truyện Kiều,…

Một phần của tài liệu Du_thao_quy_hoach_VHTT(3.2016)_(co_phu_luc) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w