II. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA ĐẾN 2025, TÂM NHÌN
3. Định hướng phát triển ngành Thư viện
3.1. Định hướng phát triển và Tầm nhìn
Mục tiêu phát triển ngành Thư viện đến 2025, tầm nhìn 2030 là: (1) Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất các cấp của ngành Thư viện, và (2) Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống Thư viện làm cơ sở cho việc nâng cao dân trí.
Bảng: Mục tiêu phát triển ngành Thư viện đến 2025, tầm nhìn 2030
Giai đoạn đến 2025 Tầm nhìn đến 2030
Nâng cao năng lực ngành Thư viện Phát triển các dịch vụ Thư viện
Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ cho hệ thống Thư viện các cấp.
Tăng cường ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào hoạt động thư viện, hiện đại hóa các đơn vị thư viện.
Tiếp tục nâng cấp hệ thống thư viện về qui mô và trang thiết bị, phát triển Thư viện theo hướng đa dạng hóa các dịch vụ thư viện. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân.
Để xây dựng và phát triển ngành Thư viện, từ nay đến 2025, tầm nhìn đến 2030, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành là hết sức quan trọng.
- Giai đoạn đến 2025: Đối với Thư viện tỉnh: Tiếp tục đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại cho Thư viện tỉnh, xây dựng lộ trình và kế hoạch đưa Thư viện tỉnh thành thư viện số hóa hiện đại. Đối với thư viện huyện: Giai đoạn đến 2020, hoàn thiện mô hình phòng Thư viện cấp huyện, hoạt động trong Trung tâm VH,TT&DL. Giai đoạn 2021-2025, Tách hoạt động thư viện ra khỏi Trung tâm VH,TT&DL và xây dựng mới 3-5 Thư viện huyện. Đối với hệ thống phòng đọc/Thư viện cấp xã, phấn đấu đến 2020 có 80% và đến 2025 có 100% số Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã có phòng đọc/Thư viện.
- Tầm nhìn đến 2030: Tăng cường hiệu quả hoạt động của ngành Thư viện trên cơ sở tiếp tục nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, cụ thể: Phát triển Thư viện tỉnh thành Thư viện hiện đại; Tách hoạt động thư viện ra khỏi Trung tâm VH,TT&DL và xây dựng mới 3-5 Thư viện huyện; và hoàn thiện hệ thống phòng đọc/thư viện cấp xã nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu nâng cao văn hóa đọc, nâng cao dân trí cho người dân.
3.2. Kế hoạch phát triển đến 2025
3.2.1. Thư viện tỉnh
Thư viện tỉnh là thiết chế văn hóa quan trọng, là đơn vị đầu tàu của ngành thư viện. Phát triển thư viện tỉnh làm đơn vị cơ sở để phát triển toàn bộ ngành thư viện của tỉnh.
Mục tiêu phát triển thư viện tỉnh đến 2025, tầm nhìn 2030 là: (1) Phát triển thành thư viện điện tử, và (2) Phát triển thành đơn vị cung ứng các dịch vụ thư viện nhằm nâng cao văn hóa đọc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và nâng cao tri thức.
Về cơ sở vật chất: Trong giai đoạn đến 2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị kĩ thuật tiên tiến và xây dựng lộ trình và kế hoạch đưa thư viện tỉnh thành thư viện điện tử. Phấn đấu đến 2020, nguồn dữ liệu số của thư viện tỉnh được kết nối với hệ thống thư viện cấp huyện.
Về cơ cấu tổ chức: Từ nay đến 2025, hình thành mới các phòng chức năng là: Phòng Tin học; phòng Phục chế, bảo quản tài liệu; phòng Thông tin – Tư liệu; Phòng Địa chí; phòng Bổ sung, trao đổi, lưu chiểu, và phòng đọc quĩ Châu Á (vì thư viện tỉnh được quĩ văn hóa Châu Á tài trợ sách bằng tiếng Anh với đầy đủ các môn loại tri thức).
Về đội ngũ cán bộ: Từ nay đến 2025, đảm bảo số lượng cán bộ cho Thư viện tỉnh đáp ứng nhu cầu hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Tầm nhìn đến 2030, trên cơ sở đổi mới cơ cấu tổ chức, tăng cường cán bộ cho Thư viện tỉnh, quy mô khoảng 30 người. Về chất lượng, đảm bảo 100% cán bộ chuyên môn có trình độ Đại học trở lên, có 1-2 cán bộ có trình độ Thạc sỹ.
Về công tác bổ sung tư liệu: Đảm bảo tính cân đối về cơ cấu tư liệu, về số lượng tư liệu bổ sung với kho lưu trữ, kho luân chuyển. Đến 2020, phấn đấu bổ sung bình quân 12.000 bản sách/năm, đưa tổng số bản sách của thư viện đạt 280.000 bản và 290 tên báo, tạp chí trong và ngoài nước. Đến 2025, phấn đấu bổ sung bình quân 15.000 bản sách/năm, đưa tổng số bản sách của thư viện đạt 350.000 bản và 310 tên báo, tạp chí trong và ngoài nước.
Về công tác phục vụ bạn đọc: Từ nay đến 2025, với cơ sở mới và sự hỗ trợ của các phương tiện tiên tiến, ngành tăng cường đổi mới cách thức hoạt động phục vụ bạn đọc, tăng cường tuyên truyền nhằm thu hút và duy trì đều đặn lượng bạn đọc đến thư viện. Giai đoạn đến 2020, Thư viện tỉnh bình quân thực hiện cấp, đổi thẻ đạt 2.500 thẻ/năm, phục vụ 20.000 lượt bạn đọc/năm và 40.000 lượt luân chuyển tài liệu/năm. Giai đoạn 2021-2025, bình quân thực hiện cấp, đổi thẻ đạt 2.700 thẻ/năm, phục vụ 25.000 lượt bạn đọc/năm và 50.000 lượt luân chuyển tài liệu/năm.
Về công tác phục vụ bạn đọc ở cơ sở: Từ nay đến 2025, Thư viện tỉnh duy trì hoạt động luân chuyển tài liệu để phục vụ bạn đọc cơ sở, đặc biệt là thời điểm hệ thống thư viện, phòng đọc cấp xã, thôn/làng cơ bản được kiện toàn. Từ nay đến 2025, Thư viện tỉnh phấn đấu bình quân thực hiện 15.000-20.000 lượt luân chuyển tài liệu/năm và phục vụ 50.000-60.000 lượt bạn đọc/năm.
Công tác số hóa tài liệu, kết nối mạng lưới thư viện: Phấn đấu đến 2020, thư viện tỉnh sưu tầm, số hóa 100% số tài liệu quí hiếm, và nguồn tài liệu thư viện tỉnh kết nối với mạng lưới thư viện cấp huyện.
Bảng: Mục tiêu phát triển hoạt động Thư viện tỉnh đến 2020
TT Nội dung 2015 2020 2025 2030
1 Số lượng sách (bản) 233.500 280.000 350.000 450.000
2 Số sách bổ sung (bản/năm) 8.850 12.000 15.000 16.000
3 Cấp, đổi thẻ (thẻ/năm) 2.110 2.500 2.700 3.000
4 Bạn đọc tại thư viện (lượt/năm) 17.500 20.000 25.000 30.000
5 Phục vụ bạn đọc cơ sở (lượt/năm) 43.200 50.000 60.000 75.000
Mục tiêu phát triển các hoạt động cung ứng dịch vụ thư viện
Giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2030, ngoài mục tiêu chung phát triển thành đơn vị tiên tiến, thư viện tỉnh cần phát triển một số hoạt động cung ứng dịch vụ thư viện (có thu phí) nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và nâng cao dân trí của người dân.
Một số dịch vụ thư viện cơ bản (có thu phí) cần phát triển gồm có:
- Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu: Biên soạn thư mục địa chí và thư mục chuyên đề theo yêu cầu; Xây dựng các bộ sưu tập dạng giấy /hoặc/dạng số hóa các tài liệu địa chí và thư mục chuyên đề theo yêu cầu; Sao từ bản gốc (photocopy); Số hóa: dạng văn bản (text), dạng ảnh [jpg, tiff, png, raw..]…; Chỉ dẫn, hướng dẫn cụ thể bạn đọc tiếp cận mọi nguồn tin trong và ngoài thư viện, cũng như sử dụng mọi sản phẩm và dịch vụ thông tin của Thư viện.
- Dịch vụ số hóa tài liệu: Gồm có các dịch vụ như: Scan màu, xám, đen trắng, các khổ: từ A0, A1, A2, A3, A4, A5..; Xử lý: căn chỉnh độ sáng, nghiêng, tẩy trắng, cắt...; Nhận dạng quang học (OCR) bằng phần mềm hiện đại, có khả năng nhận dạng nhanh chóng, chính xác; Chuyển dạng từ vi phim (microfilm), vi phích (microfich) sang dạng số (ảnh số .jpg, .tiff, .png...). Các dạng tài liệu có thể thực hiện: Báo rời, hoặc đóng tập [tất cả các khổ]; Tạp chí rời, hoặc đóng tập [tất cả các khổ]; Sách [tất cả các khổ]; Tài liệu công văn, giấy tờ lưu trữ của các trung tâm lưu
trữ, ngân hàng, các công ty...; Các bộ sưu tập cá nhân; Các tài liệu cổ, quý hiếm như: Tài liệu Hán Nôm, gia phả dòng họ, hương ước làng xã, sắc phong..
- Dịch vụ tư vấn tổ chức thư viện: Tư vấn tổ chức thư viện truyền thống; Tư vấn tổ chức thư viện điện tử; Tư vấn tổ chức thư viện số và các bộ sưu tập số;…
- Dịch vụ bảo quản tài liệu: Tư vấn tổ chức, quản lý và bảo quản kho tàng, tài liệu bao gồm: cơ sở hạ tầng, môi trường vi khí hậu, thiết bị lưu trữ, tổ chức và quản lý, các giải pháp xử lý bảo quản tài liệu; Chống mối, mọt, vi sinh vật gây hại; Bảo quản và vệ sinh kho tàng, tài liệu; Xử lý tu bổ, phục chế các dạng tài liệu giấy hư hại gồm các công đoạn tùy chọn; Đóng tập bìa cứng, mềm các loại tài liệu cũ và mới; Chuyển dạng tài liệu từ vi phích sang giấy, dạng giấy sang dạng số; Nhân bản tài liệu.
- Dịch vụ đào tạo, tập huấn: Đào tạo về nghiệp vụ thư viện; Thực tập sinh [miễn phí]; Tin học & tin học trong công tác thư viện; Số hóa tài liệu thư viện;… Bảng: Đề xuất các dịch vụ thư viện của thư viện tỉnh
TT Dịch vụ miễn phí Dịch vụ có thu phí
1 Dịch vụ đọc tại chỗ Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu
2 Dịch vụ tra cứu thư mục trực tuyến Dịch vụ số hóa tài liệu
3 Dịch vụ cung cấp các sản phẩm thư mục Dịch vụ tư vấn tổ chức thư viện
4 Trưng bày, giới thiệu sách Dịch vụ bảo quản tài liệu
5 Tập huấn cho bạn đọc sử dụng thư viện Dịch vụ đào tạo, tập huấn
6 Dịch vụ hỏi đáp trực tuyến Dịch vụ tư vấn thông tin
3.2.2. Hệ thống Phòng Thư viện cấp huyện
Phát triển hệ thống Phòng Thư viện/Thư viện cấp huyện có vai trò quan trọng, cung cấp thiết chế văn hóa nhằm tạo cơ sở nâng cao dân trí, và góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân.
Về cơ sở vật chất: Giai đoạn đến 2020, hoàn thiện mô hình phòng Thư viện, hoạt động trong Trung tâm VH,TT&DL huyện. Đảm bảo 100% số huyện có phòng Thư viện. Giai đoạn 2021-2025, tách hoạt động Thư viện khỏi Trung tâm VH,TT&DL huyện, và xây mới 3-5 Thư viện cấp huyện.
Về đội ngũ cán bộ: Phòng Văn hóa và Trung tâm VH,TT&DL huyện bố trí bình quân 1 cán bộ/phòng Thư viện/huyện. Đảm bảo 100% số cán bộ có trình độ chuyên môn Đại học, Cao đẳng trở lên.
Về hoạt động nghiệp vụ: Giai đoạn đến 2020, hệ thống thư viện huyện bổ sung 1.000 bản sách/năm/thư viện, thực hiện cấp đổi 500 thẻ bạn đọc/năm/thư viện, và phục vụ 8.000 lượt bạn đọc/nămthư viện. Đến 2025, hệ thống thư viện huyện bổ sung 1.200 bản sách/năm/thư viện, thực hiện cấp, đổi 800 thẻ bạn đọc/năm/thư viện, và phục vụ 10.000 lượt bạn đọc/năm/thư viện.
Mục tiêu số hóa tài liệu, kết nối mạng lưới thư viện: Phấn đấu đến 2020, 100% Phòng Thư viện cấp huyện hoàn tất toàn bộ vốn tài liệu vào cơ sở dữ liệu máy tính, chuyển đổi sang phần mềm thư viện điện tử, kết nối với thư viện tỉnh và hệ thống thư viện cấp huyện nhằm tăng cường và chia sẻ tài nguyên thông tin. Bảng: Mục tiêu phát triển của hệ thống thư viện cấp huyện đến 2025
TT Nội dung 2015 2020 2025 2030
3 Số tài liệu (bản/thư viện) 7.000 11.000 17.000 30.000
4 Số tài liệu bổ sung (bản/năm) - 1.000 1.200 1.500
5 Cấp, đổi thẻ (thẻ/năm) 270 500 800 1.000
6 Lượt bạn đọc (lượt/năm) 6.500 8.000 10.000 15.000
3.2.3. Hệ thống phòng thư viện, tủ sách cấp xã
Cùng với hệ thống thư viện cấp huyện, việc phát triển hệ thống phòng thư viện, phòng đọc cấp xã có vai trò quan trọng cung cấp thiết chế văn hóa nhằm tạo cơ sở nâng cao dân trí cho người dân.
Về cơ sở vật chất: Trong giai đoạn đến 2020, ngành văn hóa tập trung các nguồn lực hoàn thiện hệ thống phòng đọc thư viện cấp xã, hoạt động trong Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã. Phấn đấu đến 2020, 80% số Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã có phòng đọc/Thư viện, và đến 2025, 100% số Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã có phòng đọc/Thư viện.
Cơ chế hoạt động: Phòng đọc cấp xã gắn với Trung tâm Văn hóa - Thể thao của xã. Ngành văn hóa tham mưu cho UBND cấp xã có thể phân công 1 cán bộ của Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã chuyên trách phòng thư viện hoặc có thể xây dựng cơ chế do cộng đồng tự quản.
Về hoạt động nghiệp vụ: Đến 2020, bình quân một phòng đọc thư viện cấp xã có 1.500 bản sách/năm và phục vụ 2.000 lượt bạn đọc/năm. Đến 2025, bình
quân một phòng đọc thư viện cấp xã có 2.000 bản sách/năm và phục vụ 4.000 lượt bạn đọc/năm.
3.3. Tầm nhìn đến 2030
Mục tiêu đến 2030 là phát triển ngành Thư viện thành một trong những ngành tiên tiến, với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ cán bộ được chuẩn hóa góp phần chấn hưng văn hóa đọc, nâng cao trình độ dân trí đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
- Đối với Thư viện tỉnh: Phát triển Thư viện tỉnh thành một trong những đơn vị tiên tiến của ngành văn hóa thông qua việc tiếp tục đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện; Thúc đẩy hoàn thiện các hoạt động cung ứng các dịch vụ thư viện; Hỗ trợ tốt các hoạt động chuyên môn cho hệ thống thư viện cấp huyện, xã.
- Đối với hệ thống phòng thư viện cấp huyện: Tiếp tục đầu tư kiện toàn hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ cho hệ thống thiết chế thư viện huyện, đáp ứng nhu cầu văn hóa đọc tại địa phương và hỗ trợ hoạt động chuyên môn cho hệ thống thư viện/phòng đọc cấp xã. Căn cứ tình hình thực tiễn, xem xét tách hoạt động Thư viện khỏi Trung tâm VH,TT&DL huyện, và thành lập mới nhà Thư viện. Mục tiêu đến 2030, xây dựng mới 3-5 nhà Thư viện cấp huyện.
- Đối với hệ thống phòng thư viện cấp xã: Tiếp tục công tác xã hội hóa để hoàn thiện hệ thống thiết chế thư viện cấp xã. Mục tiêu đến 2030, 100% số xã có phòng thư viện đạt chuẩn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện xã với mô hình hoạt động tự quản.
3.4. Những giải pháp phát triển ngành Thư viện
- Hoàn thiện mô hình phòng Thư viện các cấp huyện/xã/thôn (cơ sở vật chất, thiết chế hoạt động, cán bộ phụ trách, nguồn tin,...) là giải pháp cơ bản phát triển ngành thư viện.
- Đổi mới cách thức hoạt động trong các công tác chuyên môn nghiệp vụ: công tác lưu trữ tư liệu và biên mục, số hóa tài liệu, phục vụ bạn đọc,… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu nhằm đưa văn hóa đọc trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Hà Tĩnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, như: triển lãm sách, báo, tạp chí; tổ chức hội nghị bạn đọc; thi đọc sách, giới thiệu, thuyết trình về sách; phối hợp với các nhà xuất bản, nhà sách để tặng sách, bán sách trợ giá cho học sinh, vùng sâu vùng xa,...
- Tăng cường công tác xã hội hóa để phát triển hệ thống thư viện và phát triển văn hóa đọc, như: vận động hệ thống trường học, các doanh nhiệp, tổ chức và
cá nhân tham gia xây dựng và phát triển văn hóa đọc; vận động tài trợ để phát triển văn hóa đọc như in sách, tặng sách, trao giải thưởng sách,…
- Đẩy mạnh hợp tác với tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước trong việc phát triển vốn tài liệu và các xu hướng tiên tiến trong phát triển hoạt động thư viện.
- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển đối với mô hình phòng đọc tư nhân.