Vào những dịp ngày lễ, ngày cưới, hoặc đón khách ở xa..., mọi người đều bày tiệc trong nhà mời khách hoặc cùng nhau đi nhà hàng ăn uống để chúc mừng, cùng chia vui, đây là lẽ thường tình của con người. Nhưng không nhất thiết phải quá phô trương lãng phí, nên chú ý nhiều đến lễ tiết.
1. Mời khách dự tiệc, nên mời trước, đến bữa mới thông báo sẽ tỏ ra không có lòng thành. Nếu là người cao tuổi, tốt nhất tự mình đi mời.
2. Trong nhà sắp có khách, trước đó cần dặn dò con cái, để chúng có sự chuẩn bị tâm lý, tránh tới lúc đó quá lo lắng hoặc sợ sệt. Nếu khách đem theo con trẻ, có thể để cho chúng cùng chơi với nhau, phải để đứa lớn trông nom đứa nhỏ. Khi ăn cơm, có thể để trẻ con ăn trước, tránh trong bữa ăn làm phiền khách. Con lớn có thể phân công cho một số việc, như mời thuốc, trà...
3. Chủ nhà ăn mặc không được quá tuỳ tiện, phải chỉnh tề. Nếu xuống bếp có thể mặc tạp dề, song khi tiếp khách cần bỏ ra.
4. Trước khi khách tới, cần ra cổng chờ đón đúng hẹn; sau khi khách tới nhà, treo áo xong chỉ cho khách nhà vệ sinh.
5. Thái độ tiếp đón khách cần tự nhiên, không khí cần thân mật hài hoà. Trên bàn tiệc cần kính trọng người già, quý trẻ con. Khi được chủ nhân mời, cần mời người lớn tuổi, sau đó gắp cho trẻ con. Tiếp đó theo thứ tự mời những khách ngang hàng, để tỏ ra bình đẳng. Khi chúc rượu vừa cần phải nhiệt tình, lại vừa phải tránh cưỡng ép việc chúc rượu quá nhiều.
6. Nếu có khách bận không tới dự tiệc, chủ nhân có thể nói rõ nguyên nhân một cách tóm tắt với khách có mặt ở đó.
7. Thời gian đợi đối với những khách không đúng giờ nói chung không quá 20 phút. Nhưng khi khách đến muộn tới, chủ nhân nên mời chào thân thiết.
8. Nói chuyện trên bàn tiệc nên nói những chuyện vui, tránh những vấn đề gây tranh luận, một khi có tranh cãi, chủ nhân nên tìm cách gỡ ra. Trong bữa tiệc nếu khách đánh vỡ bát đĩa do không cẩn thận, chủ nhân nên giữ thái độ ôn hoà bình tĩnh, an ủi một cách thích đáng.
9. Thời gian ăn tiệc không nên quá dài, sau bữa tiệc không được dùng
"thịnh tình" ép khách ở lại thêm. Cần để cho khách thoải mái theo thói quen sinh hoạt thông thường. Khi khách từ biệt cần tiễn ra ngoài cửa, đồng thời nhắc nhở xem có quên cái gì không.
9. Tặng quà
Tặng quà, không phải là để thoả mãn ước muốn của ai đó, cũng không phải là tỏ ra mình giàu có, mà là để biểu thị ý muốn chúc mừng, cảm ơn, an ủi đối với người khác. Thường chúng ta nói "của ít lòng nhiều". Vì vậy, khi chọn qùa thường là chọn những thứ đẹp và rẻ, có ý nghĩa kỷ niệm nhất định, có nét độc đáo, hoặc có chút giá trị nghệ thuật, hoặc là những món đồ mỹ nghệ, vật kỷ niệm nhỏ, thực phẩm, bó hoa, sách, đồ dùng hàng ngày thông thường... mà người nhận quà thích.
Quà nói chung cần phải tặng trực tiếp. Nhưng cũng có thể đưa tặng trước như dự cưới. Chúc tết, tặng quà tết có thể người giúp việc đưa tới hoặc gửi bưu điện. Lúc đó kèm thêm tên của người gửi tặng trên quà, cũng có thể viết vài dòng chúc mừng.