Người thân cũng như bạn

Một phần của tài liệu Ebook tài khéo ăn nói của người đàn ông (Trang 143 - 144)

Mọi người đều cho rằng cư xử với người thân của mình là một việc vô cùng đơn giản, khỏi phải cần lễ nghi, cũng chẳng phải chú ý tới phương thức gì. Song trong cuộc sống hiện thực, vẫn có nảy sinh mâu thuẫn, hiểu nhầm vì những chuyện vặt vãnh, làm cho quan hệ thân tình trở nên lạnh nhạt, xa xôi.

Sở dĩ như vậy, chủ yếu là vì nguyên nhân quá thân. Vì thân mật, nên gửi gắm vào nhau sự trông đợi quá cao đối với sự quan tâm của đối phương. Hơn nữa, lại không chú ý tới phương thức nói chuyện. Khi người thân có khuyết điểm hay không vừa lòng, mọi người sợ những cái đó sẽ ảnh hưởng tới tương lai và cuộc sống của người thân, liền can thiệp, chỉ trích, hoặc phê bình nghiêm khắc, đồng thời ép buộc đối phương tiếp nhận, do đó dẫn tới sự phản kháng. Còn bên kia, tuy có khuyết điểm, vẫn không muốn để người khác chỉ trích, đặc biệt không thể chấp nhận thái độ cứng rắn. Vì thế với người thân cũng cần chú ý một số phương thức phê bình sẽ tốt hơn.

Khi một người có thành tích, mọi người xung quanh đều ca ngợi, còn người thân thì lại cho rằng không cần thiết tỏ ra "ca ngợi giả tạo", hoặc sợ biểu dương sẽ làm cho anh ta "mọc thêm cánh", vì vậy cố ý dội chút nước lạnh. Dụng tâm là tốt, nhưng lại làm cho người đó cảm thấy thất vọng, buồn rầu. Cần phải biết rằng người trong một nhà sở dĩ thân mật, quan tâm lẫn nhau như vậy là vì thời gian sống với nhau khá dài, có nhiều điểm chung giống nhau. Nhưng bất kể thế nào, mỗi người rốt cuộc vẫn là một người độc lập. Mỗi người đều có suy nghĩ riêng của mình, có điểm giống nhau nhưng không có nghĩa là hoàn toàn giống nhau.

Vì vậy, khi cư xử với người nhà phải giống như đối xử với bạn bè vậy: Tôn trọng lòng tự trọng của đối phương, không nói quá lời; có thành tích cần phải khẳng định; có khó khăn cần kịp thời giúp đỡ.

Một số người đòi hỏi quá cao đối với người nhà. Khi họ có việc, bất kể người nhà có hay không có khả năng, họ vẫn trông đợi, hy vọng người nhà giúp đỡ thành công. Khi việc không thành thì trách cứ, cho rằng là không giúp đỡ hết mình. Đã là người trong một nhà, bạn có việc, anh ta chắc chắn phải giúp đỡ, không cần phải giục, anh ta cũng cố gắng hết sức. Giúp đỡ không xong nhất định là có chỗ khó nào đó. Anh ta không giúp được bạn vốn đã cảm thấy khó xử, lúc này bạn lại trách cứ anh ta, việc này có thể làm cho anh ta càng thêm đau lòng, hoặc ngược lại khiến cảm thấy không có nghĩa vụ phải giúp đỡ bạn nữa.

Một phần của tài liệu Ebook tài khéo ăn nói của người đàn ông (Trang 143 - 144)