Có những nhân viên nghiệp vụ đi đàm phán thường bị lâm vào cảnh tự đắc về mình. Nói tới sự từng trải, kinh nghiệm và quan điểm của mình như nước chảy, càng nói càng hăng, càng nói càng bay bổng. Nói một hồi lâu rồi mới cảm thấy như có sai sót gì đó, mới biết đã có nói một tràng rồi, quên cả việc chính.
Đúng vậy, đối phương có ấn tượng gì đối với việc bạn tự đắc về mình? Thoạt đầu đối phương có thể cảm thấy hết sức khâm phục năng lực và thành công của bạn. Một lát sau anh ta sẽ cảm thấy đắn đo, không biết là đối phương tốt hay xấu nữa. Tiếp nữa, anh ta sẽ cảm thấy chán, vì bạn toàn nói về bản thân mình. Nếu bạn tiếp tục nói, thậm chí anh ta còn coi thường bạn. Vì nói chung con người ta đều rất thích bộc lộ mình, thì càng vào những lúc người khác bộc lộ, thì càng muốn tự nói về mình một lát. Chúng ta đàm phán là để nhanh chóng hiểu được anh ta, hơn nữa khi anh ta liên tục nói về mình, trong lòng sẽ cảm thấy rất hài lòng, cũng sẽ thích tiếp xúc với bạn. Như vậy quan hệ giữa hai người sẽ ngày càng mật thiết. Bạn không nên tự thoả mãn mình, mà nên đắm chìm vào trong những sự việc mà đối phương hứng thú.
Để tránh việc đối phương cũng cảm thấy trống rỗng sau khi nói xong, sau khi nghe đối phương trình bày xong, bạn nên tổng kết và phân tích đối với những điều đối phương nói, nói với anh ta rằng hôm nay bạn học được không ít từ những lời nói của anh ta, bạn rất cảm ơn anh ta về buổi nói chuyện nhiệt tình với bạn, rằng bạn thích nghe anh ta nói chuyện.