Có một loại đàn ông làm cho các cô gái trẻ vừa trông thấy đã bị cho là "thằng cha đáng ghét làm bực cả mình". Kỳ thực, loại đàn ông này bị ghét không phải vì anh ta đã nói xấu cô ta hay phụ bạc cô ta, thế nhưng anh ta lại bị coi là người không được chào đón. Xét về bề ngoài, họ vừa không già lại chẳng phải xấu xa gì, nhưng tại sao lại bị chụp lên đầu cái mũ khó hiểu vậy?
Theo lời của một nhà liệu pháp ám thị người Pháp, dùng ám thị để tiêu trừ bệnh tật, nhưng dùng "bệnh thuyên giảm, bệnh thuyên giảm đi!", và "bệnh thuyên giảm, thuyên giảm đi!"thì hiệu quả của câu sau lớn hơn câu trước. Tóm lại, từ "bệnh" không may mắn này tốt nhất là loại bỏ khỏi tai của người nghe, cũng tức là tốt nhất nên tránh để xuất hiện trong lời ám thị.
Nếu từ "bệnh" được nhắc lại một lần nữa, trong cơ thể của người nghe ít nhiều tạo nên cảm giác đau đớn, đã là áp dụng liệu pháp ám thị để chữa bệnh, thì chữ "bệnh" nên cố gắng tránh, còn từ "thuyên giảm" thì càng nhắc lại càng thu được hiệu quả.
Cũng tương tự, trong cuộc sống thường ngày khi bạn nói những chuyện bình thường, nếu dùng quá nhiều những từ không may mắn, thì vô hình trung, hình tượng của bạn cũng bị tổn hại cùng với những câu chữ đó. Như những từ "bị đuổi việc, lương thấp, nhân viên quèn", bình thường bạn vô tâm nói ra, cũng chẳng liên quan gì tới mình, nhưng do bản thân từ đó không may mắn, dần dần sẽ để lại dấu ấn trong góc sâu tâm hồn đối phương, thế là bạn sẽ dễ dàng bị định hình, bị người khác cho là "người đàn ông mồm miệng xui xẻo".
Đặc biệt là phái nữ, họ vốn dễ dàng tiếp nhận những lời có tính ám thị, có ảnh hưởng lớn tới họ, vì vậy tuy chỉ là so sánh hoặc vô tình nói ra, nhưng
qua nhiều lần lặp lại, tật của ngôn ngữ sẽ làm cho phái nữ cảm nhận được tính ám thị trong đó. Do vậy, bạn chú ý không nói những lời không may quá nhiều thì mới không làm hại tới bản thân bạn.