được thế giới nội tâm của họ
"Các quý bà, xin hãy chuẩn bị sẵn hai chiếc khăn tay, một chiếc sẽ không đủ để các vị dùng đâu". Quảng cáo của một bộ phim bi kịch ái tình đã từng
lấy câu nói này làm lời hiệu triệu. Có lẽ thực tế cũng không tới mức như vậy, nhưng tại các rạp chiếu phim, khi chiếu được nửa cuộn, nhiều đàn ông cũng từng gặp cảnh người phụ nữ ngồi bên cạnh bỗng nhiên khóc nấc lên. Phụ nữ thường luôn đặt bản thân mình vào hoàn cảnh trong phim gọi là tâm lý "mộng ảo" của phái nữ. Những người phụ nữ tuy khóc nức nở trong rạp, nhưng sau đó lại bước ra khỏi rạp như chẳng có chuyện gì xảy ra, giữa mộng và hiện thực của cô ta hết sức gần nhau, đồng thời thường lẫn lộn với nhau. Kiểu lẫn lộn này rất dễ gây ra nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ngược lại các nhà kinh doanh lợi dụng nó lại có thể thuyết phục phụ nữ, hiệu quả rất rõ rệt.
Kết quả quảng cáo của một sản phẩm nước chống hôi miệng của Mỹ là một ví dụ. Trên một bức ảnh cỡ lớn, một cô gái trẻ đẹp, gợi cảm gục đầu vào vai một chàng trai tuấn tú, dòng chữ quảng cáo bên dưới là: "Có thể cô ấy đã làm cho anh ta chán ghét, mà lý do thực sự cô ấy chưa nhận ra". Qua dòng chữ và bức ảnh này, sẽ làm cho phụ nữ tưởng tượng tới trường hợp vì miệng mình hôi mà bị bạn trai ruồng bỏ. Thế là, trên cơ sở suy xét tới cuộc sống hiện thực của bản thân, phụ nữ thường hạ quyết tâm mua ngay thuốc phòng ngừa. Quảng cáo này được thiết kế chính là nhằm vào "tâm trạng mộng mơ như thật như ảo" của phụ nữ. Tất nhiên, thành công của quảng cáo cũng đã chứng minh tâm lý của phụ nữ.