Đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa thông qua công tác giám sát của Đảng và các quy định của Nhà nƣớc, góp phần đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 151 - 155)

- Tạp chí Kiểm tra Hình 2.2: Mô hình tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng

ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG 4.1 QUAN ĐIỂM PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ

4.2.2.2. Đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa thông qua công tác giám sát của Đảng và các quy định của Nhà nƣớc, góp phần đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực

của Đảng và các quy định của Nhà nƣớc, góp phần đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng

Thứ nhất, thực hiện tốt giám sát thường xuyên và tăng cường giám sát chuyên đề đối với tổ chức đảng và người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị để chủ động phòng

ngừa tham nhũng, tiêu cực. Công tác giám sát trong Đảng đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện Bộ Chính trị ban hành Quy định số 86-QĐ/TW, ngày 01/6/2017 (Quy định

86) về quy định giám sát trong Đảng. Tiếp đó UBKT Trung ương ban hành Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW, ngày 01/9/2017 hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy đinh 86 của Bộ Chính trị về giám sát trong Đảng. Giám sát là một trong những biện pháp quan trọng và thường xuyên để thực hiện các biện pháp phòng ngừa về tham nhũng, lãng phí của cán bộ, đảng viên, công chức.

Thời gian qua công tác công tác giám sát thường xuyên được cấp ủy, UBKT các cấp tiến hành đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa về tham nhũng, tiêu cực.

Hiện nay, hoạt động giám sát thường xuyên của UBKT các cấp đã trở thành nền nếp. UBKT Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Quy chế số 02- QC/UBKTTW (Quy chế 02), ngày 28-7-2017 của UBKT Trung ương: Quy chế công tác đối với cán bộ theo dõi địa bàn, lĩnh vực của Cơ quan UBKT Trung ương đối với các bộ, ngành thuộc các cơ quan hành chính cấp trung ương. UBKT cấp ủy trong các bộ, ngành đã thực hiện nhiệm vụ công tác giám sát thường xuyên có hiệu quả nắm bắt thông tin về tổ chức đảng và đảng viên để góp phần vào việc phòng ngừa về tham nhũng, lãng phí.

Đối với công tác giám sát chuyên đề được tổ chức chặt chẽ. UBKT Trung ương đã ban hành Quyết định số 150-QĐ/UBKTTW, ngày 19-5-2017 về quy trình giám sát chuyên đề đối với tổ chức đảng và đảng viên. Công tác giám sát chuyên đề của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và UBKT Trung ương cùng với UBKT các cấp ủy trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương đã tập trung vào lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về công tác cán bộ và thực hiện chức trách, quyền hạn được giao đối với tổ chức đảng và đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị.

Qua đó công tác giám sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy và UBKT Trung ương, UBKT các cấp ủy là một kênh qua trọng trong việc phòng ngừa tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.

Thứ hai, ban hành và thực hiện các quy định của Nhà nước, góp phần thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Một là, quy định về tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức.

Việc tặng quà và nhận quà tặng vốn là một phong tục, tập quán bình thường của

người Á Đông nói chung và của người Việt Nam nói riêng, thể hiện tình cảm hay sự biết ơn trong các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, phong tục này hiện nay đang có xu hướng bị lợi dụng để thực hiện hành vi đưa và nhận hối lộ.

Để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực thông qua thực hiện hành vi tặng quà và nhận quà tặng, từ khóa VIII (1996-2000) Bộ Chính trị đã ban hành Quy định “Những điều đảng viên không được làm”, trong đó có quy định đảng viên không được dùng công quỹ để thăm viếng, tiếp khách, tặng quà,...Quy định này tiếp tục được bổ sung, sửa đổi qua mỗi nhiệm kỳ đại hội Đảng.

Luật PCTN năm 2005 đã đưa ra các quy định có tính nguyên tắc và giao cho Chính phủ quy định chi tiết việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cán

bộ, công chức, viên chức. Đến 10/5/2007, Chính phủ đã ban hành Quy chế kèm theo Quyết định số: 64/2007/QĐ-TTg về việc “tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức”. Quy chế đã quy định cụ thể một số hiện vật gọi là quà. Đặc biệt, quy chế đã quy định một số hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong việc nhận quà: Cơ quan, đơn vị và cá nhân tặng quà có liên quan đến hoạt động công vụ do mình hoặc người mà mình nhận thay chịu trách nhiệm giải quyết (trước, trong và sau khi thực hiện công vụ) hoặc thuộc phạm vi quản lý; quà tặng của các cơ quan, đơn vị và cá nhân mà việc tặng quà đó không rõ mục đích; việc tặng quà có mục đích liên quan đến các hành vi tham nhũng. Đến nay, một số bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành quy chế, quy định cụ thể về việc tặng quà, nhận quà tặng đối với cán bộ, công chức trong cơ quan.

Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống, vẫn thường sách nhiễu, vòi vĩnh khi thi hành nhiệm vụ. Trong dịp tết đến, tệ đưa và nhận hối lộ dưới hình thức quà cáp biếu xén vẫn diễn ra thường xuyên. Tệ nạn phong bì gần đây đã trở thành phổ biến, là quốc nạn bởi nó đã trở thành “thông lệ” trong đời sống xã hội.

Để thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức, cấp ủy, các tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan cần có biện pháp tiếp tục giáo dục, nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, đảng viên trong cơ quan nắm vững các quy định, tự giác, nghiêm túc chấp hành đúng quy định. Cơ quan, đơn vị khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải giao lại quà tặng cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý quà tặng của cơ quan, đơn vị đó để xử lý theo quy định; cán bộ, công chức, viên chức khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp và nộp lại quà tặng cho cơ quan, đơn vị mình. Khi quà tặng được nộp lại cho cơ quan, đơn vị, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải tổ chức tiếp nhận, bảo quản và phải xử lý theo đúng quy định của Chính phủ, báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp và công khai trong cơ quan, đơn vị mình.

Hai là, thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức Kê khai tài sản là một trong những nội dung lớn của công khai, minh bạch. Hàng năm, cán bộ, đảng viên cần thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Đảng và Nhà nước để tránh che giấu, tẩu tán tài sản tham nhũng; ngoài việc kê khai tài sản của bản thân, cán bộ, công chức còn phải kê khai tài sản của vợ

hoặc chồng và con chưa thành niên. Tài sản phải kê khai bao gồm: nhà, quyền sử dụng đất; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá trị và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài; thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật. Kê khai tài sản phải trung thực và được công khai ở nơi công tác và nơi cư trú để quần chúng và nhân dân giám sát.

Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã có chủ trương từng bước mở rộng diện đối tượng kê khai tài sản, thu nhập và ghi rõ: “tiến tới tất cả đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đều phải kê khai tài sản”. Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) lại khẳng định: “Từng bước mở rộng diện kê khai… tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” yêu cầu: “Kê khai tài sản phải trung thực và được công khai ở nơi công tác và nơi cư trú”. Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) tiếp tục yêu cầu việc kê khai tài sản phải được công khai ở nơi công tác và nơi cư trú, đông thời yêu cầu cao hơn, là: “Từng bước mở rộng phạm vi công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức”.

Bộ Chính trị ban hành Quy định số 85-QĐ/TW, ngày 23/5/2017 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; UBKT Trung ương tiến hành tham mưu Quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý để triển khai thực hiện. Theo đó, UBKT Trung ương có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý là đểm mới đang được nghiên cứu triển khai thực hiện.

Căn cứ để xác minh tài sản là: khi có tố cáo về việc không trung thực trong kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai; có hành vi tham nhũng; phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi xét thấy cần thiết; theo yêu cầu của Hội đồng bầu cử hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; khi có căn cứ cho rằng việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý. Qua xác minh, nếu người bị kết luận là không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật sau: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; hạ ngạch. Người kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì không được ứng cử hoặc giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. Người dự kiến được

bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người dự kiến được phê chuẩn, bổ nhiệm thì bị xoá tên khỏi danh sách người ứng cử, không được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm.

Ba là, thực hiện khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Gần đây, Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư liên tịch về mức độ khen thưởng cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng; trong việc cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xử lý hành vi tham nhũng bị tố cáo, thu hồi tài sản tham nhũng cho Nhà nước.Theo đó, người tố cáo tham nhũng tùy theo mức độ sẽ được khen thưởng bằng nhiều hình thức như: Huân chương Dũng cảm; Bằng khen của Thủ tướng; Bằng khen của cấp Bộ, Ngành Trung ương… kèm theo giá trị thưởng bằng tiền theo quy định. Ngoài ra, các cá nhân còn được thưởng từ Quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ quản lý. Người tố cáo tham nhũng, giúp thu hồi cho Nhà nước tài sản có giá trị trên 600 lần mức lương cơ sở thì có thể được thưởng tối đa 3,4 tỷ đồng.

Thực hiện công khai việc trao tặng khen thưởng, trừ trường hợp có liên quan đến bí mật Nhà nước hoặc cá nhân được khen thưởng đề nghị không công khai. Đối với cơ quan đảng, cơ quan nhà nước đoàn thể chính trị - xã hội... ngoài việc khen thưởng như Thông tư liên tịch của Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ đã ban hành, Đảng và Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích xem xét, bổ nhiệm, đề bạt vị trí cao hơn đối với cá nhân có thành tích xuất sắc, phát huy cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác kiểm tra, phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong đơn vị mình, tự xử lý hoặc đề nghị cơ quan thuộc thẩm quyền xử lý nghiêm minh, đúng theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là khen thưởng những người có dũng khí, bản lĩnh, dám thực hiện những quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của họ, không để có những vụ, việc bê bối, bức xúc dư luận.

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 151 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w