Khái niệm công tác kiểm tra của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 39 - 41)

NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG

2.1.3.2. Khái niệm công tác kiểm tra của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

đảng viên trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

Thứ nhất, công tác kiểm tra của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên trong

các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương được xác định do cấp ủy và UBKT cấp ủy ở trung ương và các bộ, cơ quan ngang bộ ở trung ương thực hiện. Công tác

kiểm tra luôn mang tính Đảng sâu sắc bởi đây là hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương. Đồng thời cả quá trình kiểm tra đều phải tuân thủ nguyên tắc của Đảng, quy định của Điều lệ Đảng, Cương lĩnh của đảng và tiến hành kiểm tra một cách công khai, dân chủ, tập thể và có lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát.

Thứ hai, chủ thể kiểm tra của đảng đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương là cấp ủy, UBKT cấp ủy ở trung ương và các bộ, cơ quan ngang bộ bao gồm: ở trung ương: Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; UBKT Trung ương; ở các bộ, cơ quan ngang bộ bao gồm ban cán sự đảng, đảng ủy và UBKT đảng ủy các bộ, cơ quan ngang bộ.

Thứ ba, đối tượng kiểm tra, giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp

trung ương là các tổ chức đảng và đảng viên bao gồm: chi bộ, chi ủy, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các cơ quan tham mưu giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn; đảng viên. Đặc điểm đặc thù của công tác kiểm tra của Đảng đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thể hiện ở chỗ các cán bộ, đảng viên hoặc tổ chức đảng nêu trên khi được kiểm tra thì vừa là đối tượng vừa là đồng chủ thể kiểm tra. Là đối tượng kiểm tra, nên đảng viên hoặc tổ chức đảng thuộc cơ quan hành chính cấp trung ương được kiểm tra phải chấp hành nghiêm túc mọi yêu cầu, nội dung, quy trình, quy chế kiểm tra; là chủ thể kiểm tra, thì người đảng viên hoặc tổ chức đảng được kiểm tra không thụ động đứng ngoài cuộc mà phải chủ động, tự giác tham gia thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm trong cuộc kiểm tra. Do đó, người đảng viên nào thuộc đối tượng kiểm tra, nếu có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật song nếu khi tổ chức đảng chưa tiến hành thẩm tra, xác minh, chưa có kết luận và chưa có quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng thì người đó vẫn có tư cách đảng viên, là chủ thể của cuộc kiểm tra đang tiến hành. Đây cũng chính là đặc trưng mang tính đảng của chủ thể kiểm tra và đối tượng chịu sự kiểm tra.

Thứ tư, nội dung kiểm tra, giám sát là: việc thực hiện Cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên.

Thứ năm, phương pháp, biện pháp kiểm tra có tính đặc thù. Nghiên cứu công tác

kiểm tra của Đảng cũng cần phải phân biệt với công tác giám sát của Đảng bởi hai hoạt động này có sự phân biệt về thời điểm, biện pháp, đối tượng tác động trong từng

giai đoạn nhất định. Nếu như giám sát là hoạt động của Đảng được tiến hành thường xuyên hoặc theo chuyên đề là hoạt động không cần phải có biện pháp thẩm tra hoặc xác minh. Giám sát chỉ đơn thuần là theo dõi, quan sát, xem xét nên các kết luận giám sát chỉ là những đánh giá bước đầu. Trong khi đó, kiểm tra đòi hỏi phải có các biện pháp thẩm tra, xác minh như kiểm tra sự chấp hành của đối tượng kiểm tra thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đã xảy ra trong quá khứ, đã kết thúc. Kiểm tra còn được tiến hành cả việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đang thực hiện. Phạm vi, thời điểm kiểm tra rộng hơn phạm vi, thời điểm giám sát. Nếu như giám sát chỉ thông báo kết quả giám sát và những yêu cầu, kiến nghị nếu có, không kết luận và không có xử lý kỷ luật thì kiểm tra chấp hành phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, nguyên nhân làm rõ đúng, sai hoặc vi phạm của đối tượng kiểm tra, phải xem xét, kết luận kiểm tra. Do đó, về mức độ thì kiểm tra là biện pháp phòng ngừa, xử lý sâu hơn, kỹ lưỡng hơn, chặt chẽ hơn so với giám sát. Hơn nữa, kiểm tra trong đảng đối với cơ quan hành chính cấp trung ương còn thể hiện phương pháp tự kiểm tra và kiểm tra. Đây là hai phương pháp kiểm tra có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo nên tính đặc thù, khác hẳn các phương pháp của cơ quan bảo vệ pháp luật.

Như vậy, công tác kiểm tra của Đảng đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương là hoạt động do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy, ban cán sự đảng, UBKT Trung ương, UBKT cấp ủy các bộ, cơ quan ngang bộ xem xét, đánh giá, kết luận những ưu điểm, khuyết điểm của tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng theo quy định của Đảng (2).

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w