- Tạp chí Kiểm tra Hình 2.2: Mô hình tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng
2.4.1. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc
QUỐC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO Ở VIỆT NAM
2.4.1. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản TrungQuốc Quốc
Nhận thức rõ tâm quan trọng của công cuộc chống tham nhũng, Đảng Cộng sản Trung quốc đã coi chống tham nhũng là vấn đề sinh tử của Đảng và quốc gia, kiên trì chống tham nhũng một cách bài bản, có chủ thuyết, có quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, từ cán bộ cấp cao đến nhân dân. Đặng Tiểu Bình (cố lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước Trung quốc) đã từng nhấn mạnh: Không trừng trị tham nhũng, nhất là tham nhũng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Đảng, chúng ta thực sự sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất bại và nguyên Thủ tướng Chu Dung Cơ đã tuyên bố: "Nếu có 100 viên đạn, tôi sẽ dành 99 viên cho bọn tham nhũng và viên còn lại sẽ dành cho tôi nếu
cuộc chiến thất bại". Đảng và Nhà nước Trung Quốc, nhất là những người đứng đầu Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có quyết tâm chính trị cao và biến nó thành hành động cụ thể trong PCTN. Với chủ trương tiến hành đồng thời chống tham nhũng với phòng ngừa tham nhũng, lấy giáo dục làm cơ sở, lấy chế độ làm căn bản, lấy giám sát làm quan trọng; chống tham nhũng không chỉ chống những vụ tham nhũng lớn mà còn phải chống những vụ tham nhũng nhỏ; chống tham nhũng nhưng phải bảo đảm sự ổn định chính trị, phục vụ cải cách mở cửa và phát trển kinh tế của đất nước.
Về tổ chức PCTN, mặc dù Trung Quốc có nhiều tổ chức PCTN, nhưng họ lấy UBKT - Kỷ luật của Đảng làm trung tâm và điều phối các lực lượng PCTN. UBKT - Kỷ luật do đại hội đảng cùng cấp bầu và có vai trò rất quan trọng trong công tác chống tham nhũng, được Đảng trao cho các quyền năng pháp lý đủ mạnh để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng, chống vi phạm kỷ luật hành chính.
Đại hội Đảng lần thứ XIV (1992), Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra quyết sách quan trọng về đẩy mạnh cuộc đấu tranh PCTN. UBKT - Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc đã tổng kết kinh nghiệm lịch sử và dựa vào tình hình thực tế về cải cách mở cửa, xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN của Trung Quốc, đã đề ra tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc cơ bản, thể chế hoạt động chống tham nhũng, nhấn mạnh ba mảng công tác quan trọng cần phải làm trong quá trình PCTN. Đó là: "Tự rèn luyện tính liêm khiết và chấp hành kỷ luật của cán bộ lãnh đạo; điều tra các vụ án lớn, án điểm; uốn nắn tác phong sai lệch của các bộ, ngành".
Đại hội lần thứ XVI (2002), Hội nghị lần thứ 2 UBKT - Kỷ luật Trung ương đã đề ra kế hoạch giám sát nội bộ Đảng, tăng cường giám sát đối với cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp bộ. Hội nghị đã yêu cầu cán bộ lãnh đạo, đảng viên phải chịu sự giám sát của tổ chức đảng và quần chúng nhân dân; đồng thời mở rộng dân chủ, công khai thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, đảng viên, quần chúng giám sát lãnh đạo. Trọng tâm công tác đấu tranh chống tham nhũng của UBKT - Kỷ luật là góp phần thiết lập hệ thống mới về đánh giá kết quả công việc trên cơ sở có sự đóng góp ý kiến của các nhân viên trong tổ chức và gắn với các biện pháp khuyến khích vào hệ thống đó. Coi trọng việc phát hiện và trừng phạt những kẻ tham nhũng có chức vụ cao để có tác dụng cảnh báo, giáo dục, răn đe, ngăn chặn; đồng thời không coi nhẹ việc xử lý người giữ chức vụ hoặc công vụ ở cấp thấp có hành vi tham nhũng, vi phạm kỷ luật hành chính. Chú trọng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ làm trong sạch đội ngũ cán bộ, thông qua giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao tố chất của cán bộ, đưa tác phong cán bộ vào quy phạm…
Chế độ tuần thị là một hình thức giám sát từ trên xuống dưới, được xem như một công cụ hữu hiệu trong việc giám sát trong Đảng, được đưa ra từ Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của UBKT kỷ luật Trung ương khóa XIV trong kế hoạch “Lựa chọn cán bộ xuống các địa phương và ban ngành tiến hành giám sát” Đại hội XVII (2007) của Đảng Cộng sản Trung Quốc quy định chế độ tuần thị vào Điều lệ Đảng để thực hiện. Năm 2009 Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành “Điều lệ công tác tuần thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (thí điểm thực hiện)”, công tác tuần thị chính thức được coi là một chế độ giám sát trong Đảng.
Từ sau Đại hội XVIII (2012) của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có những bước phát triển mới. Chế độ tuần thị được quy định trong Điều lệ Đảng và thực hiện ở cấp Trung ương và cấp tỉnh. Đã thực hiện chế độ tuần thị từ cấp huyện trở xuống, theo đó cấp cơ sở cũng phải thực hiện tuần thị để thực hiện sâu sắc hơn chế độ tuần thị.Theo đó, tổ chức đảng các cấp và đảng viên Đảng Cộng sản tiến hành giám sát và đôn đốc tình hình tu dưỡng đạo đức của cán bộ, đảng viên, tình hình tổ chức đảng các cấp thực hiện các quy định và Điều lệ Đảng, việc thi hành quyền lực của các cán bộ, đảng viên thông qua hình thức như kiểm tra, đánh giá, báo cáo lên trên và xử lý theo Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong chế độ kiểm soát quyền lực của Đảng, đáng chú
ý là chế độ tuần thị của Trung ương Đảng. Đây là hình thức kiểm tra từ trên xuống dưới, là công cụ hữu hiệu để kiểm soát quyền lực.
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành “Điều lệ công tác tuần thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc” gồm 7 chương, 42 điều. Về nội dung tuần thị kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, để thúc đẩy tăng cường sự nghiệm minh toàn diện trong Đảng, bảo vệ uy tín vai trò lãnh đạo thống nhất của Đảng. Qua tuần thị phát hiện vấn đề trách nhiệm, tạo sự răn đe, thúc đẩy cải cách và thúc đẩy phát triển.Về phương thức tổ chức chức thực hiện thành lập nhóm (tổ) tuần thị (Trung ương đảng, cấp ủy, UBKT). Đến nay cấp Trung ương đã lập 15 đoàn tuần thị, mỗi đoàn từ 20 - 30 người (có trưởng đoàn, phó đoàn, thành viên) thực hiện chế độ tuần thị trên 3 nguyên tắc: Trưởng nhóm không cố định, đối tượng không cố định, quan hệ nhóm và đối tượng không cố định. Việc thực hiện song song với tuần thị hàng ngày và tuần thị thực hiện các vấn đề cụ thể (địa phương, cơ sở thì tiến hành tuần thị hàng ngày là chính, Trung ương thì tuần thị thực hiện các nhiệm vụ cụ thể là chính. Để thực hiện có chất lượng, hiệu quả tuần thị, UBKT kỷ luật các cấp thực hiện 12 biện pháp tuần thị, trong đó có 8 biện pháp truyền thống và 4 biện pháp mới được bổ sung. Về quy trình thực hiện tuần thị gồm 3 bước:
Một là, tiếp nhận thông tin báo cáo qua đơn thư phản ánh, sau đó nghiên cứu, xem xét đưa ra phương án xử lý; hai là, tiến hành gửi thư để tìm hiểu cho đối tượng bị tố cáo phải báo cáo giải trình và phải được cấp trên cơ quan đó ký tên, xác nhận gửi cho đoàn tuần thị; ba là, tiến hành nghiên cứu, xem xét, làm rõ vấn đề sơ bộ, nếu thấy hành vi sai trái với kỷ luật, kỷ cương thì có biện pháp giải quyết theo quy định.
Đây là biện pháp sáng tạo quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bảo đảm giám sát “không có vùng cấm, không có vùng trống, không có ngoại lệ, không có góc chết, không có nhân nhượng, không có điểm dừng”. Theo chế độ này, đối tượng thuộc diện kiểm tra rất rộng; thành viên khu vực và thành viên đơn vị tuần thị không cố định; lập danh sách tổ trưởng tổ tuần thị, tiến hành chế độ luân phiên làm tổ trưởng; địa điểm và đơn vị tuần thị được lựa chọn ngẫu nhiên chứ không cố định. Thông qua đó bảo đảm phòng ngừa sự nảy sinh mối quan hệ không minh bạch giữa thành viên tuần thị và đối tượng tuần thị. Công tác tuần thị chú trọng “phát hiện vấn đề” chứ không phải việc “lấy thành tích”. Chế độ tuần thị ở Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hàng rào chống tham nhũng, thoái hóa, biến chất; tăng cường vai trò giám sát việc chấp hành kỷ luật; tăng cường tác dụng răn đe của công tác chống tham nhũng; thúc đẩy cải cách trong kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong Đảng. Những bước phát triển và điểm mới này giúp chế độ tuần thị trong Đảng phát huy được tác dụng tích cực trong công tác xây dựng liêm chính trong Đảng và chống tham nhũng của Trung Quốc.
Vừa qua khai mạc Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đề xuất thành lập và mở rộng mô hình thí điểm Ủy ban giám sát cấp nhà nước, tỉnh, thành phố, huyện. Cơ quan này sẽ giám sát các hoạt động quyền lực, tăng cường quản lý giám sát thường ngày đối với đảng viên, lãnh đạo, cán bộ, thực hiện giám sát tất cả công chức thi hành quyền lực công. Hiện nay Trung Quốc thành lập Ủy ban giám sát quốc gia (NSC). Cơ quan này sẽ tích hợp UBKT- kỷ luật Trung ương của Đảng (CCDI) với nhiều bộ, ngành tư pháp và chấp pháp của Trung Quốc có nhiệm vụ chống tham nhũng. Cơ quan chống tham nhũng mới sẽ giám sát hoạt động của các cơ quan trên toàn quốc, từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp thị xã. Cơ quan này có khả năng điều tra, xét hỏi, lục soát, bắt giữ và có những biện pháp kỷ luật không chỉ đối với đảng viên tình nghi tham nhũng mà là mọi cá nhân làm việc trong lĩnh vực công.
Do vậy từ Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, công tác chống tham nhũng ở Trung Quốc đã mở ra một cục diện hoàn toàn mới, trong một thời gian ngắn đã đạt được nhiều thành tựu thu hút sự chú ý cả thế giới. Trong năm năm
thực hiện kế hoạch Chống tham nhũng 2013 - 2017, theo Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc với chủ trương “đả hổ, diệt ruồi” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, UBKT- Kỷ luật Trung ương (CCDI) đã tiến hành điều tra hơn 70.000 quan chức từ cấp quận/huyện với cáo buộc tham nhũng, qua đó xử lí, kỷ luật nhiều trường hợp sai phạm là các quan chức cấp cao. Báo cáo của CCDI đã liệt kê các quan chức cấp cao bị xử lý và kỷ luật trong chiến dịch chống tham nhũng trên như cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai (Bo Xilai), 2 cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là Từ Tài Hậu (Xu Caihou) và Quách Bá Hùng (Guo Boxiong), cùng 2 cựu phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) là Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua) và Tô Vinh (Su Rong). Ngoài ra, có tới 1,34 triệu đảng viên và quan chức ở các thành phố nhỏ cùng với 648.000 đảng viên và cán bộ ở các khu vực nông thôn cũng đã bị kỷ luật trong giai đoạn này [109]. Đạt được những kết quả như trên trước tiên phải kể sự lãnh đạo quyết liệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đặc biệt là, quyết tâm chính trị mạnh mẽ của người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc là ông Tập Cận Bình.
Trung Quốc là một quốc gia có nhiều điểm tương đồng về thể chế chính trị với Việt Nam, nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng và vị trí, vai trò UBKT của Đảng trong PCTN. Do vậy qua nghiên cứu PCTN của Trung Quốc có thể vận dụng vào Việt Nam một số nội dung như sau: Thứ nhất, công tác PCTN cần đặt dước sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng Cộng sản. Thứ hai, lấy UBKT của Đảng làm trung tâm và điều phối các lực lượng PCTN. UBKT do đại hội đảng cùng cấp bầu và có vai trò rất quan trọng trong công tác PCTN, được Đảng trao cho các quyền năng pháp lý đủ mạnh để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng, chống vi phạm kỷ luật hành chính. Thứ ba, từng bước nghiên cứu thực hiện chế độ tuần thị và cơ chế giám sát trong Đảng, để tiến tới thành lập cơ quan giám sát nhà nước thực hiện chế độ giám sát và kiểm soát quyền lực bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ PCTN trong bộ máy nhà nước và trong cả hệ thống chính trị.