- Tạp chí Kiểm tra Hình 2.2: Mô hình tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng
ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG 4.1 QUAN ĐIỂM PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ
4.2.1.4. Xây dựng hoàn thiện tổ chức bộ máy cấp ủy của các bộ, ngành và cơ chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra với cấp, tổ chức đảng có liên quan, cùng
cơ chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra với cấp, tổ chức đảng có liên quan, cùng với cơ chế phối hợp giữa ngành kiểm tra Đảng với thanh tra, kiểm toán và điều tra, truy tố, xét xử trong phòng, chống tham nhũng, giám sát quyền lực nhà nước
Thứ nhất, nghiên cứu xem xét loại bỏ mô hình BCS đảng hoặc đảng đoàn trong
các bộ, ngành, không để trong một cơ quan, đơn vị đồng thời tồn tại hai tổ chức đảng (BCS đảng, đảng đoàn cùng với đảng bộ của cơ quan, đơn vị). Đồng thời chuyển giao chức năng, nhiêm vụ của BCS đảng, đảng đoàn cho Đảng ủy cơ quan, nhất là chức năng lãnh đạo nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành và công tác tổ chức cán bộ.
Vấn đề nêu trên một số ý kiến chuyên gia cho là rất phù hợp và luận giải như sau: Xuất phát từ việc do phương thức lãnh đạo của Đảng không lãnh đạo trực tiếp với Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ngành mà phải lãnh đạo thông qua tổ chức đảng, do vậy đã hình thành mô hình BCS đảng và đảng đoàn, đây là một trong sáng tạo để thực hiện phương thức Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề này nẩy sinh trong bộ, ngành cơ quan Nhà nước đồng thời có hai tổ chức đảng là BCS đảng hoặc đảng
đoàn và đảng bộ (đảng ủy) dẫn đến vai trò của tổ chức đảng (đảng bộ) rất hạn chế không thể hiện vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, khi xóa bỏ BCS đảng, đảng đoàn phát sinh vấn đề về thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng không trực tiếp với cơ quan Nhà nước. Để khắc phục vấn đề này cần đưa ra cơ chế để Đảng lãnh trực tiếp với tổ chức đảng cấp dưới (cách cấp), vì thông thường Trung ương lãnh đạo trực tiếp với tổ chức đảng trực thuộc (tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương), trên thực tế các đảng bộ trong cơ quan Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ngành cơ bản là đảng bộ cấp trên cở (cấp huyện). Đồng thời thực hiện mô hình nhất thể hóa chức danh lãnh đạo nhà nước với tổ chức đảng, bí thư cấp ủy là lãnh đạo chủ chốt đơn vị (bộ trưởng là bí thư đảng ủy bộ, bí thư tỉnh ủy là chủ tịch UBND...) ngoại trừ Công an và Quân đội. Trên có sở đó bố trí cấp ủy viên và UBKT cấp ủy trong các bộ, ngành trung ương cơ bản là chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng đảng và kiểm tra, gián sát, trong đó có PCTN và giám sát, kiểm soát quyền lực ở cơ quan, đơn vị mình.
Đồng thời cấp ủy trong các bộ, ngành cơ quan hành chính cấp trung ương cần tăng cường chỉ đạo phối hợp giữa UBKT cấp ủy và thanh tra trong các bộ, ngành trong thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra, kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ khác trong phạm vi ngành, lĩnh vực, nhất là những nội dung có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ PCTN, lãng phí theo yêu cầu đề ra. Trong đó, UBKT các cấp chủ động phối hợp với các tổ chức đảng có liên quan để tham mưu, giúp cấp ủy ban hành và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả quy chế phối hợp giữa UBKT với các tổ chức đảng, cơ quan liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, trong đó có đấu tranh PCTN. Nâng cao chất lượng trao đổi, cung cấp thông tin giữ ủy ban kiểm tra với các tổ chức đảng, chi bộ, tổ chức nhà nước, MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng trong đó có vấn đề tham nhũng. Đổi mới hình thức và phương pháp, nâng cao trách nhiệm phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra của các cơ quan nhà nước, với công tác giám sát của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội. Tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin về tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm tham nhũng của các cơ quan giám sát, thanh tra, kiểm toán, bảo vệ pháp luật, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội với ủy ban kiểm tra các cấp.
Thứ hai, nghiên cứu đề xuất xây dựng Quy chế phối hợp giữa UBKT Trung
ương với Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra Bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án trong PCTN (như trao đổi, chia sẻ thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về PCTN; phối hợp xem xét, làm rõ vụ việc tham nhũng; chuyển vụ việc tham nhũng có dấu hiệu tội phạm giữa các cơ quan để xem xét, xử lý theo thẩm quyền; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và phối hợp kiến nghị chính sách, giải pháp PCTN). Trong đó, phối hợp chặt chẽ giữa UBKT với các ngành thanh tra, kiểm sát, công an, tòa án, kiểm toán, Nội chính và Ban Chỉ đạo PCTN các cấp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đấu tranh PCTN, nhất là việc phối hợp trong giải quyết những vụ việc trọng tâm, trọng điểm, có liên quan đến nhiều ngành chức năng.
Đồng thời phối hợp giữa UBKT các cấp ủy trước hết là UBKT Trung ương với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan có liên quan trong đấu tranh PCTN và giám sát, kiểm soát quyền lực. Trong đó, UBKT có quyền điều phối các cơ quan bảo vệ pháp luật tham gia thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết tố cáo đảng viên là cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý có dấu hiệu vi phạm tham nhũng, cố ý làm trái và được sử dụng các biện pháp nghiệp vụ như trong công tác điều tra, truy tố, xét xử theo yêu cầu của UBKT.