Khái niệm công tác phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 47 - 51)

- Tạp chí Kiểm tra Hình 2.2: Mô hình tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng

2.1.4.1.Khái niệm công tác phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

hành chính nhà nước cấp trung ương

Để thực hiện đấu tranh với các hành vi tham nhũng pháp luật quốc tế và các quốc gia đã đề ra nhiều biện pháp phòng ngừa, từng bước ngăn chặn, kiềm chế và đẩy lùi tệ nạn này. Theo từ điểm Tiếng Việt: “phòng ngừa là phòng trước không để cho cái xấu, cái không hay nào đó xảy ra” [102, tr.1005]; “chống là hoạt động ngược lại, gây trở lực cho hành động của ai đó hoặc cho tác động của cái gì” [102, tr.230]. Theo đó, PCTN cơ bản tập trung trước hết vào việc xác định các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu như kiểm tra, thanh tra, giám sát… do các chủ thể khác nhau thực hiện nhằm không để hành vi tham nhũng xảy ra và nếu xảy ra thì có biện pháp khắc phục hậu quả.

Ngoài ra cũng có cách tiếp cận mang tính đặc thù, đó là coi việc “phòng ngừa tham nhũng” là một nội dung cấu thành của “chống tham nhũng”. Theo đó, chống tham nhũng bao gồm trước hết là phòng ngừa và chủ yếu là phòng ngừa, làm cho hành vi tham nhũng không có hoặc ít có cơ hội hình thành. Việc phòng ngừa này được thực hiện trên cơ sở quy định chặt chẽ chức trách, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, các nhân có thẩm quyền thuộc cơ quan nhà nước. Cùng với phòng ngừa là việc phát hiện, xử lý tham nhũng được thực hiện tương tự như việc phát hiện, xử lý các hành vi phạm tội khác nhau một cách nghiêm minh. Việc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh hành

vi tham nhũng được xem là biện pháp được thực hiện sau quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát do các chủ thể có trách nhiệm thực hiện. Nếu xử lý nghiêm minh hành vi tham nhũng thì hiệu quả của công tác phòng ngừa tham nhũng cũng được nâng cao, đồng thời là động lực cho hoạt động phòng ngừa tham nhũng được tiến hành thường xuyên và liên tục.

Như vậy, PCTN được hiểu là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi

trách nhiệm, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật. Trong các cơ quan, tổ

có cơ cấu tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, có phương thức và biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, có đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra chuyên nghiệp, công tâm. Do đó, công tác kiểm tra của Đảng là một trong những phương thức PCTN có hiệu quả. Thông qua công tác kiểm tra việc thực hiện các Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được đảm bảo thực hiện đúng đắn trong thực tiễn và phát hiện được những mâu thuẫn, bất cập, kẻ hở của cơ chế, chính sách dẫn đến tham nhũng, từ đó làm tốt công tác dự báo tham nhũng có thể xảy ra để đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Qua công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp, nhất là kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và giải quyết đơn thư tố cáo tổ chức đảng, đảng viên đã phát hiện nhiều vụ vi phạm chế độ, chính sách, tham ô, chiếm dụng tài sản của Nhà nước, tập thể. Như vậy công tác kiểm tra của Đảng các vụ tham nhũng được phát hiện sớm, kịp thời nên ngăn chặn được sớm hậu quả xảy ra.

Công tác kiểm tra của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên, trong đó có đối tượng là cán bộ, đảng viên đang giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị đang nắm giữ quyền lực và thực thi pháp luật nhằm phát hiện biểu hiện tham nhũng, lãng phí và kiến nghị các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khác. Hơn nữa, trong điều kiện một đảng cầm quyền việc kiểm tra để các đảng viên chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, pháp luật nhà nước làm cho tham nhũng không thể phát tác, có đất sống để tồn tại. Bởi vì, người đảng viên vẫn luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: "đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Vì vậy, “Đảng phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đảng để phát huy ưu điểm, phòng ngừa và khắc phục kịp thời khuyết điểm; kiểm tra, giám sát công tác, năng lực và phẩm chất của cán bộ, đảng viên, xây dựng tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và cán bộ, đảng viên ngày càng trong sạch, vững mạnh” [23, tr 278].

Công tác phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng được xác định: là hoạt động kiểm tra do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban cán sự đảng của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ tiến hành cùng với công tác kiểm tra, giám sát của UBKT Trung ương, UBKT đảng ủy của các bộ, cơ quan ngang bộ đối với tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.

Công tác PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng chính là việc Đảng, các tổ chức của Đảng, đảng viên

thông qua công tác kiểm tra của Đảng phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng và phát hiện, chống lại các hành vi tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương. Trong hệ thống các cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính cấp trung ương là hệ thống cơ quan có vị trí pháp lý quan trọng, thực hiện thẩm quyền hành chính của Nhà nước. Công tác tổ chức, điều hành nền hành chính và quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực là cơ sở để các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương tiến hành các hoạt động nhằm mục đích duy trì hoạt động của Nhà nước và đảm bảo mối liên hệ với nhân dân. Tuy nhiên, chính trong các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước luôn tiềm ẩn những giá trị có thể bị xâm hại, những lợi ích có thể bị các cá nhân có thẩm quyền, có chức vụ lạm dụng quyền lực để tư túi. Do đó, nếu chỉ chống thì thiệt hại xảy ra sẽ lớn bởi sự lan toả ở phạm vi rộng lớn trên địa bàn cả nước và cấp độ cũng khó lường bởi đó là sự thiệt hại từ trung ương đến địa phương. Hơn nữa, đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương, sự thiệt hại từ hành vi tham nhũng là cấp số nhân bởi không chỉ thiệt hại đến tài sản của nhà nước, kinh tế quốc dân mà còn thiệt hại đến uy tín của nhà nước, có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ, hoặc tiêu vong cả dân tộc. Nếu phòng tham nhũng đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương không có hiệu quả thì việc chống sẽ không có hiệu quả cao bởi lúc đó sự khắc phục thiệt hại cho dù là nhỏ nhất sẽ khó khăn và tốn nhiều nguồn lực vật chất, con người, thời gian. Do đó, đối với đối tượng để PCTN là cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương, việc tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng đòi hỏi phải chú trọng công tác kiểm tra, giám sát của cả hệ thống chính trị, trong đó, công tác kiểm tra của Đảng có vai trò quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng và hiệu quả.

Phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng được hiểu là việc Đảng đưa ra đường lối, chủ trương, nghị quyết về phòng tham nhũng, chỉ đạo, lãnh đạo các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng. Đồng thời chỉ đạo cấp ủy, UBKT cấp ủy đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát thông qua đó nâng cao nhận thức; phát hiện và chỉ ra bất cập, kẽ hở trong cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung; cảnh báo, ngăn chặn hành vi tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương, kiến nghị những biện

pháp xử lý, giải quyết hậu quả do hành vi tham nhũng của cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thực hiện.

Chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng được cấp ủy, UBKT cấp ủy tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát của nhằm phát hiện các biểu hiện và hành vi tham nhũng như: tiếp nhận, xử lý đơn thư tố cáo, thông tin phản ánh của báo chí, dư luận xã hội; thông qua thông tin liên quan đến các tổ chức đảng, đảng viên qua kiểm điểm phê bình và tự phê bình, qua phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, xét xử; thông qua kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm...Trên cơ sở xử lý hành vi tham nhũng của tổ chức đảng và đảng viên về đảng và chuyển cơ quan nhà nước xử lý chính quyền tương ứng, đồng thời chuyển cơ quan điều tra, xét xử truy cứu trách nhiệm hình sự (trường hợp vi phạm pháp luật hình sự).

Phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ, mật thiết với nhau, là hai mặt của một vấn đề trong một thể thống nhất. Phòng tham nhũng là việc thông qua công tác kiểm tra của Đảng ngăn ngừa tham nhũng từ trước để hành vi tham nhũng không thể xảy ra. Việc phòng ngừa tham nhũng tốt, hành vi tham nhũng không xảy ra thì không phải chống tham nhũng. Ngược lại, chống tham nhũng mặc dù là các hoạt động thực hiện sau khi hành

vitham nhũng xảy ra, có tác dụng hỗ trợ cho việc phòng tham nhũng, nó giúp cho việc cảnh báo, răn đe những người có ý định tham nhũng không dám tham nhũng hoặc tránh những nguy cơ tham nhũng. Không thể chống tham nhũng có hiệu quả nếu không coi trọng việc phòng ngừa tham nhũng. Đồng thời, không thể phòng tham nhũng có hiệu quả nếu không coi trọng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: tăng cường kiểm tra, giám sát không để tạo kẻ hở cho bọn tham ô, lãng phí, quan liêu đục khoét.

Từ những vấn đề nêu trên có thể rút ra khái niệm PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng như sau: PCTN

trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm của Đảng là việc Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy đảng, ban cán sự đảng của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cùng với UBKT trung ương, UBKT cấp ủy đảng của các bộ, cơ quan ngang bộ dựa vào các quan điểm, chủ trương,

Điều lệ, Cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, căn cứ pháp luật của nhà nước thông qua hoạt động công tác kiểm tra thực hiện các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng của các cán bộ, công chức là đảng viên trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương (3).

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 47 - 51)