Đặc điểm của phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 51 - 53)

- Tạp chí Kiểm tra Hình 2.2: Mô hình tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng

2.1.4.2. Đặc điểm của phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng

chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng

Nghiên cứu PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp

trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng có đặc trưng nổi bật nhất đó là công tác kiểm tra của Đảng thuộc hoạt động trong nội bộ đảng, vì vậy phải thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về công tác kiểm tra.

Thứ hai, mục đích của công tác kiểm tra của Đảng đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương là để giáo dục, rèn luyện, làm cho tổ chức đảng, đảng viên

trong cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thực sự trong sạch, vững mạnh, không có bất kỳ hành vi và biểu hiện tham nhũng nào. Khi tiến hành công tác kiểm tra phải chỉ rõ được những ưu điểm trong công tác phòng, chống tham nhũng để phát huy, phát hiện các nhân tố mới, điển hình tiên tiến để phổ biến, nhân rộng; chỉ ra được khuyết điểm, yếu kém để khắc phục, sửa chữa; với đặc trưng này, công tác kiểm tra đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, không để đến khi có tham nhũng, thiệt hại tài sản của nhà nước, mất uy tín của đảng mới kiểm tra; khi phát hiện có vi phạm phải xử lý kịp thời, đến mức phải kỷ luật thì phải kết luận, kỷ luật nghiêm minh.

Thứ ba, chủ thể tham gia PCTN là cấp ủy ở trung ương và các bộ, ngành bao

gồm: Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; cấp ủy đảng, ban cán sự đảng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiện. Cùng với UBKT Trung ương và UBKT các các cấp ủy của các bộ, cơ quan ngang bộ trong thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của Đảng.

Thứ tư, đối tượng PCTN là tổ chức đảng, đảng viên là những người có chức vụ,

quyền hạn làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước ở các cơ quan trung ương, có trọng trách lớn, có ảnh hưởng sâu rộng trong mọi mặt của đời sống xã hội, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng địa vị công tác được giao để không làm hoặc làm trái với

công vụ mà mình phải thực hiện để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, của cơ quan, đơn vị và của người dân, thỏa mãn lợi ích cá nhân hoặc cho người khác, hay nhóm người mà mình quan tâm. Với đối tượng phòng, chống tham nhũng đặc thù này, công tác kiểm tra của đảng luôn xác định là công việc khó khăn bởi phải tiến hành kiểm tra đối với những người chức vụ quan trọng trong cơ quan hành chính nhà nước, có vị trí công tác đủ để kiểm soát thông tin và có thể che đậy hành vi tham nhũng một cách tinh vi khó phát hiện, số đối tượng tham gia có thể đơn lẻ, có thể cấu kết theo nhóm lợi ích nhiều cấp, nhiều ngành, có tổ chức nên việc kiểm tra của Đảng rất khó khăn, phức tạp.

Thứ năm, vai trò kiểm tra của Đảng trong phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương nhằm bảo vệ uy tín của Đảng, bảo vệ chế độ, phát hiện ra những điểm bất cập, mâu thuẫn trong chính sách, pháp luật PCTN. Đồng thời, thông qua hoạt động kiểm tra của Đảng, nhiều hành vi tham nhũng được phát hiện mang tính răn đe, giáo dục không chỉ với cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng là cơ quan hành chính cấp trung ương đang bị kiểm tra mà còn có giá trị giáo dục cho cả tập thể, tổ chức đảng, góp phần chỉnh đốn đảng, ngăn chặn có hiệu quả các tác dụng xấu do hành vi tham nhũng gây ra, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, duy trì và đổi mới văn hoá công sở, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Thứ sáu, lĩnh vực PCTN là rất rộng có tham nhũng cá nhân lẫn tham nhũng theo nhóm, gọi là “lợi ích nhóm”, có tổ chức, có chủ mưu, thao túng vào tổ chức, thể chế và chính sách cùng những người có trọng trách; có tham nhũng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; có tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý đất đai, tài sản, quản lý kinh tế, tài chính, ngân hàng, chính sách, xã hội; có tham nhũng trong công tác cán bộ thuyên chuyển, cất nhắc, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, chạy danh, chạy chức, chạy quyền...

Thứ bảy, tùy theo tính chất, mức độ mà tiến hành các biện pháp phù hợp, nhưng

cơ bản tiến hành theo phương pháp công tác kiểm tra của Đảng phải công khai, dân chủ, chính xác và luôn quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo. Do đó, công tác kiểm tra của Đảng nhằm đấu tranh với các việc làm sai trái, góp phần bảo đảm cho đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng được chấp hành nghiêm chỉnh, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng, chống tệ quan liêu, nạn tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, những cán bộ tham ô, hối lộ và trù dập người tích cực đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, dung túng, bao

che cho tội phạm; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, phụ trách cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, trù dập, ức hiếp cán bộ, đảng viên, nhân dân theo kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước. Hiệu quả phương pháp công tác kiểm tra của Đảng trong hoạt động kiểm tra PCTN được thể hiện rõ ở tính giáo dục, thuyết phục và cảnh báo, răn đe để ngăn ngừa hành vi vi phạm. Đồng thời phải dựa trên nguyên tắc kết hợp với xây và chống, lấy xây làm chính; chống phải kiên quyết, nghiêm minh và lấy chống để xây. Coi trọng phòng ngừa, nhưng xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi tham nhũng; thực hiện PCTN một cách chủ động, kiên quyết và đồng bộ. Đấu tranh chống tham nhũng phải khẩn trương, kiên quyết, nhưng không gây không khí nặng nề, căng thẳng, phải tạo ra động lực cho các hoạt động đúng pháp luật, tạo môi trường lành mạnh và ổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w