Điều kiện chính trị

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 73 - 75)

- Tạp chí Kiểm tra Hình 2.2: Mô hình tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng

2.3.1. Điều kiện chính trị

Yếu tố quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả của cuộc đấu tranh PCTN trong bộ máy nhà nước và cả hệ thống chính trị là sự lãnh đạo của Đảng. Điều 4, Hiến pháp năm 2013 đã xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quan trọng nhất, cơ bản nhất đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam theo định hướng của Đảng có một số đặc trưng cơ bản mà hoạt động kiểm tra của Đảng phải nắm vững và tuân theo.

Hoạt động công tác Đảng nói chung và công tác kiểm tra của Đảng nói riêng phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ. Đó là nội dung chính, chủ yếu có tính quyết định đối với công tác kiểm tra của Đảng. Như vậy nhiệm vụ chính trị là nhân tố tác động trực tiếp và có tính quyết định chi phối hoạt động công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Trong giai đoạn hiện nay nhiệm vụ trọng tâm của Đảng lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Đảng nêu rõ: “Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh PCTN, lãng phí là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước” [21, tr.145]. Yêu cầu đặt ra cần phải ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tận gốc tệ nạn tham nhũng, lãng phí, tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức luôn giữ đúng kỷ cương, liêm chính.

Bên cạnh đó, nhận thức và quyết tâm chính trị của Đảng đối với PCTN trong các cơ quan nhà nước cấp trung thông qua công tác kiểm tra của Đảng là yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả của công tác kiểm tra. Thể hiện như sau:

Một là, đấu tranh PCTN trong bộ máy nhà nước nói chung và trong các cơ quan

người có chức vụ, quyền hạn. Do vậy muốn đấu tranh có hiệu quả với những hành vi tham nhũng cần phải có sự nhận thức đúng đắn về những nguy hại của tham nhũng, tính cấp bách của cuộc đấu tranh này của cấp ủy, chính quyền và cán bộ, đảng viên trong các cơ quan hành chính cấp trung ương. Trong đó, cấp ủy, chính quyền đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực công để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Cán bộ, đảng viên được giao quyền cần nhận thức đúng đắn về quyền lực công để xác định giới hạn những việc làm để không vi phạm hành vi tham nhũng. Đối với cán bộ, đảng viên chịu sự lãnh đạo, quản lý của người nắm quyền, nhận thức đúng đắn về hành vi tham nhũng, tiêu cực, từ đó có thái độ đúng đắn trong đáu tranh với hành vi sai trái đó.

Hai là, trong điều kiện Đảng cầm quyền, Nhà nước là công cụ của Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quyết tâm chính trị của Đảng là điều kiện tiên quyết trong đấu tranh PCTN đối với bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương nói riêng. Quyết tâm chính trị là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của công tác PCTN, nhưng không có sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu, sự vào cuộc của cán bộ, đảng viên, công chức, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thì quyết tâm chính trị cũng không thể trở thành hiện thực. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị phải kiên quyết PCTN... phải chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí bao che, dung túng tiếp tay cho tham nhũng... ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí”.

Thật vậy khi cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy có quyết tâm chính trị cao, có thái độ kiên quyết PCTN và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng thì quyết tâm đó lan tỏa rộng khắp đến tổ chức đảng, hệ thống chính trị, tạo động lực to lớn thúc đẩy thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với PCTN. Có thể nói sự quan tâm của cấp ủy đảng, nhất là người đứng đầu đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của đảng đối với PCTN là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định, tác động trực tiếp đến việc PCTN. Trên thực tế hầu hết các đối tượng tham nhũng là cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý. Nếu cấp ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp thực hiện nhiệm vụ việc kiểm tra, giám sát PCTN; không can thiệp và tạo điều kiện để UBKT và các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ đấu tranh PCTN theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không phân biệt người có chức vụ cao hay thấp thì công tác kiểm tra, giám

sát của nói chung và đối với PCTN nói riêng sẽ có hiệu lực và hiệu quả. Ngược lại, nếu cấp ủy, nhất là người đứng đầu cấp ủy không quan tâm hoặc thậm chí cản trở, bao che thì công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của đảng đối với PCTN khó thực hiện, có khi chỉ là hình thức.

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w