NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng
nhà nƣớc cấp trung ƣơng
Tham nhũng là hiện tượng xã hội, tồn tại tất yếu, khách quan xuất hiện từ lâu trong xã hội loài người có phân chia giai cấp, nên tham nhũng là một phạm trù mang tính lịch sử. Tham nhũng được nhiều học giả và các tổ chức quan tâm nghiên cứu, được biết đến với nhiều quan niệm khác nhau. Trong tiếng Anh từ tham nhũng là "Corruption" có nghĩa là "hư hỏng, thối nát, phá hoại" [55, tr.370]. Trong tiếng Việt, thuật ngữ tham nhũng được xác định là: “Lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân và lấy của dân” [102, tr.1165]. Từ điển Luật học (Black’s Law) định nghĩa “tham nhũng là sự phá vỡ những nguyên tắc công chính, đức hạnh và luân lý”. Các tiếp cận này tương đối rộng, xem xét tham nhũng không chỉ ở khu vực công mà bao gồm toàn bộ các hoạt động của đời sống xã hội có tổ chức; không chỉ mô tả các hành vi có mục đích tư lợi mà còn bao gồm cả các hành vi trái với luân thường, đạo lý.
Một số tổ chức quốc tế về PCTN cũng có các quan niệm khác nhau về tham nhũng. Theo Công ước Liên hợp quốc (UN) về PCTN xác định tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng. Công ước này cũng nêu rõ các hành vi tham nhũng bao gồm việc người có chức vụ, quyền hạn lấy cắp, tham ô tài sản nhà nước; lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng; tạo sự xung đột về thứ tự quan tâm giữa trách nhiệm đối với xã hội và lợi ích cá nhân để mưu cầu trục lợi. Ngân hàng Thế giới (WB) lại đưa ra quan niệm tham nhũng là việc lợi dụng quyền lực công nhằm lợi ích cá nhân [35, tr.3].Tổ chức minh bạch quốc tế (TT) cho rằng, tham nhũng là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân [107]. Theo Ban nghiên cứu thuộc Hội đồng Châu Âu “tham nhũng bao gồm những hành vi hối lộ và bất kỳ một hành vi nào khác của những người được giao thực hiện một trách nhiệm nào đó trong khu vực nhà nước hoặc tư nhân, nhưng đã vi phạm trách nhiệm được giao để thu bất kỳ một thứ lợi ích bất hợp pháp nào cho cá nhân hoặc người khác” [106, tr.21].
Theo tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng thì "Tham nhũng - đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng" bao gồm những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, trộm cắp tài sản của Nhà nước, hoặc lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng thông qua việc sử dụng không chính thức địa vị chính thức của mình, hoặc tạo ra xung đột về thứ tự quan tâm giữa trách nhiệm đối với xã hội và lợi ích cá nhân để mưu cầu trục lợi.
Như vậy giữa các nước có sự khác nhau về truyền thống lịch sử, đặc điểm văn hoá, điều kiện kinh tế - xã hội, cũng như các tổ chức quốc tế hay các cơ quan nghiên cứu về PCTN có nhiều quan niệm khác nhau về tham nhũng, nhưng đều có chung quan niệm: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó để tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi.
Tham nhũng nảy sinh từ khi có Nhà nước, xuất hiện khi một số người sử dụng quyền hạn được giao để thỏa mãn lòng tham, tính vụ lợi của mình. Khái niệm tham nhũng gồm hai yếu tố: tham và những. Tham là hám lợi, tư lợi, vụ lợi. Nhũng là lợi dụng quyền hạn chức trách được giao để thỏa mãn lòng tham, lợi ích cá nhân. Hai yếu tố này là tiền đề của nhau, thúc đẩy và gắn bó chặt chẽ với nhau. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau nhưng nhìn chung đều thống nhất ở việc coi tham nhũng là việc lợi dụng quyền lực để vụ lợi. Quan niệm này dẫn đến có hai khái niệm khá phổ biến về tham nhũng:
Thứ nhất, khái niệm tham nhũng được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm mọi hành
vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Chủ thể của hành vi tham nhũng có thể là cán bộ, công chức, viên chức hoặc những người khác thuộc khu vực nhà nước (cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, trong các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội...) mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức; thậm chí, chủ thể của hành vi tham nhũng có thể là người thuộc khu vực tư nhân.
Thứ hai, khái niệm tham nhũng theo nghĩa hẹp và đã được pháp luật Việt Nam quy định, Luật PCTN năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012 (sau đây gọi chung là Luật PCTN) định nghĩa: “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” (Khoản 2, Điều 1) [60]:
Khoản 3, Điều 1 quy định “người có chức vụ, quyền hạn là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”.
Các hành vi tham nhũng, bao gồm: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, có quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Như vậy, pháp luật của nước ta cũng xác định chủ thể của tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước, tức là những người được sử dụng quyền lực công; hành vi tham nhũng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao gồm những việc làm và những việc không làm (làm ngơ, bỏ qua, cho qua, né tránh) vì mục đích vụ
lợi nhằm nhận được các lợi ích vật chất (tiền, quà biếu…) và các lợi ích tinh thần không bằng công sức của mình.
Trong phạm vi nghiên cứu về tham nhũng trong các cơ quan hành chính cấp trung ương, Luận án chỉ tiếp cận tham nhũng trong khu vực công, cụ thể trong cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương nói riêng, thì khái niệm về tham nhũng trong cơ quan hành chính cấp trung ương như sau:
Tham nhũng trong cơ quan hành chính cấp trung ương được hiểu là hành vi vi
phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng do người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện gây hậu quả xấu cho xã hội, xâm phạm đến tài sản, lợi ích, hoạt động đúng đắn của các cơ quan hành chính nhà nước, người dân và xã hội (1).
Từ những khái niệm tham nhũng nêu trên, có thể khái quát những đặc điểm và biểu hiện của tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương như sau:
Thứ nhất, đặc điểm về chủ thể: chủ thể tham nhũng là những người có chức vụ,
quyền hạn trong bộ máy cơ quan hành chính trung ương hoặc được giao thực hiện một công vụ, nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ đó. Theo đặc điểm này, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương, các cơ quan có trọng trách lớn, có ảnh hưởng sâu rộng trong mọi mặt của đời sống xã hội; hoặc những người được giao thực hiện một công vụ, nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn trong nhiệm vụ đó.
Thứ hai, đặc điểm về mục đích: hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của những
người trong bộ máy cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương có mục đích vụ lợi để thu lợi bất chính. Người có hành vi tham nhũng luôn nhằm mục đích vụ lợi luôn tính toán đến việc thu lợi bất chính, bao gồm lợi ích vật chất, tinh thần cho mình hoặc người khác. Thực chất đó là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn địa vị công tác hoặc nhiệm vụ được giao để không làm hoặc làm trái với công vụ mà mình phải thực hiện để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, của tổ chức và của người dân, thỏa mãn lợi ích cá nhân của họ hay cho người khác hoặc một nhóm người mà mình quan tâm.
Thứ ba, đặc điểm về phương thức thực hiện: những biểu hiện cơ bản tham
nhũng trong cơ quan hành chính cấp trung ương đa dạng về quy mô, hình thức: có tham nhũng nhỏ, vặt vãnh trong việc sách nhiễu, cố ý gây phiền hà cho các tổ chức và
lẫn tham nhũng theo nhóm, gọi là “lợi ích nhóm”, có tổ chức, có chủ mưu, thao túng vào tổ chức, thể chế và chính sách cùng những người có trọng trách, có thẩm quyền giải quyết, lợi ích nhóm hiện nay thể hiện rất tinh vi, mang lại hậu quả cũng rất lớn; có tham nhũng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; có tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý đất đai, tài sản, quản lý kinh tế, chính sách, xã hội; có tham nhũng trong công tác cán bộ thuyên chuyển, cất nhắc, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, chạy danh, chạy chức, chạy quyền... Càng ở cấp cao, vị trí có khả năng sinh lợi nhiều thì mức độ tham nhũng càng lớn. Ngoài ra, tham nhũng thông qua việc chậm sửa chính sách, pháp luật, cố tình lợi dụng sự mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc lỗ hổng chính sách để trục lợi cho cá nhân quản lý là phương thức tham nhũng mang tính phổ biến của cơ quan hành chính cấp trung ương.
Thứ tư, đặc điểm về hành vi: các hành vi tham nhũng được thực hiện trong cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương phổ biến với những biểu hiện sau:
tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương thuộc phạm vi quản lý vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi. Là hành vi của người có chức vụ quyền hạn trong bộ máy nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân nhằm đạt những lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần nhất định; không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi.
Thứ năm, đặc điểm về nguyên nhân tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà
nước cấp trung ương phổ biến do mức sống thấp của cán bộ, công chức; lòng tham và quyền lực công không được quản lý kiểm soát chặt chẽ; thiếu công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động; buông lỏng quản lý, kiểm tra và kỷ luật lỏng lẻo; sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường gây ra sự cám dỗ về quyền lợi vật chất. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn giữ lợi thế cho cơ quan quản lý ngành và lĩnh vực, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển; tham nhũng do tập quán mang ơn,
trả ơn dẫn đến tệ hối lộ. Trong các nguyên nhân mang tính phổ biến nêu trên, nguyên nhân quan trọng gây ra tham nhũng là sự thiếu hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương; do phân cấp quản lý hành chính chưa rành mạch cùng với thiếu biện pháp, phương pháp kiểm tra; do sự thiếu rèn luyện và trau dồi đạo đức của công chức;