Xây dựng hoàn thiện thể chế của Đảng về giám sát cho cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp trong kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 141 - 144)

- Tạp chí Kiểm tra Hình 2.2: Mô hình tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng

4.2.1.3.Xây dựng hoàn thiện thể chế của Đảng về giám sát cho cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp trong kiểm soát quyền lực nhà nước

ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG 4.1 QUAN ĐIỂM PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ

4.2.1.3.Xây dựng hoàn thiện thể chế của Đảng về giám sát cho cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp trong kiểm soát quyền lực nhà nước

ban Kiểm tra các cấp trong kiểm soát quyền lực nhà nước

Thứ nhất, xây dựng hoàn thiện cơ chế giám sát, cho cấp ủy, UBKT các cấp trong kiểm soát quyền lực nhà nước

Đại hội X của Đảng đã bổ sung chức năng, nhiệm vụ giám sát cho UBKT các cấp và xác định kiểm tra, giám sát là chức năng và phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng. Do đó, để thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước, Đảng cần thông qua việc kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các cơ quan của bộ máy nhà nước. Từ nhận thức đến thực tiễn về kiểm soát quyền lực nhà nước, Đảng ta đã thể hiện rõ quyết tâm xây dựng một cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả, trọng tâm của cơ chế này là nhằm phòng, chống nạn quan liêu, tham nhũng, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, hiệu quả, đảm bảo và phát huy các quyền làm chủ của Nhân dân. Đây cũng là mục tiêu của quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đề ra giải pháp kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng Đảng với 3 nội dung chính: Một là, rà soát hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn;

hai là, kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức cán bộ yếu kém về trình

độ, năng lực, phẩm chất, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu; ba là, trước mắt rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực thi quyền lực. Đồng chí Tổng Bí thư đã nhiều lần nhấn mạnh, để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, phải có cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực trong tổ chức đảng và cơ quan Nhà nước, phải “nhốt quyền lực vào trong lồng pháp luật”. Vì vậy để thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước, Đảng cần phải xây dựng cơ chế đủ hiệu lực để thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động của Nhà nước. Từ những vấn đề nêu trên cần nghiên cứu hoàn thiện Quy chế gián sát trong Đảng, từng bước hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát theo hướng sau:

- Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo toàn diện công tác giám sát trong Đảng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương nghe báo cáo công tác của Bộ Chính trị, giám sát công tác của Bộ Chính trị và đề ra những nhiệm vụ lớn về tăng cường công tác giám sát trong Đảng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư giám sát đối với tổ chức đảng và thành viên ban lãnh đạo của các bộ, ngành, địa phương, lĩnh vực được phân công trực tiếp quản lý; định kỳ trao đổi với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan về tình hình thực hiện kỷ luật và nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý được giao.

- Cấp ủy các cấp chịu trách nhiệm đối với công tác giám sát trong Đảng, bí thư cấp ủy là người chịu trách nhiệm hàng đầu, ủy viên ban thường vụ cấp ủy và cấp ủy viên thực hiện nhiệm vụ giám sát trong phạm vi chức trách của mình. Cấp ủy có trách nhiệm thực hiện giám sát theo nhiệm vụ sau: Một là, lãnh đạo công tác giám sát trong Đảng của bộ, ngành, địa phương và đơn vị mình; tổ chức thực hiện các chế độ giám sát; thực hiện đôn đốc, kiểm tra. Hai là, tăng cường lãnh đạo đối với ủy ban kiểm tra kỷ luật cùng cấp và công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong phạm vi phụ trách; đôn đốc, theo dõi, kiểm tra tình hình công tác giám sát, chấp hành kỷ luật, truy vấn trách nhiệm. Ba là, tiến hành giám sát đối với các ủy viên ban thường vụ cấp ủy, cấp ủy viên, ủy ban kiểm tra cấp mình, các ban của cấp ủy, ban lãnh đạo, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đảng. Bốn là, đề xuất ý kiến và kiến nghị giám sát đối với cấp ủy cấp trên và công tác của UBKT.

-Tổ chức đảng cấp trên, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt của cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên thường xuyên sâu sát, nhắc nhở đối với lãnh đạo chủ chốt của tổ chức đảng cấp dưới, phát hiện vấn đề để kịp thời chấn chỉnh. Các sự việc “có vấn đề” của cá nhân đồng chí lãnh đạo chủ chốt của cấp ủy, tổ chức đảng được công khai ở phạm vi nhất định trong Đảng và chịu sự giám sát của cấp ủy và tổ chức đảng có thẩm quyền.

- Ủy ban Kiểm tra các cấp phải tăng cường giám sát đối với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và các cán bộ lãnh đạo giữ cương vị chủ chốt trong cơ quan, đơn vị mình. Trọng điểm là giám sát về lập trường chính trị, về công tác xây dựng Đảng và quản lý đảng viên, về chấp hành các nghị quyết của Đảng, về công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ, về tinh thần trách nhiệm, tính liêm khiết, kỷ luật trong công tác. Các thành viên trong ban lãnh đạo nếu phát hiện đồng chí lãnh đạo chủ chốt có vấn đề, cần kịp thời nêu ra với đồng chí lãnh đạo đó, trường hợp cần thiết có thể báo cáo trực tiếp với cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên.

Thứ hai, từng bước nghiên cứu xây dựng Luật giám sát và thực hiện việc thành lập Cơ quan giám sát để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giám sát, kiểm soát quyền lực Nhà nước

Về các nội dung này cần nghiên cứu xem xét và vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng Luật và thành lập Ủy ban giám sát Quốc gia một cách khách quan, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với điều kiện ở nước ta, nhất là đặc thù mang tính chuyên biệt.

- Một là, về nghiên cứu xây dựng Luật giám sát cần nghiêm cứu quy định đầy đủ về các nguyên tắc chung; các quy định về phạm vi giám sát, đối tượng giám sát (chủ thể, khách thể giám sát); cơ quan quan giám sát và chức năng, nhiệm vụ, cùng với trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan này; quy định về quy trình, biện pháp thực hiện quá trình điều tra, thẩm vấn và quy trình xử lý tài sản liên quan vụ án trong thực hiện nhiệm vụ giám sát...

Về yêu cầu xây dựng Luật Giám sát qua trao đổi xin ý kiến chuyên gia cho rằng về thẩm quyền ban hành Luật do Quốc hội thông qua; đối tượng thực hiện là cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị; phạm vụ thực hiện giám sát hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương và các tập đoàn kinh tế (có nội dung tổng hợp Phụ lục kèm theo).

- Hai là, về việc nghiêm cứu thành lập Cơ quan giám sát thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước phải theo nguyên tắc và cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, qua nghiên cứu và trao đổi xin ý kiến chuyên gia thực hực hiện theo hai phương án như sau:

Phương án 1: Thành lập Ủy ban giám sát (UBGS) ở ba cấp trung ương, tỉnh và huyện, đối với Ủy ban Giám sát Quốc gia (UBGSQG) do Quốc hội bầu, có thẩm quyền giám sát tất cả cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị, phạm vi giám sát hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương và các tập đoàn kinh tế. Tương tự UBGS tỉnh và UBGS huyện do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và có thẩm quyền tương ứng.

Phương án 2: Theo lý luận và thực tiễn để thực hiện kiểm soát quyền lực nhà

nước chúng ta chỉ cần có cơ chế giám sát quyền lực trong Đảng là đủ vì ở nước ta Đảng lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội. Do vậy cần lập ra một cơ quan do Đại hội Đảng toàn quốc bầu có đủ thẩm quyền để làm nhiệm vụ giám sát thường xuyên đối

với tập thể và cá trong Ban Chấp hành Trung ương đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Bí thư. Điều này là hết sức cần thiết trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta hiện nay. Về tên gọi có thể là Ủy ban Giám sát Trung ương (UBGSTW). Chỉ ở cấp Trung ương mới cần có UBGS vì đối với Ban Chấp hành Trung ương, tất cả các tổ chức khác đều là cấp dưới nên không thể giám sát được cấp trên (đây chính là khoảng trống về cơ chế kiểm soát quyền lực) còn đối với cấp dưới đã có cấp trên giám sát.

Về tổ chức của UBGS gọn nhẹ, chỉ có một cơ quan giúp việc, không có hệ thống dọc xuống cấp dưới. Số lượng Ủy viên có thể tương đương với Bộ Chính trị, thành phần gồm những đồng chí không phải là thành viên trong Ban Chấp hành Trung ương nhưng có tiêu chuẩn tương đương như Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư kể cả các đồng chí đã nghỉ hưu mà còn đủ điều kiện về sức khỏe, năng lực trình độ, có uy tín cao, không hạn chế tuổi tác (có tổng hợp Phụ lục kèm theo).

Tuy nhiên, những vấn đề này cũng cần được nghiên cứu kỹ bảo đảm tính khách quan, phù hợp và được sự chấp nhận của cấp có thẩm quyền mới có thể xem xét để tổ chức nghiên cứu thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 141 - 144)