Nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của cấp ủy, tổ chức đảng, ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 146 - 151)

- Tạp chí Kiểm tra Hình 2.2: Mô hình tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng

ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG 4.1 QUAN ĐIỂM PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ

4.2.2.1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của cấp ủy, tổ chức đảng, ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng

tổ chức đảng, ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng

Thứ nhất, nâng cao vai trò, trách nhiệm quyết tâm chính trị của các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN, lãng phí.

Cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị phải thật sự có quyết tâm chính trị cao trong PCTN. Cuộc đấu tranh PCTN đạt được những kết quả nhất định, một số vụ tham nhũng, tiêu cực được phát hiện bằng nỗ lực của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, nhưng trước hết là quyết tâm chính trị cao của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy và người đứng đầu tổ chức đảng, đơn vị. Để làm tốt việc này, trước hết phải làm công tác chỉnh đốn tổ chức đảng, các cấp ủy phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới với chính bản thân mình về quyết tâm PCTN cả chủ trương và hành động thực tế và phải có sự lãnh đạo,

chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp trên một cách sát sao, qua đó kiên quyết xử lý kể cả thay thế những trường hợp không còn đủ phẩm chất.

Cần đưa PCTN là nội dung bắt buộc trong các cuộc họp thường kỳ của cấp uỷ, tổ chức đảng. Khi người đứng đầu các cấp đã giương cao ngọn cờ chống tham nhũng, gương mẫu chắc chắn sẽ tập hợp được xung quanh mình lực lượng mạnh mẽ chống tham nhũng. Trước hết, người đứng đầu phải thực sự trong sáng, liêm chính, là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, không chấp nhận tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Những cam kết về đấu tranh PCTN phải gắn liền với trách nhiệm chính trị của những người đứng đầu.

Gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí; thực hiện nghiêm Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2001 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt, nhất là trong công tác PCTN, lãng phí; Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 7/12/2015, của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng” đã nêu: nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém trong công tác PCTN “là do người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý tham nhũng, chưa ý thức đầy đủ hậu quả của tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, sự tồn vong của chế độ; chưa thực sự coi chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên”. Chỉ thị của Bộ Chính trị tiếp tục yêu cầu người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, tổ chức đoàn thể,…phải đề cao vai trò trách nhiệm cá nhân. Chỉ thị nêu “Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng là

hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu”. Qua đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của đảng viên trong việc rèn luyện, tự tu dưỡng bản thân và gương mẫu chấp hành các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Để nâng cao vai trò, trách nhiệm trong PCTN, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong các cơ quan hành chính cấp trung ương cần thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau:

- Lãnh đạo xây dựng các quy chế, quy định cụ thể trong cơ quan, đơn vị về trách nhiệm, bao gồm trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý; trách nhiệm chủ động phát hiện, kiểm tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị mình phụ trách; trách nhiệm báo cáo với tổ chức và cá nhân có thẩm quyền cấp trên về tình hình và kết quả thực hiện trách nhiệm của mình về PCTN trong cơ quan, đơn vị, tổ chức mình phụ trách. Bí thư cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan phải thật sự gương mẫu và dành thời gian thích đáng để lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, lãng phí.

- Xây dựng quy định để giám sát việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Cán bộ, đảng viên khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc thì phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có dấu hiệu tham nhũng hoặc liên quan đến dấu hiệu tham nhũng thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp. Khi phát hiện đảng viên thuộc diện cấp ủy quản lý có dấu hiệu tham nhũng thì các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp xử lý theo thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức đảng vể quyết định của mình, đồng thời phải kịp thời báo cho cấp ủy đảng quản lý cán bộ đó biết.

- Xây dựng quy định về trách nhiệm giải trình của người đứng đầu trước tập thể cấp ủy cùng cấp và cấp trên khi có yêu cầu, cung cấp đầy đủ thông tin, chính xác, kịp thời về quyền, nghĩa vụ, về quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và trách nhiệm của mình đối với kết quả thực hiên chức trách, nhiệm vụ được giao. Người đứng đầu nếu có khuyết điểm thì phải tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với khuyết điểm của mình.

Các cấp ủy đảng những nơi có vụ việc tham nhũng, tiêu cực, thì phải xem xét trách nhiệm của cả người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Những vụ việc tham nhũng,

tiêu cực xảy ra từ nhiều năm trước, nay mới phát hiện được thì phải xem xét cả trách nhiệm của cán bộ, cơ quan tham mưu và những người lãnh đạo đã quyết định giới thiệu, bổ nhiệm cất nhắc kẻ tham nhũng, cơ hội nắm giữ các trọng trách. Thực hiện nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu là một biện pháp quan trọng khắc phục hiệu quả bệnh quan liêu, thiếu sâu sát, thiếu kiểm tra trong công tác quản lý hiện nay. Làm được như thế, không những hạn chế được mức độ thiệt hại do tham nhũng gây ra mà còn làm tăng hiệu lực của luật pháp, hiệu lực kỷ luật của Đảng và Nhà nước. Kết quả công tác PCTN là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu.

Thứ hai, nâng cao nhận thức về tác hại của tham nhũng và nhiệm vụ PCTN; về vị trí, vai trò của cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp và tác dụng của công tác kiểm tra của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Một là, cấp uỷ, lãnh đạo các cơ quan hành chính cấp trung ương tăng cường

công tác tuyên truyền, giáo dục của Đảng, Nhà nước cần làm cho cán bộ, công chức nhận thức được một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc rằng, tham nhũng vừa là một hành vi phạm tội, vừa là một biểu hiện của sự thoái hóa, biến chất về nhân cách, là sự suy đồi về đạo đức và lối sống, là kẻ thù tồn tại ngay trong bản thân từng con người, cần phải căm ghét và tìm mọi cách để loại bỏ. Đồng thời nhận thức rõ hơn về tác hại của tham nhũng đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Từ đó xác định đấu tranh PCTN là đấu tranh chống giặc "nội xâm"; hành vi tham nhũng của cán bộ, đảng viên là hành vi làm ô danh Đảng, phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các tổ chức đảng, các tổ chức chính quyền, đoàn thể phải có quyết tâm chính trị cao, phải có chương trình hành động cụ thể trong mỗi giai đoạn; tạo ra sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh PCTN. Khắc phục những biểu hiện nhận thức lệch lạc, ngại chỉ đích danh hành vi tham nhũng, tiêu cực do bệnh thành tích, sợ liên lụy, trốn tránh trách nhiệm, nể nang, né tránh, “nói một đằng, làm một nẻo” trong PCTN.

Đổi mới hình thức tổ chức học tập quán triệt nghị quyết để đạt hiệu quả thiết thực; tránh hình thức, chiếu lệ, gây lãng phí công sức và tiền của. Hình thức tuyên truyền, giáo dục cần đa dạng, dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng.Triển khai có hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" nhất là nội dung nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, tạo nên phong trào tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái

về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và nạn tham nhũng trong Đảng, trong xã hội. Cần quan tâm các hình thức tuyên truyền, giáo dục như: Chọn trọng tâm, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, trao đổi, thảo luận, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về đổi mới cơ chế, giải pháp phòng, chống tham nhũng. Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, thông tin, phổ biến, vinh danh, khen thưởng, động viên những gương điển hình tập thể, các nhân trong đấu tranh PCTN.

Hiện nay, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề PCTN để tuyên truyền xuyên tạc, tung tin thất thiệt, gây rối nội bộ tạo ra nghi ngờ lẫn nhau từ đó gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ của ta. Do đó, các cấp ủy cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh PCTN cần đồng thời coi trọng đấu tranh trên mặt trận tư tưởng chính trị, khẳng định rõ những ưu thế của chế độ chính trị XHCN cũng như quyết tâm chính trị, khả năng thực tế phòng, chống tham nhũng có hiệu quả của Đảng và Nhà nước ta. Trong tuyên truyền, giáo dục cần khắc phục tình trạng thông tin một chiều, mang tính kích động, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Bảo vệ, khen thưởng, động viên những người tích cực, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm việc đưa tin sai sự thật, vu cáo, bịa đặt gây hậu quả xấu. Tăng cường phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt của ngành, cơ quan góp phần nhân rộng điển hình tiên tiến thành phong trào ngày càng rộng lớn trong đấu tranh PCTN.

Hai là, nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của UBKT cùng với tác dụng công tác kiểm tra của Đảng trong đấu tranh PCTN để các cấp ủy, tổ chức đảng các bộ, ngành cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương nhận thức đầy đủ và quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong PCTN ở cơ quan, đơn vị mình có hiệu quả thiết thực.

Chú trọng thực hiện có hiệu quả Thông báo Kết luận số 226-TB/TW, ngày 03/3/2009, của Ban Bí thư về Tăng cường tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”, nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng; công khai kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả phát hiện, xử lý các cụ việc, vụ án tham nhũng, các vi phạm trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng và kết quả xử lý những vi phạm đó. Chủ động công khai, đầy đủ, kịp thời những thông tin được phép công bố về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng liên quan đến tham nhũng. Coi đó là một

bài học sâu sắc để giáo dục cán bộ, đảng viên và định hướng tư tưởng cho nhân dân; liều thuốc tự chữa lành “vết thương” của tổ chức đảng, đảng viên vi phạm tham nhũng; liều thuốc “tiêm phòng” với các tổ chức đảng và đảng viên khác; liều thuốc “bổ” đối với xây dựng sự đoàn kết gắn bó mật thiết Đảng với quần chúng.

Thực tế thời gian qua cho thấy, thông tin về công tác kiểm tra, giám sát nhất là thông tin liên quan đến PCTN tới các tổ chức đảng, đảng viên và nhân dân vô cùng quan trọng, nó góp phần định hướng tư tưởng, tạo niềm tin vững chắc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân là bài học sâu sắc nhất, là tiếng chuông cảnh tỉnh, ngăn ngừa vi phạm. Cho nên cấp ủy các cấp cần chủ động lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt việc công khai thông tin đến các đối tượng theo quy định, không để phát sinh tư tưởng lệch lạc hoặc nhận thức không thống nhất. Những băn khoăn, vướng mắc không được làm sáng tỏ, những mâu thuẫn không được giải quyết, những thông tin không đến địa chỉ cần thiết, kịp thời sẽ gây nên những bức xúc, làm cản trở hoặc tăng thêm khó khăn trở ngại trong đấu tranh PCTN, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Việc thừa nhận, công khai những vi phạm tham nhũng của tổ chức, của cán bộ đảng viên cũng chính là yếu tố khẳng định Đảng ta luôn nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cuộc đấu tranh PCTN, đồng thời nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật và kiên quyết đấu tranh PCTN có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 146 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w