- Bài “Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” của Hạ Quốc Cường [15]; “Kiên trì phương châm quản lý Đảng một cách nghiêm minh, triển khai cuộc xây dựng tác phong của Đảng, xây dựng liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng” của Chu Húc Đồng [28]. Nội dung đã đề cập một cách khái quát về vai trò và quyết tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong PCTN, đặc biệt là việc câu kết của một số đảng viên có chức, quyền (từ Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội…) đã chỉ rõ vị trí, vai trò của UBKT- kỷ luật của Đảng trong PCTN...
- Bài “Chế độ chống tham nhũng từ sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản
Trung Quốc sáng tạo lý luận và thực tiễn”, của Tôn Xuân Thần [70] đã khái quát ý kiến của Tổng Bí thư Tập Cận Bình tại Hội nghị Trung ương 2 khóa XVIII: cần tăng cường công tác chế ước và giám sát đối với quyền lực, “nhốt quyền lực trong chiếc lồng quy chế”. Có thể thấy chính sách “nhốt quyền lực trong chiếc lồng quy chế” đã tỏ rõ quan điểm cần phải có cơ chế giám sát và chế ước quyền lực. Quyền lực công phải được công khai, cơ chế giám sát và chế ước đối với quyền lực cũng phải thực hiện một cách minh bạch. Bất kỳ ai cũng đều không có quyền lực tuyệt đối ngoài pháp luật. Đây là vấn đề lý luận sắc sảo của học giả, khái quát về quyền lực và kiểm soát quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc để thực hiện chuyển “chống tham nhũng” sang “phòng tham nhũng” nhằm giải quyết tận gốc tệ nạn tham nhũng.
-Bài “Xây dựng chế độ là chính sách giúp giải quyết tận gốc tham nhũng, tiêu
cực” của Thành Kiến Hoa [34] đã khái quát ý kiến của Tổng Bí thư Tập Cận Bình: “Cần hoàn thiện cơ chế giám sát và vận hành quyền lực trong Đảng, quyền và trách nhiệm phải gắn liền nhau, kiên quyết phản đối hiện tượng đặc quyền, phòng trừ hiện tượng lạm dụng chức quyền. Đảng cầm quyền có quyền lực chi phối rất lớn đối với mọi nguồn tài nguyên, vì vậy nên có một danh sách quyền lực và chỉ rõ quyền nào được dùng, quyền nào không được dùng, thế nào là công quyền, thế nào là tư quyền,
không thể có chuyện công quyền lại dùng vào việc tư”.Từ Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra những yêu cầu cao hơn đối với vấn đề giám sát trong Đảng. Cơ chế giám sát trong Đảng được tăng cường, góp phần giúp công tác chống tham nhũng và xây dựng liêm khiết giành được những thành quả đáng kể.
- Bài “Những thành tựu và kinh nghiệm trong công tác chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ Đại hội XVIII đến nay” của Tào Vĩnh [104], đã phân tích đánh giá về biện pháp và kết quả đạt được trong PCTN của Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua việc giám sát, kiểm soát quyền lực. Nhờ đó đã thiết lập một quy tắc, chế độ trong Đảng giúp cho quy phạm hóa công tác giám sát kỷ luật Đảng, thông qua việc kiểm soát, giới hạn quyền lực thực hiện PCTN hiệu quả.
-Trong cuốn sách "Những vấn đề lý luận của Đại hội XVI của Đảng Cộng sản
Trung Quốc" [71] đã đề cập đến cơ chế kiểm tra, giám sát đối với bộ máy nhà nước. Từ Đại hội XVII, XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc quy định chế độ "tuần tra" vào Điều lệ Đảng thực hiện ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2016 sửa đổi bổ sung Điều lệ Giám sát trong Đảng nêu rõ đối với cấp tỉnh, thành, quận, huyện và cấp Trung ương phải thực hiện tuần tra đối với địa phương, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp. Đây là biện pháp sáng tạo của quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc bảo đảm giám sát "không có vùng cấm, không có vùng trống, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không có góc chết, không có nhân nhượng, không có điểm dừng". Khai mạc Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc ông Tập Cận Bình chỉ rõ Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thành lập Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về quản lý nhà nước theo pháp luật toàn diện, tăng cường sự lãnh đạo thống nhất trong xây dựng Trung Quốc pháp quyền. Đồng thời thí điểm thành lập Ủy ban Giám sát nhà nước, tỉnh, thành phố, huyện. Cơ quan này sẽ giám sát các hoạt động quyền lực, tăng cường quản lý giám sát thường ngày đối với đảng viên, cán bộ, thực hiện giám sát đối với tất cả những công chức thi hành quyền lực công.