9. Bố cục của luận văn
2.6.1 Cán bộ thư viện
* Trình độ cán bộ
Để xem xét cán bộ có phù hợp với công việc của mình hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong luận văn này chir xem xét về trình độ nghiệp vụ thư viện, trình độ về luật học và khả năng sử dụng phần mềm của CBTV. Cụ thể như sau:
- Trình độ về nghiệp vụ thư viện và luật học: Trung tâm có tổng số 20 cán bộ, trong đó 17 người tốt nghiệp chuyên ngành thư viện từ trình độ cử nhân đến thạc sĩ chiếm 85% . Trong số đó có 3 cán bộ có văn bằng hai về luật học chiếm 15% số cán bộ, việc hiểu rõ và nắm vững về các lĩnh vực chuyên môn mà Trường đào tạo giúp công tác chuyên môn nghiệp vụ sâu và hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, Trung tâm chỉ có 2 cán bộ về tin học ở trình độ trung cấp. Nhìn chung, cán bộ của Trung tâm đều có trình độ cao về nghiệp vụ thư viện. Trong đó một số ít cán bộ về ngành khác đó là những cán bộ đã có tuổi và sắp về hưu. Để nâng cao trình độ hàng năm, các CBTV được tạo điều kiện học tập các khoá học ngắn hạn và dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thư viện, luật, ngoại ngữ ở trong và ngoài nước.
Trình độ Số lƣợng Tỉ lệ
Thạc sĩ 5 25%
Cử nhân thông tin thư viện 9 45%
Cử nhân luật 1 5%
Trung cấp tin học 2 10%
Cử nhân thông tin thư viện và luật học 3 15%
Bảng 2.14: Trình độ cán bộ của Trung tâm
- Trình độ về chuyên môn ngành thư viện: Để thực hiện tốt công việc của mình, một trong các yêu cầu rất quan trọng đối với CBTV là cần phải nắm bắt được kiến thức chung về chuyên ngành thư viện phục vụ. Ví dụ, cán bộ đảm nhiệm công việc xử lý nội dung tài liệu, việc am hiểu nội dung tài liệu sẽ giúp cho CBTV định từ khóa, định chủ đề, làm tóm tắt… một cách chính xác. Đối với cán bộ phục vụ , sự hiểu biết này giúp cho họ xác định được chính xác nhu cầu của NDT, đưa ra các phương pháp tìm và tìm kếm tài liệu mà NDT yêu cầu một cách phù hợp. Để hiểu được điều này, Ban giám đốc của Trung tâm luôn quan tâm cho cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về các lĩnh vực mà Trung tâm phục vụ, đồng thời Trung tâm vẫn tổ chức thay đổi vị trí làm việc của các cán bộ thư viện ở tất cả các phòng nhằm giúp tất cả các cán bộ đều am hiểu về tất các công việc chuyên môn của Trung tâm.
- Khả năng sử dụng phần mềm: Hiện nay, Trung tâm đã áp dụng phần mềm thư viện vào quản lý tài liệu ở tất cả các bộ phận chuyên môn. Chính vì vậy, hầu hết các cán bộ đều có sự am hiểu về phần mềm Trung tâm sử dụng. Đặc biệt, trước khi đưa phần mềm Libol vào sử dụng tất cả CBTV đều được tham gia vào các lớp đào tạo để hiểu về phần mềm.
Thống kê qua phiếu điều tra cho thấy: Tỷ lệ CBTV có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm của Trung tâm là 45%, tỷ lệ cán bộ sử dụng ở mức trung bình là 55%. Tỷ lệ này cho thấy số lượng cán bộ có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm thư viện còn thấp hơn số lượng cán bộ có khả năng sử dụng trung
bình. Theo điều tra số cán bộ sử dụng thành thạo là những cán bộ trẻ. Điều này cho thấy, những năm gần đây Trung tâm đề cao khả năng này của cán bộ. Với tâm huyết, nhiệt tình, sức trẻ và khả năng của đội ngũ cán bộ trẻ, đây là một tiền đề tốt để Trung tâm xây dựng và phát triển các sản phẩm có ứng dụng phần mềm trong tương lai.
* Kỹ năng làm việc của cán bộ:
Mỗi cán bộ làm việc ở những bộ phận khác nhau đều cần đến những kỹ năng làm việc khác nhau để đáp ứng tốt cho công việc của mình. Tuy nhiên, trong luận văn này chỉ xem xét các kỹ năng làm việc của cán bộ làm tại bộ phận phục vụ của Trung tâm, gồm kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tra cứu. Các cán bộ này là những cán bộ tham gia vào việc cung cấp các sản phẩm tới NDT và là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với NDT. Khả năng sử dụng những kỹ năng trên của cán bộ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của Trung tâm nói chung và hoạt động đáp ứng NCT của NDT nói riêng.
- Kỹ năng giao tiếp: Cho đến nay ở Trung tâm mới chỉ có 2 CBTV được tham gia lớp học ngắn ngày về kỹ năng giao tiếp, và lớp học này cũng chỉ mang tính giới thiệu kinh nghiệm giữa các CBTV với nhau. Vì vậy hiệu quả không cao. Có thể nói kỹ năng giao tiếp, tiếp xúc với NDT là một công cụ quan trọng và cũng rất được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Trung tâm. Tuy nhiên, hiện nay, trong chính chương trình đào tạo về ngành thư viện của nước ta vẫn chưa xem xét đào tạo kỹ năng này. Đây là một hạn chế lớn đối với CBTV của Trung tâm nói riêng và các thư viện khác nói chung.
- Kỹ năng tra cứu: Đây là kỹ năng làm việc cần thiết đối với cán bộ phục vụ. Nếu CBTV sử dụng tốt đến kỹ năng này thì sẽ giúp cho thời gian phục vụ NDT trở nên nhanh chóng. Trong số 17 cán bộ là cử nhân và thạc sĩ ngành thư viện của Trung tâm khi được hỏi thì có 11 người trả lời là đã được đào tạo về kỹ năng tra cứu ở các trường đại học. Tuy nhiên, có 5 người trong số đó nói rằng những kỹ năng tra cứu họ được đào tạo đã quá lâu và không còn thích hợp nữa và họ mong muốn được quan tâm và đào tạo thêm về kỹ năng này. Đặc biệt đối với
các cán bộ ở các bộ phận phục vụ, nếu kỹ năng này tốt sẽ giúp họ phục vụ NDT hiệu quả hơn, cũng như nghiên cứu xây dựng các sản phẩm chất lượng đáp ứng NCT của NDT, đặc biệt là nhóm NDT là CBQL.
* Thái độ làm việc
Thái độ làm việc của cán bộ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động cụ thể của mỗi công việc mà họ thực hiện. Đối với cán bộ của Trung tâm luận văn xem xét ở hai khía cạnh là: Thái độ của cán bộ với NDT và sự quan tâm của cán bộ tới hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
- Thái độ của cán bộ đối với NDT:
Đối tƣợng NDT
Tổng số SV HVCH NCS CBQL CB,GV,
Thái độ của phiếu NNC
cán bộ Số trả Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số
Tỷ lệ lời lệ trả lệ trả lệ trả lệ trả lệ trả
(%) (Người) (%) lời (%) lời (%) lời (%) lời (%) lời
Thân thiện 94 54,8 28 33,7 14 56 17 72 5 100 30 76,9
Bình thường 67 37,9 45 54,2 7 28 6 24 - - 9 23,1
Kém thân thiện 16 7,3 10 12,1 4 16 2 8 - - - -
Bảng 2.15: Đánh giá của NDT về thái độ phục vụ của cán bộ
Nhìn chung, đối với từng nhóm NDT khác nhau thì tỉ lệ đánh giá về thái độ phục vụ của cán bộ với họ cũng khác nhau. 100% NDT là CBQL và 76,9% NDT là CB,GV, NNC và 72% NDT là NCS, 56% NDT là HVCH cho rằng thái độ phục vụ của cán bộ của Trung tâm là thân thiện, trong khi đó tỷ lệ này chỉ là 33,7% đối với NDT là SV. Sở dĩ có ý kiến trái ngược nhau có thể có những lý do sau:
Trước hết, NDT là CBQL, CB, GV, NNC, NCS, HVCH thường là người trong trường, họ vừa là đồng nghiệp vừa có độ tuổi tương đương nên CBTV có thái độ phục vụ nhẹ nhàng, chu đáo hơn. Hơn nữa những nhóm NDT này thường có trình độ cao và khả năng giao tiếp tốt nên không gây sự khó chịu hay ức chế
cho cán bộ thư viện khi trao đổi, tư vấn NCT. Tuy nhiên, đây là vấn đề cần chú ý vì Trung tâm có số lượng NDT chủ yếu là SV. Để công tác phục vụ thực sự hiệu quả thì tất cả CBTV cần phải có thái độ làm việc tốt hơn mới tạo được sự gần gũi, tạo động lực để SV khi đến với Trung tâm.
- Sự quan tâm của cán bộ đến hiệu quả hoạt động của Trung tâm:
Thông thường, những cán bộ biết gắn hiệu quả của công việc (cụ thể là lượng NDT sử dụng) với quyền lợi của họ sẽ có thái độ làm việc tốt hơn. Khi được hỏi “Nếu NDT đến Trung tâm ít có ảnh hưởng đến anh/chị không?” thì có 90% cán bộ trả lời là có ảnh hưởng. Nguyên nhân họ đưa ra là sợ ảnh hưởng đến đánh giá của Lãnh đạo Trường đến hoạt động của Trung tâm, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của họ. Vậy, có thể thấy phần đa cán bộ đều có thái độ làm việc tốt và quan tâm đến hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
Hiện nay, lương của cán cán bộ Trung tâm được tính như sau: Lương = Hệ số lương * (Lương cơ bản + 580.000 VNĐ)
Ngoài lương cơ bản nhận từ ngân sách nhà nước, cán bộ của Trung tâm nhận được khoản phụ cấp từ Nhà Trường. Tuy nhiên, có 12/20 người (chiếm 60%) được hỏi mong muốn thu nhập của họ cao hơn. Thêm vào đó, có tới 40% cán bộ (thể hiện ở Bảng 2.16) cảm thấy mức lương không tương xứng với sức họ bỏ ra. Điều này thể hiện phần lớn cán bộ của Trung tâm chưa hài lòng về thu nhập của mình. Đây là yếu tố quan trọng khiến cho cán bộ không có động lực làm việc và sự chuyên tâm vào công việc của họ chưa thực sự tốt.
Mức độ chấp nhận Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Rất xứng đáng 4 20
Chấp nhận được 8 40
Không xứng đáng 8 40