Với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI (Trang 111 - 137)

9. Bố cục của luận văn

3.3.4 Với các cơ quan quản lý nhà nước

- Hoàn thiện các chính sách, cải thiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thư viện

đại học

Mức thu nhập hiện tại là quá thấp đối với công sức CBTV phải bỏ ra. Điều này có thể làm cho họ không yên tâm với nghề nghiệp và sẵn sàng chuyển đổi công việc nếu có cơ hội hấp dẫn hơn, làm cho họ không muốn cống hiến hết sức cho công việc. Chính vì vậy, để giúp CBTV có động lực làm việc tốt, yên tâm gắn bó với công việc của mình thì cần phải có các chính sách đãi ngộ hợp lý, trong đó có chế độ đãi ngộ về thu nhập. Các Bộ, Ban, Ngành cần có trách nhiệm hoàn thiện các chính sách về chế độ phụ cấp độc hại, chế độ khen thưởng cho CBTV.

-Tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá thư viện đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá đại học, trong đó, bao gồm cả tiêu chuẩn đánh giá thư viện. Việc thực hiện đánh giá các tiêu chuẩn này được thực hiện 5 năm một lần. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các tiêu chuẩn này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa ra các biện pháp để có thể đánh

giá chất lượng các trường đại học hàng năm. Kết quả của việc đánh giá cần được công bố rộng rãi. Đây sẽ là một kênh thông tin tham khảo để người học lựa chọn trường phù hợp. Nó tạo sự công khai minh bạch về chất lượng đào tạo các trường đại học và đẩy mạnh sự cạnh tranh giữa các trường. Điều này thúc đẩy các trường đại học phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của mình, trong đó có sự đóng góp của hoạt động của hoạt động TT-TV. Đây là cơ hội và động lực để các thư viện trường đại học có thể triển khai các hoạt động nói chung và hoạt động marketing nói riêng.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế tri thức ngày nay đang dần hình thành rõ nét, khẳng định vai trò của tri thức và thông tin trong sự phát triển của xã hội. Nền kinh tế tri thức kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ thông tin, trở thành cơ hội cho các thư viện khẳng định vị thế của mình và vai trò của mình trong xã hội. Trung tâm TT- TV Đại học Luật Hà Nội với sứ mệnh phục vụ thông tin tư liệu cho hoạt động giáo dục đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường đang đứng trước những cơ hội lớn trong sự phát triển với khối lượng NDT lớn, NCT ngày càng phong phú và đa dạng. Nhưng cơ hội cũng là thách thức đối với Trung tâm, nếu biết khai thác các điểm mạnh của mình, phát huy hết năng lực sẵn có để thu hút NDT trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Từ lý do đó, việc nghiên cứu hoạt động marketing nói chung và marketing hỗn hợp nói riêng để nâng cao chất lượng của hoạt động TT-TV là điều cần thiết. Để giải quyết vấn đề này, luận văn đã bắt đầu từ việc xem xét các vấn đề lý luận rồi đi đến việc khảo sát thực tiễn, tìm ra những ưu điểm và vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.

Việc làm rõ các vấn đề lý luận về marketing hỗn hợp trong hoạt động TT- TV có ý nghĩa rất lớn đối với việc nhìn nhận vấn đề này trong thực tế tại các thư viện, cụ thể là Trung tâm TT-TV Đại học Luật Hà Nội. Dựa vào cơ sở lý luận về marketing nói chung và marketing hỗn hợp nói riêng luận văn xem xét thực trạng ứng dụng marketing hỗn hợp tại Trung tâm. Để có thể nghiên cứu ứng dụng hoạt động marketing hỗn hợp có kết quả, luận văn đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing hỗn hợp tại điểm nghiên cứu, rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của các yếu tố bên trong cũng như các cơ hội và thách thức của các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động này. Tiếp đó, luận văn đã khảo sát và phân tích tình hình áp dụng 5 yếu tố marketing hỗn hợp vào hoạt động của Trung tâm. Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng các công cụ marketing hỗn hợp được thực hiện là hệ quả của quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của Trung tâm, chưa phải là một quá trình nhận thức về chức năng

marketing cụ thể của Trung tâm. Chính vì vậy, việc ứng dụng marketing hỗn hợp tại thư Trung tâm còn rời tạc, tùy tiện, chưa có chính sách, kế hoạch triển khai cụ thể và mang tính khoa học nên hiệu quả chưa cao. Các nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do: Sự nhìn nhận của xã hội nói chung, lãnh đạo Nhà trường đối với hoạt động TT-TV còn chưa đúng với vai trò của nó; Các cán bộ quản lý và nhân viên của Trung tâm chưa nhận thức rõ về vai trò và bản chất của marketing trong hoạt động TT-TV; Trung tâm chưa được tự chủ về tài chính; Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thư viện còn thấp.

Để khắc phục những yếu tố gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động marketing nói chung, marketing hỗn hợp nói riêng và ứng dụng marketing hỗn hợp có hiệu quả tốt, luận văn đề xuất 3 nhóm giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ: thứ nhất là giải pháp tổ chức, thứ hai là nhóm giải pháp ứng dụng các công cụ của marketing hỗn hợp, và thứ ba là nhóm giải pháp kiến nghị với các cơ quan cấp trên và các cơ quan liên quan.

Ứng dụng marketing nói chung và marketing hỗn hợp nói riêng đang mở ra những triển vọng mới để Trung tâm TT-TV Đại học Luật Hà Nội có thời cơ trong việc nâng cao vai trò và vị thế của mình. Cụ thể, nó giúp cho Trung tâm có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NDT, làm cho NDT nhận thức rõ hơn vai trò của Trung tâm trong việc góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo, học tập và nghiên cứu của họ. Khi được NDT đánh giá tốt, Trung tâm sẽ có nhiều cơ hội nhận được sự đầu tư hơn nữa từ Trường nói riêng và xã hội nói chung, điều này sẽ giúp cho các Trung tâm TT-TV Đại học Luật Hà Nội ngày càng phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu chỉ đạo

2. Quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Pháp lệnh Thư viện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3. Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007, Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục

4. Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 04/5/2007, Phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Thông tin – Thư viện đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Tài liệu tiếng Việt

5. Ngô Xuân Bình (2001), Marketing lý thuyết và vận dụng, Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Hùng (1995), Áp dụng nguyên lý marketing để cải biến hoạt động thông tin – tư liệu, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (số 4), Tr. 9 - 15.

7. Trương Đại Lượng (2010), “Marketing trong hoạt động thông tin – thư viện”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (Số 1), Tr. 74 - 77.

8. Trương Đại Lượng (2010), “Sử dụng Blog để phổ biến dịch vụ Thông tin – Thư viện”, Tạp chí thư viện Việt Nam, (Số 4), Tr. 16 – 19.

9. Vũ Quỳnh Nhung (2010), Hoạt động marketing của Thư viện Trường Đại học Công nghệ NanYang Singapore và khả năng áp dụng cho Thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội , Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, Hà Nội.

10.Vũ Quỳnh Nhung (2010), tiếp thị và quảng bá các dịch vụ thư viện, http://www.thuvien.net/khoa-hoc-thu-vien-nghiep-vu/khoa-hoc-thong-tin- va-thu-vien/marketing-tttv-1/tiep-thi-va-quang-ba-cac-dich-vu-thu-vien , ngày truy cập 18/11/2013

11.Nguyễn Hữu Nghĩa (2010), “Tiếp thị thư viện thời chấm com”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (Số 1), Tr. 74 – 77.

12. Nguyễn Hữu Nghĩa (2007), “Tiếp thị thư viện qua mạng Internet”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (Số 2), Tr. 29 – 34.

13. Nguyễn Hữu Nghĩa (2000), nP trong hoat động marketing thư viện công cộng, http://www.lrc.ctu.edu.vn/bantin7/chuyen-de/22-chuyen-de/15-ay- manh-cong-tac-truyen-thong-marketing-nhm-phat-trien-ben-vung-cac- hoat-ong-dich-vu.html , ngày truy cập 20/12/2013

14. Lưu Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh dịch vụ, Thống kê, Hà Nội

15. Kotler, Philip (1994), Marketing căn bản, Thống kê, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Lê Phương (2012), Ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động thông tin-thư viện tại Thư viện Viện Dân tộc học, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội

17. Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), “Marketing mục tiêu – một phương pháp tiếp cận thị trường thư viện thông tin”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, (Số 8), Tr. 69–Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), “Marketing trong quản lý thư viện và trung tâm thông tin”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, (Số 4), Tr. 97 – 100. 18. Nguyễn Thị Thơm (2012), Hoạt động marketing trên internet tại Thư viện

Quốc gia Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội

19. Bùi Thanh Thủy (2012), Nghiên cứu ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động thông tin – tư viện ở các trường đại học Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội

20. Bùi Thanh Thủy (2010), Marketing – Hoạt động thiết yếu của các thư viện đại học Việt Nam,http://www.vietnamlib.net/chuyen-de-

vietnamlib/marketing-hoat-dong-thiet-yeu-cua-cac-thu-vien-dai-hoc-viet- nam , truy cập ngày 15/3/2014

21. Trần Thu Thủy (1995), “Một số suy nghĩ về marketing trong hoạt động Thư viện – Thông tin”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (Số 3), Tr. 6 – 13. 22. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Trường Đại học Luật Hà Nội 25

23. Trần Mạnh Tuấn (2005), Marketing trong hoạt động thông tin thư viện, Tập bài giảng dành cho sinh viên chuyên ngành Thông tin – Thư viện, Khoa Thông tin – Thư viện, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

24. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội

25. Nguyễn Hoàng Vĩnh Vương (2007), Nghiên cứu và triển khai thử nghiệm chiến lược marketing Trung tâm Học liệu – Đại học Cần Thơ, Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

26.Ajay Kumar Sharma (2005), Marketing and Promotion of Library Services. http://crl.du.ac.in/ical09/papers/index_files/ical -79_73_172_2_RV.pdf, ngày truy cập 2/10/2013

27.IFLA (2006), Marketing reference service of public libraries in developing regions, Báo cáo thường niên, Hàn Quốc.

28.Kotler Philip, Sidney Levy (1969), “Broadening the concept of marketing, Journal of marketing”, (No 1), Tr. 10 – 15

29.William D.Pereault, Jr. E. Jerome McCarthy (2002), Basic Marketing,

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

DÀN Ý THÔNG TIN PHỎNG VẤN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TRƢỜNG

VÀ CÁN BỘ PHỤ TRÁCH TRUNG TÂM

A. GIỚI THIỆU

B. NỘI DUNG PHỎNG VẤN

1. Theo ông (bà) Trung tâm có cần thiết phải thực hiện marketing không? Vì sao?

2. Trung tâm TT-TV ông (bà) đang quản lý đã tiến hành các hoạt động marketing chưa? Nếu đã tiến hành, cụ thể gồm các hoạt động nào?

3. Trung tâm đã xây dựng hay lập chiến lược/kế hoạch marketing chưa? Vì sao?

4. Trung tâm đã nghiên cứu về nhu cầu của người dùng tin chưa? Nếu chưa nghiên cứu, lý do là:

- Không cần thiết - Không có kinh phí - Không có thời gian - Không có nhân lực - Lý do khác…………

Nếu đã nghiên cứu, Trung tâm đã áp dụng hình thức nào? Bao lâu/1 lần? 5. Chính sách thu phí sản phẩm tại Trung tâm do cấp nào quyết định? Trung tâm dựa vào đâu để định giá các phí sản phẩm? Các phí này sẽ do ai quản lý và được sử dụng ra sao?

6. Trung tâm có được tự chủ phân bổ tài chính không? Nếu có, sự tự chủ ở mức độ nào?

7. Trung tâm có được tự chủ trong việc tuyển cán bộ không? Nếu có, mức độ tự chủ đến đâu?

8. Ông/Bà cho biết về tinh thần phục vụ NDT của cán bộ phục vụ tại Trung tâm?

PHỤ LỤC 2

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA NGƢỜI DÙNG TIN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---o0o--- ---o0o---

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG MARKETING THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

(Phiếu dành cho ngƣời dùng tin)

Nhằm đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động marketing của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội và đề xuất các giải pháp mở rộng, đa dạng hóa hoạt động marketing nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của Trung tâm. Xin Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây (tích dấu X vào ô vuông hoặc điền vào chỗ trống phù hợp).

1. Anh/chị vui lòng cho biết thông tin về nghề nghiệp:

Cán bộ lãnh đạo/quản lý Giảng viên, cán bộ nghiên cứu

Học viên cao học, nghiên cứu sinh 

Sinh viên

2. Anh/Chị có thƣờng xuyên đến Thƣ viện của Trƣờng không?

Thường xuyên  Không thường xuyên Không trả lời

3. Khi tìm kiếm tài liệu phục vụ bản thân ngoài Trung tâm Thông tin – Thƣ viện, Anh/Chị thƣờng tìm kiếm ở đâu?

 Các TV khác (ghi rõ) ………... ……… ………  Nhà sách  Bạn bè, đồng nghiệp  Hội chợ, triển lãm sách

 Mạng Internet

 Khác (ghi rõ) ……….

4. Anh/Chị quan tâm tới thông tin về Trung tâm qua các hình thức nào sau đây:

Website của Trung tâm Tờ rơi

Website khác Áp phích

Lớp Hướng dẫn sử dụng Thư điện tử

Hội nghị bạn đọc Thư truyền thống

Mạng xã hội Bạn bè

Báo – Tạp chí Giảng viên/cố vấn học tập

5. Anh/Chị biết cách sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm qua các hình thức nào dƣới đây:

Lớp Hướng dẫn sử dụng Thư điện tử

Tờ rơi Bạn bè

Website của Trung tâm Khác....

6. Việc sử dụng các dịch vụ của Trung tâm đối với Anh/Chị là:

Dễ  Bình thường Khó

7. Khả năng đáp ứng đƣợc tài liệu của Trung tâm đối với Anh/Chị là:

- Mức độ đầy đủ:

Dưới 50%  Trên 50 - dưới 100% 100% - Mức độ cập nhật

Ít cập nhật  Cập nhật 

Rất cập nhật

9. Anh/Chị cho biết mức độ sử dụng và chất lƣợng của các sản phẩm và dịch vụ mà Trung tâm đang triển khai:

Mức độ sử dụng Chất lƣợng Sản phẩm và dịch vụ Thƣờng Thỉnh Không Tốt Trung Thấp xuyên thoảng sử dụng bình CSDL thư mục CSDL toàn văn CSDL tạp chí

Dịch vụ cung cấp tài liệu đọc tại chỗ

Dịch vụ mượn tài liệu về nhà Dịch vụ tra cứu thông tin DV tư vấn-hỗ trợ bạn đọc qua email.

CSDL thư mục

10. Đánh giá của anh/chị về chất lƣợng các dịch vụ bổ sung của Trung tâm:

Dịch vụ Tốt Trung bình Thấp Không biết đến

Cung cấp bản sao TL Phục vụ internet

Cung cấp địa điểm học

nhóm

11. Đánh giá của Anh/Chị về chi phí phải trả cho các sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm:

Cao Phù hợp

12. Anh/Chị có sẵn lòng trả phí cho các dịch vụ cung cấp thông tin có chất lƣợng cao đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của Anh/Chị?

Sẵn lòng Không sẵn lòng

13. Đánh giá của Anh/Chị về thời gian mở cửa phục vụ của Trung tâm:

Lý do không phù hợp: ... ...

14. Mức độ sử dụng và đánh giá của Anh/Chị về các kênh phân phối sản

Một phần của tài liệu MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI (Trang 111 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w