Chiến lược cạnh tranh theo quan điểm của Mintzberg

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-nguyen-thi-my-nguyet (Trang 39 - 40)

5. Kết cấu luận án

2.2.2. Chiến lược cạnh tranh theo quan điểm của Mintzberg

Mintzberg ([117], 2001) tiếp cận với quan điểm chiến lược toàn diện trên cơ sở lý thuyết CLCT của Porter ([127], 1986) và Ansoff ([63], 1965). Theo đó, CLCT nên xuất phát từ việc định vị hoạt động kinh doanh của DN, tiếp đến là định hướng sự phát triển của nó trong dài hạn, sau đó phân tích cạnh tranh để quyết định cách thức cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đối với mỗi phân đoạn thị trường, DN cần cơ cấu lại chuỗi hoạt động theo hướng lãnh đạo về chi phí hoặc khác biệt hóa. Mintzberg ([117], 2001) thảo luận về những yếu tố đặc trưng giúp DN có thể cạnh tranh với các đối thủ khác bằng các yếu tố: chất lượng sản phẩm, các dịch vụ hỗ trợ, hình ảnh DN và giá cả. Nhìn chung cách tiếp cận này cũng tương tự với quan điểm của Porter bởi những yếu tố đưa ra đều phù hợp với CLCT chi phí thấp hoặc khác biệt hóa. Đối với Mintzberg ([117], 2001), không khác biệt cũng là một chiến lược, một cách riêng để DN cạnh tranh. Sau khi xác định được cạnh tranh ở đâu và bằng cách nào, tác giả dựa trên các chiến lược phát triển của Ansoff ([63], 1965) và chia chúng thành chiến lược phát triển và chiến lược mở rộng. Tác giả cũng cho rằng các chiến lược thị trường bao gồm thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm là vấn đề cốt lõi của hoạt động kinh doanh hiện đại, vì thế tác giả thay đổi chiến lược đa dạng hóa của Ansoff ([63], 1965) bằng chiến lược mở rộng thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại. Có năm CLCT cơ bản mà Mintzberg ([117], 2001) đề xuất bao gồm: chiến lược định vị, chiến lược phân biệt, chiến lược xây dựng, chiến lược mở rộng và chiến lược tái cấu trúc.

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-nguyen-thi-my-nguyet (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w