Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-nguyen-thi-my-nguyet (Trang 60 - 63)

5. Kết cấu luận án

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

2.3.3.1. Các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp

(1) Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô là một tập phức hợp các yếu tố, điều kiện, lực lượng có khả năng ảnh hưởng đến CLCT và hiệu quả cạnh tranh của các DN. Phân tích tình thế môi trường vĩ mô thông qua mô hình PEST bao gồm các yếu tố sau:

+ Yếu tố kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế ở cả hiện tại và tương lai đều có khả năng ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển và thành công của DN, trong đó phải kể đến: Cán cân thương mại, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, thu hút đầu tư nước ngoài… Hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế ở mỗi quốc gia khác nhau, đòi hỏi các DN phải theo dõi chặt chẽ xu hướng tăng trưởng và phát triển kinh tế để từ đó xây dựng được các phương án CLCT hiệu quả, phù hợp cũng như thích ứng tốt nhất đối với những biến động của nền kinh tế. Mọi sự thay đổi về kinh tế như lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế đều có thể tạo những điều kiện tốt như thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, sức mua tăng, cải thiện hiệu quả kinh doanh của các DN cũng như tạo môi trường đầu tư hấp dẫn nhưng cũng có thể đẩy DN vào những thách thức nghiêm trọng

như khó kiểm soát giá cả sản phẩm, lãi suất cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng làm cho sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của DN bị suy giảm.

+ Yếu tố chính trị - Pháp luật: Môi trường chính trị - pháp luật là điều kiện tiên quyết để hình thành và tạo lập một môi trường kinh doanh hấp dẫn. Tác động của yếu tố này được thể hiện thông qua: sự ổn định về chính trị, hệ thống luật, hệ thống tòa án, quan điểm và thái độ của chính phủ trong kinh doanh quốc tế… các quy định về cạnh tranh, kinh doanh và môi trường. CLCT của DN luôn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật. Điều này đòi hỏi các DN cần phải chủ động trong việc tiếp cận, cập nhật với những thay đổi, biến động từ đó tạo ra cơ chế đảm bảo cho sự phát triển trong dài hạn của DN.

+Yếu tố văn hóa xã hội: Hoạt động cạnh tranh nói chung và CLCT của các DN luôn bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa xã hội. Đây là tập hợp những yếu tố quyết định đến giá trị, niềm tin, thẩm mỹ, nhu cầu của khách hàng trên thị trường do đó mà nó có ảnh hưởng quan trọng đến CLCT của DN. Sự khác biệt trong xu hướng, thói quen tiêu dùng, tầng lớp xã hội, thu nhập, trình độ, khu vực địa lý luôn đòi hỏi các DN phải đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng đổi mới sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu cũng như đưa ra các quyết định về cạnh tranh của DN trong tương lai.

+Yếu tố công nghệ: Sự thay đổi, phát triển và trình độ khoa học công nghệ có khả năng làm thay đổi về cường độ cạnh tranh của các DN trong ngành kinh doanh, đây là yếu tố có tác động tới cả hai yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành nên lợi thế cạnh tranh của DN là chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm. Do đó sự phát triển về khoa học công nghệ có thể tạo cơ hội, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bất cứ DN nào có khả năng ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh.

(2) Môi trường ngành

Việc phân tích ngành kinh doanh và thị trường được tiến hành thông qua mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh của Porter ([127], 1985). Cụ thể như sau:

+ Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Bao gồm các DN cùng sản xuất một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm có khả năng thay thế cùng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để có thể cạnh tranh hiệu quả, các DN cần phải nắm được các thông tin về số lượng đối thủ cạnh tranh, sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh, xu thế phát triển và tăng trưởng của ngành cũng như hiểu được các đặc điểm của sản phẩm dịch vụ để có thể thiết lập được các CLCT phù hợp.

+Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đến từ các DN đã và đang có nhu cầu gia nhập vào một ngành kinh doanh mới. Sự gia nhập nhiều sẽ đe dọa đến thị phần của các DN hiện tại trong ngành và làm thay đổi về cường độ cạnh tranh trong ngành đó. Điều này đòi hỏi các DN hiện tại cần phải tự bảo vệ mình thông qua việc thiết lập các rào cản gia nhập mới như: Tính kinh tế nhờ quy mô, chi phí, chuyên biệt hóa sản phẩm…

+ Nhà cung cấp: Là các đơn vị cung ứng nguyên liệu và các yếu tố đầu vào cho DN và có mối quan hệ mật thiết với DN. Các đối tượng này có khả năng ảnh hưởng đến DN thông qua giá bán, chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cung ứng. DN cần phải xác định được các tiêu chuẩn, yêu cầu của các yếu tố đầu vào để có thể tìm kiếm, lựa chọn được các nhà cung cấp tốt nhất phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Những thay đổi từ phía nhà cung cấp cũng luôn có khả năng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và sức cạnh tranh của DN trên thị trường.

+ Sản phẩm thay thế: Đây là các sản phẩm cùng ngành hoặc đến từ các ngành kinh doanh khác nhưng có khả năng đáp ứng cùng loại nhu cầu khách hàng. Các sản phẩm này xuất hiện là do tiến bộ khoa học công nghệ, do nhu cầu khách hàng có sự thay đổi. Điều này đòi hỏi các DN phải chủ động trong việc định hướng và tạo ra các sản phẩm mới, kiểm soát tốt công nghệ để cạnh tranh hiệu quả hơn.

2.3.3.2. Các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp

Chuỗi giá trị là một khái niệm được đưa ra bởi Porter ([127], 1985). Theo tác giả này, chuỗi giá trị là một tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm dịch vụ nào đó. Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình tương tác giữa các yếu tố cần và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm. Các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm theo một phương thức nhất định. Giá trị được tạo ra của chuỗi là tổng giá trị được tạo ra ở mỗi hoạt động trong chuỗi.

Hình 2.9: Chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Nguồn: M. Porter ([127],1985)

Porter ([127], 1985) chia chuỗi giá trị của DN thành hai nhóm hoạt động: hoạt động cơ bản và hoạt động bổ trợ. Trong đó các hoạt động cơ bản thể hiện các hoạt động từ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất lắp ráp sản phẩm, tiếp nhận lưu kho sản phẩm phân phối, khuếch trương sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng. Các hoạt động cơ bản liên quan đến luồng hàng hóa di chuyển từ DN đến người tiêu dùng. Các hoạt động bổ trợ tuy không trực tiếp liên quan đến việc tạo ra giá trị sử dụng cho sản phẩm, nhưng lại tham gia vào quá trình tạo lập và gia tăng giá trị cho các hoạt động cơ bản, trợ giúp cho các hoạt động cơ bản như: hoạt động quản trị thu

mua kiểm soát chất lượng của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để hạn chế phát sinh chi phí cho DN, hoạt động nghiên cứu và phát triển liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm mới, công nghệ mới, cho phép giảm chi phí hoặc tạo ra các sản phẩm hấp dẫn, khác biệt. Hoạt động quản trị nhân lực đảm bảo DN sử dụng hợp lý nguồn nhân lực đang có để thực hiện hiệu quả công việc. Hạ tầng DN là cơ cấu tổ chức, hệ thống kiểm soát, văn hóa DN. Các yếu tố này đều góp phần tạo nên hiệu quả kinh doanh của DN.

2.4. Chiến lƣợc cạnh tranh của một số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-nguyen-thi-my-nguyet (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w