KTV chính có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán, đối với những khách hàng được xác định là trọng điểm, quan trọng, phức tạp phải bổ sung thêm các công việc giấy tờ làm việc cần thu thập, những vấn đề cần chú ý vào chương trình kiểm toán mẫu của công ty cho phù hợp với tình hình cụ thể của từng khách hàng.
a) Tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh
Sau khi trở thành KTV cho đơn vị khách hàng, công ty SVC sẽ cử KTV tìm hiểu thu thập các thông tin về môi trường, lĩnh vực kinh doanh của đơn vị cụ thể như đặc điểm ngành nghề kinh doanh, các chuẩn mực, chế độ kế toán đang áp dụng và các quy định pháp lý có liên quan khác. Từ những thông tin trên KTV tiến hành đánh giá các ước tính kế toán, xét đoán về sự phù hợp của các chính sách kế toán, đánh giá sự đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng kiểm toán.
Thu thập về tình hình kinh doanh của khách hàng
KTV sẽ tiến hành thu thập mọi thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung và khoản mục doanh thu nói riêng:
- Điều lệ công ty và giấy phép thành lập;
- Các báo cáo tài chính năm kiểm toán của đơn vị;
- Các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; - Các quyết toán thuế hàng năm, đặc biệt là quyết toán thuế trước năm kiểm toán;
- Tham khảo báo cáo kiểm toán các năm trước (nếu có). - Các hợp đồng hoặc cam kết quan trọng;
- Các nội quy, chính sách của khách hàng và các tài liệu khác liên quan.
Tham quan đơn vị: Những vấn đề ghi nhận được khi quan sát giúp KTV đánh giá sơ bộ về kiểm soát nội bộ và giúp cho kiểm toán viên phân tích và xác định các trọng tâm kiểm toán.
Phỏng vấn: Để tìm hiểu về phương diện chuyên môn, KTV sẽ trực tiếp gặp và trao đổi về hoạt động của đơn vị được kiểm toán với những cán bộ chủ chốt và từ đó đánh giá sơ bộ về năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhân viên đơn vị.
Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính : Phân tích là một thủ tục quan trọng trong kiểm toán, đó là sự so sánh giữa những thông tin khác nhau, nhằm đánh giá về các mối quan hệ và xu hướng phát triển. Do rất hiệu quả nên thủ tục này được KTV sử dụng trong suốt quá trình kiểm toán.
b) Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán
Dựa trên những thông tin được thu thập và dựa vào kinh nghiệm, kiểm toán viên tiến hành đánh giá sơ bộ ban đầu về rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu bao gồm:
Đánh giá rủi ro kiểm toán (AR) bao gồm:
• Rủi ro tiềm tàng (IR) • Rủi ro kiểm soát (CR) • Rủi ro phát hiện (DR)
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro:
AR =IR x CR x DR hoặc DR = AR / (IR x CR)
Rủi ro phát hiện phụ thuộc vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát theo mô hình sau:
Bảng 2.1: BẢNG MA TRẬN RỦI RO PHÁT HIỆN Đánh giá của KTV về rủi Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát
ro tiềm tàng
Cao Trung Bình Thấp
Cao Tối thiểu Thấp Trung bình
Trung Bình Thấp Trung Bình Cao
Thấp Trung Bình Cao Tối đa
(Nguồn: Công ty kiểm toán SVC)
Xác lập mức trọng yếu:
Những sai lệch trong BCTC chỉ được xem là trọng yếu khi có sự ảnh hưởng quan trọng đối với BCTC và quyết định của người sử dụng BCTC. Trình tự xác định mức trọng yếu như sau:
Bước 1: Lựa chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu. Bước 2: Xác định tỷ lệ tính mức trọng yếu.
Bước 3: Tính mức trọng yếu tổng thể (PM).
Bước 4: Mức trọng yếu thực hiện từ 50% -> 75% PM
Bước 5: Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua 0%-4% mức trọng yếu thực hiện.
Bảng 2.2: BẢNG ƯỚC TÍNH PM
PM = 5% - 10% Lợi nhuận trước thuế
Áp dụng cho các DN có kết quả kinh doanh ổn định.
Áp dụng cho các DN có doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận không ổn định, lỗ lũy kế lớn (DN mới đi vào hoạt đông).
PM = 2% Tổng tài sản hoặc Vốn chủ sở hữu
Áp dụng cho các DN có doanh thu và lợi nhuận trước thuế không ổn định hoặc DN sản xuất.