Đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Bich Tuyen_KT7 (Trang 57 - 62)

a) Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán

- Qua quan sát và phỏng vấn để tìm hiểu sơ bộ về công ty khách hàng thì nhận thấy rằng đội ngũ nhân viên của công ty có năng lực và kinh nghiệm, được sự lãnh đạo của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị có trách nhiệm và trình độ cao, cơ cấu tổ chức và hệ thống thông tin kế toán quản lý chặt chẽ. Kết hợp việc KTV thực hiện mẫu C110 – Kiểm tra hệ thống KSNB chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền (phụ lục 04). Từ đó cho thấy HTKSNB của công ty thiết kế như trên có thể ngăn ngừa và phát hiện được những gian lận và sai sót. HTKSNB của

đơn vị là khá hữu hiệu nên mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là trung bình

(CR=35%).

- Vì khoản mục doanh thu liên quan trực tiếp đến các khoản mục khác trên BCTC và ảnh hưởng đến KQHĐKD của doanh nghiệp như:

+ Doanh thu có liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền, đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Do đó, nó liên quan chặt chẽ đến nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên bảng CĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh. Ví dụ như doanh thu thuần thay đổi sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối trên báo cáo kết quả kinh doanh và từ đó cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu về thuế và các nghĩa vụ đối với nhà nước trên bảng CĐKT.

+ Chỉ tiêu doanh thu gắn bó chặt chẽ với các chỉ tiêu như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, xuất vật tư, thành phẩm, hàng hóa…đây là những nhân tố rất nhạy cảm, hay biến động và khả năng xảy ra gian lận cao. Chính vì thế, khi có sự sai sót, gian lận trong doanh thu sẽ xảy ra sai sót, gian lận trong việc hạch toán các chỉ tiêu trên dẫn đến các chỉ tiêu trên bảng CĐKT như: tiền, phải thu…sẽ được phản ánh không trung thực.

+ Doanh thu của doanh nghiệp luôn đi kèm với thuế GTGT đầu ra phải nộp. Vì thế mà có rất nhiều trường hợp gian lận và sai sót khác xẩy ra nhằm mục đích trốn lậu thuế. Ví dụ như doanh nghiệp có thể hạch toán chuyển những mặt hàng có thuế suất cao thành những mặt hàng có thuế suất thấp.

+ Do khoản mục doanh thu gắn chặt chẽ với mục đích của việc lập BCTC nên khoản mục doanh thu có rủi ro tương đối cao. Ví dụ như khi lập báo cáo tính thuế thì các doanh nghiệp có xu hướng khai giảm doanh thu, khi vay vốn ngân hàng hay phát hành thêm cổ phiếu… thì có xu hướng khai tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ khi lập báo cáo.

Vì những lý do trên có thể thấy rủi ro tiềm tàng của khoản mục doanh thu là cao và dễ bị điều chỉnh theo ý muốn của nhà quản lý, thêm vào đó mặt hàng kinh doanh của đơn vị rất dễ bị cạnh tranh, và có biến động khá lớn trong những năm gần đây do thay đổi chính sách xuất nhập khẩu các mặt hàng thủy sản. Do đó KTV đã đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục này là cao (IR = 80%).

- Dựa trên tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn cùng với kinh nghiệm kiểm toán khá tốt, khả năng soát xét, đánh giá và nhìn nhận vấn đề khá chặt chẽ cũng như việc thiết kế và thực hiện các thử nghiệm khá hoàn chỉnh thì khả năng có rủi ro trong việc đưa ra ý kiến không hợp lý về BCTC là rất thấp. Do đó KTV chấp nhận rủi ro kiểm toán ở mức thấp (AR = 5%).

- Rủi ro kiểm soát được đánh giá là trung bình, rủi ro tiềm tàng cao, dựa vào mối quan hệ giữa các rủi ro và ma trận sự biến động của rủi ro phát hiện thì rủi ro phát hiện biến động ở mức thấp. cụ thể dựa vào công thức (1):

AR= DR x IR x CR

Từ đó, mức rủi ro phát hiện (DR) có thể chấp nhận được tính là:

DR = AR / (CR * IR) = 5%/ (35% * 80%) = 17,86%

٭Nhận xét về việc đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát.

Rủi ro kiểm soát ban đầu được KTV đánh giá chỉ ở mức trung bình (CR=35%). Vì vậy, KTV sẽ tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và đánh giá lại rủi ro kiểm soát nhằm phục vụ cho quyết định điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản khi thực hiện kiểm toán. Các đánh giá rủi ro kiểm soát này được KTV của công ty sử dụng vì nó mang lại những số liệu ước tính cụ thể và khi thời gian thực hiện kiểm toán không quá hạn chế. Các con số ước tính này được KTV có nhiều kinh nghiệm thực hiện nhưng không lưu vào hồ sơ kiểm toán.

b) Xác lập mức trọng yếu

Tổng thể báo cáo tài chính (PM): Căn cứ vào báo cáo khảo sát khách hàng đã được Ban Giám Đốc ký duyệt, kiểm toán viên chính sẽ xây dựng mức trọng yếu kế hoạch dựa vào sự đánh giá ban đầu về số liệu của khách hàng. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các KTV và trợ lý kiểm toán sẽ căn cứ vào mức trọng yếu này để xét đoán các số liệu kiểm tra.

Hiện nay Công ty SVC đang áp dụng chương trình kiểm toán mẫu VACPA ban hành và áp dụng năm 2013. Với kinh nghiệm thực tiễn của mình kết hợp với cách thức xác định mức trọng yếu theo mẫu thì KTV sẽ chọn lựa chỉ tiêu và tính toán để đưa ra mức trọng yếu phù hợp cho từng cuộc kiểm toán cụ thể.

Đối với khách hàng công ty TNHH CBTSXK Hoàng Gia KTV xác định mức trọng yếu tổng thể BCTC là phần trăm trên doanh thu năm 2015 vì doanh thu là một khoản mục trọng yếu trên BCTC, là cơ sở để người sử dụng đánh giá về tình hình hoạt động và quy mô kinh doanh của công ty. Do đó, khoản mục này là đối tượng của nhiều sai phạm dẫn đến BCTC bị sai lệch trọng yếu về mặt định tính cũng như về mặt định lượng. Mặt khác doanh thu còn là đối tượng của nhiều sai phạm do doanh thu có liên quan mặt thiết với kết quả lãi (lỗ) nên khoản mục này thường trình bày không trung thực và hợp lý, ngoài ra doanh thu còn là cơ sở để đánh giá kết quả hoặc thành tích nên chúng có khả năng bị thổi phồng cao hơn thực tế nên KTV quyết định chọn chỉ tiêu doanh thu để xác lập mức trọng yếu.

Bảng 3.6: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU (PM)

STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

1 Tiêu chí được sử dụng để Doanh thu Doanh thu tính PM

2 Nguồn số liệu để xác định BCTC trước BCTC đã điều

PM kiểm toán chỉnh sau kiểm

toán 3 Lý do chọn tiêu chí này để

xác định mức trọng yếu

4 Giá trị tiêu chí lựa chọn (a) 612.895.228.734 612.895.228.734 Điều chỉnh ảnh hưởng của

các biến động bất thường (b)

5 Giá trị tiêu chí được lựa (c)= (a) - (b) 612.895.228.734 612.895.228.734 chọn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Tỷ lệ sử dụng để ước tính (d) PM

- Lợi nhuận trước thuế 7% (5% - 10%)

- Doanh thu (0,5% - 3%) 1% 6.128.952.287 6.128.952.287 - Tổng tài sản hoặc vốn 2%

chủ sở hữu (1% - 2%)

7 Mức trọng yếu tổng thể (e)= (c) x (d) 6.128.952.287 6.128.952.287 8 Mức trọng yếu thực hiện (f)=(e)* 3.064.476.144 3.064.476.144

50% (50%-75%)

9 Ngưỡng sai sót không (g)=(f)*4% 122.579.046 122.579.046 đáng kể/Sai sót có thể bỏ

Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán

STT Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Biến động

1 Mức trọng yếu tổng thể 6.128.952.287 Không áp dụng 2 Mức trọng yếu thực hiện 3.064.476.144 Không áp dụng 3 Ngưỡng sai sót không đáng 122.579.046

kể/Sai sót có thể bỏ qua

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ thực tế kiểm toán công ty TNHH CBTSXK Hoàng Gia)

* Nhận xét:

Tại công ty SVC, vẫn có thực hiện xác định mức trọng yếu của báo cáo tài chính (PM), mức trọng yếu thực hiện (TE) và sai sót không đáng kể có thể bỏ qua là 4% x TE theo hướng dẫn của VACPA.

Mức trọng yếu của tổng thể (PM) được KTV xác định bằng một tỷ lệ phần trăm trên một trong các khoản mục doanh thu, tổng tài sản, hay lợi nhuận trước thuế với giá trị ở khoản mục nào mà KTV nhận thấy phù hợp. Mức trọng yếu thực hiện được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm trong khoảng từ 50% - 70% so với PM. Đây là mức trọng yếu được sử dụng chung cho tất cả các khoản mục, là mức sai lệch tối đa được phép của từng khoản mục. Khi kiểm tra chi tiết, KTV sẽ dựa vào ngưỡng sai sót không đáng kể để đề nghị phía công ty khách hàng điều chỉnh. Nếu sai sót của từng nghiệp vụ nhỏ hơn ngưỡng sai sót này, KTV có thể bỏ qua và ngược lại, KTV đề nghị khách hàng điều chỉnh. Sau khi kiểm tra hết các khoản mục, tiến hành so sánh với mức trọng yếu thực hiện và sau đó sẽ tổng hợp sai sót của tất cả các khoản mục để so sánh với mức trọng yếu tổng thể. Từ đó đưa ra nhận xét về BCTC. Trong thực tế, mức trọng yếu thực hiện thường được xác định bằng 50% giá trị mức trọng yếu tổng thể là tỷ lệ thấp nhất trong mức tỷ lệ từ 50% - 75%. Với cách lựa chọn này thì sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sai lệch không phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán. Điều này cũng đồng nghĩa với việc KTV cho phép những sai sót xảy ra ở một số tiền thấp hơn. Kết quả cuối cùng của sự thận trọng này là một BCKT có độ tin cậy cao hơn.

* Đánh giá

Cách xác lập mức trọng yếu này đem lại những con số cụ thể, rõ ràng cho từng tài khoản trong khoản mục doanh thu để đánh giá cho các sai sót phát hiện được trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên, cách xác định này chưa được linh hoạt vì có nhiều khoản chênh lệch chưa vượt mức trọng yếu nhưng nếu

KTV xét thấy số tiền lớn thì vẫn có thể yêu cầu điều chỉnh. Trên thực tế, việc xác lập mức trọng yếu PM chủ yếu dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV mà chưa có quy định cụ thể nào. Ở công ty SVC, việc xác lập mức trọng yếu chủ yếu do KTV chính thực hiện, điều này gây khó khăn cho các trợ lý kiểm toán trong quá trình thực hiện vì phải thường xuyên trao đổi với KTV chính về việc điều chỉnh các sai sót. Một vấn đề khác cũng cần lưu ý là KTV cần cân nhắc giữa chất lượng và chi phí của cuộc kiểm toán, bởi vì thiết lập một mức trọng yếu thấp thì sẽ tăng khả năng phát hiện sai lệch trọng yếu, nhưng đồng thời cũng làm chi phí kiểm toán tăng lên.

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Bich Tuyen_KT7 (Trang 57 - 62)