Nhóm tiêu chí định lượng

Một phần của tài liệu 01_ NGUYEN DUC ANH (Trang 31 - 34)

7. Kết câu của luận văn

1.3.1. Nhóm tiêu chí định lượng

1.3.1.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần

Thị phần là phần thị trường mà doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng càng ngày càng phát triển. Thị phần càng lớn tạo cho doanh nghiệp hạ thấp được chi phí sản xuất do có lợi thế về quy mô. Tuy vậy cần phải đánh giá thị phần của doanh nghiệp trong nhiều thời kỳ chứ không chỉ nên một thời kỳ nhất định để có thể nghiên cứu rõ sự tăng, giảm của thị phần từ đó hiểu rõ hơn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiêu chí này được tính theo công thức:

Thị phần = doanh thu bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh thu của thị trường

hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước

đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.

1.3.1.2. Chất lượng của sản phẩm

Chất lượng của sản phẩm là tổng thể các chi tiêu, những đặc trưng sản phẩm thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với công dụng mà người tiêu dùng mong muốn với chi phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất.

Chất lượng của sản phẩm chính là thứ vũ khí giúp cho doanh nghiệp làm tăng khả năng thắng lợi của mình trong kinh doanh. Chất lượng sản phẩm càng cao chứng tỏ mức độ thỏa mãn nhu cầu càng tăng từ đó làm tăng uy tín cho thương hiệu của sản phẩm, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

1.3.1.3. Gía cả sản phẩm, dịch vụ

Giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, dịch vụ, tài sản, đồng thời biểu hiện nhiều mối quan hệ lớn trong nền kinh tế. Theo quan niệm của người mua thì “Giá cả là số lượng tiền mà họ phải trả để nhận được một số lượng hàng hoá hay dịch vụ nhất định để có thể sử dụng hay chiếm hữu hàng hoá hay dịch vụ đó”. Còn theo quan điểm của người bán thì “Giá cả là phần thu nhập hay doanh thu mà họ nhận được khi tiêu thụ một đơn vị hay số lượng sản phẩm nhất định”.

Chính vì vây, đối với cả người mua và người bán giá cả vô cùng quan trọng. Trong cạnh tranh, sự chênh lệch về giá cả giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đang đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn đối thủ cạnh tranh. Do đó, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin yêu của người tiêu dùng và sản phẩm đó của doanh nghiệp cũng sẽ có chỗ đứng ngày cành cao trong thị trường kinh doanh. Bên cạnh đó, giá cả cũng thể hiện được lợi thế về chi phí và giá thành rẻ sản phẩm của doanh nghiệp.

Tuy vậy, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý về một số vấn đề như: việc định giá hướng quá nhiều vào chi phí; giá không được rà soát lại thường xuyên để lợi dụng những biến động của thị trường; giá không được thay đổi linh hoạt đúng mức đối với những mặt hàng khác nhau, những khúc thị trường khác nhau và những thời điểm mua sắm khác nhau để tránh những sai lầm về việc điều chỉnh giá cả của sản phẩm.

1.3.1.4. Hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Yếu tố này thể hiện khả năng trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp có thể phát huy tối đa hiệu quả những yếu tố mà mình có hay không. Chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mới nhằm vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và vì thế mới cần đánh giá hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh được tính bởi các chỉ số sau:

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(ROS): Chỉ số ROS thể hiện tỷ suất sinh lời của doanh thu. Nó là chỉ số phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì sẽ có được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

-Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA): Tài sản của một công ty

được được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn đi vay, 2 nguồn vốn này được dùng vào các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận chính là tỷ số lợi nhuận trên tài sản hay còn là ROA. Tỷ số càng cao càng cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả, có nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có lãi.

- Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ suất này thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác đây là thước đo để công ty biết được một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lời.

ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả. Những cổ phiếu có ROE cao thường được nhà đầu tư ưa chuộng hơn.

Một phần của tài liệu 01_ NGUYEN DUC ANH (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w