Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 01_ NGUYEN DUC ANH (Trang 35 - 40)

7. Kết câu của luận văn

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.1. Các nhân tố bên trong của doanh nghiệp

Các nhân tố bên trong của doanh nghiệp là những nhân tố xuât phát từ trong nội bộ của doanh nghiệp đó. Có rất nhiều nhân tố bên trong doanh nghiệp có tác động tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm mỗi doanh nghiệp

nhưng có 4 nhân tố chính mà tác động của nó ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.1.1. Nguồn nhân lực và tay nghề người lao động

Nguồn nhân lực và người lao động có tay nghề cao là yếu tố có tính quyết định với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đây là nguồn tài nguyên không bao giờ cạn kiệt có thể sử dụng để kiểm soát các nguồn lực khác một cách hiệu quả nhất, nên vai trò của nó trong nền kinh tế và trong sản xuất xã hội hiện nay là rất quan trọng.

Trong doanh nghiệp, trình độ của người lao động không chỉ có tác động đến chất lượng, chi phí, độ tinh xảo của sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến năng suất lao động trong hệ thống vận hành công việc ở mỗi doanh nghiệp. Đây là yếu tố tác động trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đảm bảo sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần chú trong đến chất lượng, số lượng và nâng cao tay nghề cũng như kĩ năng làm việc của người lao động. Số lượng nhân lực đông mà ưu tú, có tay nghề cao, chất lượng tốt và cơ cấu hợp lý sẽ tạo ra được một nguồn lực có ưu thế cạnh tranh cao.

1.4.1.2. Vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp

Bên cạnh nguồn nhân lực thì năng lực tài chính là một yếu tố liên quan trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô nguồn vốn dồi dào, khả năng huy động vốn trong những lúc cần thiết và sử dụng vốn có hiệu quả để phát triển sinh lợi nhuận. Nếu như không có nguồn vốn dồi dào cũng như cách sử dụng vốn có hiệu quả .. sẽ hạn chế rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp như việc giảm chi phí, giảm giá thành, mua sắm trang thiết bị kĩ thuật hay là trong công tác đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Mặc dù trong thực tế không có doanh nghiệp nào có đủ vốn để triển khai tất cả mọi mặt nhưng việc có được nguồn năng lực tài chính mạnh sẽ phản ánh được sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp.

Chính vì vậy để nâng cao năng lực tài chính, doanh nghiệp cần phải có các bước đi và kế hoạch trong việc phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, đảm bảo được nguồn huy động vốn dưới mọi hình thức và phải xây dựng chiến lực để sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả tạo được uy tín với khách hàng, ngân hàng và những nơi cho doanh nghiệp vay vốn.

1.4.1.3. Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị

Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị công nghệ là yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp, là nhân tố đảm bảo năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Công nghệ hiện đại, tiên tiến cùng với cơ sở vật chất có chất lượng cho phép chúng ta rút ngắn thời gian làm việc, giảm chi phí, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm từ đó tạo ra lợi thế quan trọng trong việc cạnh tranh. Chính vì vậy doanh nghiệp cần chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu và nghiên cứu tìm tòi những thiết bị công nghệ mới trên thế giới phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Một doanh nghiệp có hệ thống Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến cộng với độ ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ tay nghề cao với khả năng quản lý tốt sẽ tạo ra được những sản phẩm có chất lượng mà giá thành lại rẻ, đảm bảo khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

1.4.1.4. Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý của doanh nghiệp

Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý được coi là yếu tố có tính quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó có sự ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý của mỗi doanh nghiệp được thể hiện qua các mặt:

- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: Thể hiện bằng những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho việc quản lý và điều hành bộ máy doanh nghiệp. Trình độ này không chỉ là những bằng cấp hay những lý thuyết suông mà còn thể hiện qua những kiến thức rộng lớn và phức tạp mà còn ở

những lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sự nhạy bén của đầu óc, sự quan sát tỉ mỉ, khả năng nắm bắt được cơ hội…Tất

cả những điều đó cần phải được rèn luyện trong những năm tháng làm việc không biết mệt mỏi, chỉ có như vậy mơi có thể đào tạo được lên một đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, có trình độ từ đó tác động đến khả năng cạnh tranh và sự phát triển của doanh nghiệp.

- Trình độ tổ chức quản lý: Thể hiện ở việc sắp xếp các công việc trong doanh nghiệp một cách có linh hoạt hay không; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị xí nghiệp, phòng ban không để xảy ra hiện tượng trồng chéo nhiệm vụ lên nhau để đùn đẩy trách nhiệm; tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh, gọn và nhẹ nhưng vẫn đảm bảo sự hiệu quả cao trong việc đưa ra những quyết định nhanh chóng , chính xác.

- Trình độ hoạch định chiến lược, lập kế hoạch điều hành tác nghiệp… giúp cho doanh nghiệp có một kế hoạch chiến lược cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định dài hạn hay ngắn hạn nhằm tác động đến khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

1.4.2. Các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp

Các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp là những nhân tố xuât phát từ ngoài nhưng có sự ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Có nhiều loại nhân tố bên ngoài như:

1.4.2.1. Pháp luật và chính sách của Nhà nước

Chính sách và pháp luật là tiền đề quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nội dung chính sách và pháp luật cần phải rõ ràng, nghiêm minh, chặt chẽ nhưng không được quá phức tạp, tại đó ghi rõ ràng những quy định về pháp luật, các lĩnh vực hạn chế hay khuyến khích đầu tư, tài chính, tiền tệ, công nghệ, thị trường.... Do đó, đây là yếu tố rất quan trọng và bao quát rất nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng.

1.4.2.2. Văn hóa, xã hội

Ở từng vùng miền khác nhau sẽ có một nền văn hóa và xã hội khác nhau. Những điều này sẽ tạo ra những thuật lợi cũng như khó khăn cho doanh

nghiệp trong quá trình cạnh tranh thị trường.

1.4.2.3. Khách hàng

Khách hàng là yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Việc đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng là điều kiện giúp cho doanh nghiệp có lợi thế về cạnh tranh. Tuy vậy doanh nghiệp cũng cần phải chú ý nếu không sẽ có thể bị khách hàng ép giảm giá, mặc cả nhưng lại mong được chất lượng tốt hơn nữa gây ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn.

1.4.2.4. Đối thủ và các sản phẩm thay thế

Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp phục vụ cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng chủng loại sản phẩm, cùng thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng. Qua việc hiểu biết về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp hình dung ra bức tranh tổng quát về thị trường và ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh hiện tại mà còn phải đề phòng đối thủ cạnh tranh ở trong tương lai.

Sự ra đời của sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng được với nhu cầu của thị trường theo chiều hướng ngày càng đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn. Sản phẩm thay thế thường có sức cạnh tranh cao hơn.

1.4.2.5. Các nhà cung cấp

- Với số lượng nhà cung cấp: Sẽ thể hiện mức cung ứng nguyên vật liệu và mức độ lựa chọn nhà cung ứng cho doanh nghiệp cao hay thấp. Từ đó cũng có thể cho thấy lĩnh vực mà doanh nghiệp đang làm có vị trí như thế nào trên thị trường.

- Với nhà cung cấp độc quyền: Tạo cho họ cơ hội để ép giá nhà sản xuất ở một mức giá do họ làm chủ.

1.5. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số công ty và bài học rút ra cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước sạch Hà Đông

Một phần của tài liệu 01_ NGUYEN DUC ANH (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w