7. Kết câu của luận văn
2.2.2. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh bằng mở rộng thị phần
Hiện nay, trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội ngoài Công ty MTV nước sạch Hà Đông đảm nhận việc cung ứng nước sạch thành phẩm cho sinh hoạt còn có những công ty khác cũng làm về lĩnh vực này như: Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội, Công ty nước sông Đà, Công ty nước mặt sông Đuống, Công ty cổ phần cấp nước sạch Sơn Tây và một vài đơn vị cấp nước cục bộ khác với tổng công suất trung bình 1 ngày đêm là 1.37 triệu m3/ngđ (năm 2019). Sơn Tây, 27000 Khác, 42000 Hà Đông, 71000 Sông Đà, 260000 Hà Nội, 670000 Sông Đuống, 300000
Biểu đồ 2.1 : So sánh thị phần giữa Công ty nước sạch Hà Đông và các đơn vị khác trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019
(Nguồn:Hội cấp thoát nước Việt Nam)
Dựa vào biểu đồ 2.1, có thể thấy được rằng công suất trung bình 1 ngày đêm của Công ty nước Hà Đông là khoảng 71.000 m3/ngđ (Công suất thiết kế là 92.000 m3/ngđ) từ đó ta có thể thấy thị phần mà Công ty nắm vào khoảng gần 5,2% trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội so với những Công ty khác như
nước sạch Hà Nội chiếm gần 49% hay sông Đà là 19% và sông Đuống là 22% thì tỉ lệ 5,2% của Công ty nước Hà Đông là quá thấp. Nguyên nhân là do nguồn nước chủ yếu sử dụng lại nguồn nước ngầm (UBND thành phố Hà Nội đang yêu cầu hạn chế sử dụng nước ngầm), nguồn nước mặt để có thể sử dụng vận hành xử lý lại không có, hệ thống thiết bị xử lý chỉ dùng xử lý nước ngầm chứ không sử dụng để xử lý nước mặt. Đây là điều khá là bất cập với Công ty nước Hà Đông nếu muốn tăng sản lượng nước do chính mình sản xuất cũng như tăng thị phần mảng nước sạch thương phẩm.
Năm 2005, Công ty đã được UBND tỉnh Hà Tây cũ giao làm chủ đầu tư các dự án cấp nước đô thị cho 8 huyện gồm: Thường Tín, Phú Xuyên, Đan Phượng, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Hoài Đức tại văn bản số 3418/UBND-VB và được sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB). Nhưng khi đó do nguồn vốn hạn hẹp cũng như nguồn nhân lực không đủ để đáp ứng với nhu cầu được đề ra, Công ty mới chỉ mới thực hiện được 1 phần của dự án tại văn bản 3418/UBND-VB khi thực hiện xong việc cấp nước cho huyện Phú Xuyên, huyện Đan Phượng, huyện Ứng Hòa, một phần của huyện Hoài Đức và huyện Thanh Oai. Đến năm 2008 tỉnh Hà Tây cũ sát nhập với thành phố Hà Nội, theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội đã đề ra thì Công ty nước sạch Hà Đông sẽ sát nhập với Công ty nước sạch Hà Nội nhưng được sự tin tưởng và quan tâm của thành phố đến năm 2009 Công ty được UBND thành phố Hà Nội cho giữ lại Công ty nước sạch Hà Đông và tiếp tục thực hiện dự án tại văn bản 3418/UBND-VB và phê duyệt dự án cấp nước sinh hoạt tại thị trấn Trôi (Hoài Đức), thị trấn Phú Minh (Phú Xuyên) và xã Tân Hội (Đan Phượng) tại quyết định số 2632/QĐ-UB.
Tính đến nay, Công ty đã quản lý và vận hành mạng lưới cấp nước trên địa bàn toàn quận Hà Đông, một phần quận Nam Từ Liêm và một phần phường Trung Văn của quận Thanh Xuân, huyện Phú Xuyên, huyện Đan Phượng, huyện Ứng Hòa và một phần của huyện Thanh Oai, huyện Hoài Đức và huyện Thanh Trì.
Phần lớn sản lượng nước để sử dụng cho việc xử lý thành nước sạch của Công ty hiện nay vẫn đến từ những nguồn nước ngầm dưới lòng đất. Tuy vậy bắt đầu từ giữa năm 2009 do sản lượng không còn đủ cung ứng so với nhu cầu phát triển của trên địa bàn Quận Hà Đông và các vùng phụ cận Công ty đã phải mua thêm nguồn nước sạch thương phẩm từ Công ty nước sạch sông Đà, năm 2017 là nguồn nước sạch từ Công ty nước sạch Hà Nam để cung cấp thêm cho địa bàn huyện Phú Xuyên và đến năm 2019 là nguồn nước sạch thương phẩm từ Công ty nước mặt sông Đuống để bổ sung đáp ứng vào nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Nguyên nhân là do cơ sở kĩ thuật và hạ tầng còn hạn chế, nguồn nguyên liệu chính là nguồn nước ngầm đầu vào lại quá thấp khiến việc sản xuất nước sạch của Công ty không có đủ đáp ứng với tốc độ phát triển của quận Hà Đông nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, ngoài ra trong thời gian tới đây UNBD thành phố Hà Nội cũng có chủ trương giảm thiểu sử dụng lượng nước ngầm mà thay vào đó là sử dụng nguồn nước mặt lại khiến cho Công ty gặp thêm nhiều khó khăn do Công ty không có nguồn nguyên liệu là nguồn nước mặt mà chỉ có nguồn nước ngầm. Đây là một vấn đề khá là khó khăn đối với Công ty nước sạch Hà Đông.
Bảng 2.8. Bảng số liệu tăng trưởng của sản phẩm nước sạch thương phẩm, nước tinh khiết và số hộ khách hàng từ năm 2016 - 2019
Năm 2016 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Hộ khách hàng (hộ) 140.214 143.066 154.308 158.275 Nước Tổng sản lượng (m3) 32.515.649 33.953.935 36.688.673 42.745.608 sạch Tổng sản lượng ghi 24.871.930 27.068.729 29.968.084 32.713.085 thương (m3) phẩm Tỉ lệ thất thoát (%) 23,50 20,28 18,32 23,47 Nước Bình (18.9l) 175.870 189.975 215.647 239.462 tinh Thùng 2.789 2.052 1.983 1.091 khiết (chai 350ml x 24)
Từ bảng 2.8 ta thấy số hộ khách hàng tăng từ 2 đến 7,8% đặc biệt là tăng mạnh vào năm 2018 sau khi trạm cấp nước số 3 Dương Nội đi vào hoạt động, chia theo bình quân lượng nước sử dụng là gần 194,5m3/hộ/năm tương đương 133lít/người/ngđ, cơ ban đáp ứng được nhu cầu cần thiết của người dân khi dùng nước sạch sinh hoạt theo ý kiến thành phố Hà Nội cung cấp từ 100 – 110 lít/người/ngđ với thời tiết bình thường và từ 120-140 lít/người/ngđ với thời tiết nắng nóng. Nhưng hiện nay tại một số khu vực như phường Biên Giang, phường Yên Nghĩa của quận Hà Đông; xã La Phù của huyện Hoài Đức và một số xã khác trên địa bàn người dân vẫn hạn chế dùng nước sạch bằng các loại nước khác như nước mưa và nước giếng khơi nguyên do là vì kinh tế và nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Công ty mà còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp để nâng cao ý thức của người dân trong sử dụng nước sạch.
Về sản lượng nước hàng năm ta có thể thấy, tổng sản lượng nước sạch thương phẩm ghi tại các nhà máy đều tăng theo hàng năm từ hơn 32 triệu m3 (năm 2016) lên đến gần 43 triệu m3 (năm 2019) tăng bình quân hàng năm từ 8% đến 16%/ năm. Trong khi đó tổng sản lượng đi ghi thực thế của các đơn vị đi ghi là gần 25 triệu m3 (năm 2016) cho đến năm 2019 là gần 33 triệu m3. Từ đó ta có thể thấy tỉ lệ thất thoát trong gia đoạn 4 năm (2016 - 2019) là rất lớn. Nguyên nhân thì có rất nhiều gồm cả chủ quan và khách quan; Một bộ phận dân cư tự ý đấu nối trái phép nguồn cấp nước, dùng nước sạch để kinh doanh, sản xuất dịch vụ… không đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng không đúng mục đích, dẫn đến lãng phí, thiếu ý thức tiết kiệm, lượng nước sử dụng lớn hơn nhiều lượng nước thanh toán, nhiều đơn vị thi công làm vỡ, gẫy đường ống nước nhưng không khai báo. Tuy vậy vấn đề chính ở đây lại là đường ống truyền tải nước. Để hiểu kĩ ta có thể nhìn vào biểu đồ 2.2 :
Nước sạch Hà Đông Nước sạch Hà Nội Công ty CP VIWACO 23.5 24.16 23.47 21.78 20.2821.7520.55 20.36 19.68 18.7 20.11 18.32 2016 2017 2018 2019 Biểu đồ 2.2. So sánh tỉ lệ Đông và các Công ty
thất thoát của nước sạch của Công ty nước Hà nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội
(Nguồn:XN Quản lý mạng lưới - CTNS Hà Đông)
Từ biểu đồ 2.2 ta có thể thấy tỉ lệ thất thoát của cả 3 công ty đều không có sự cách biệt nhau nhiều nguyên nhân chủ yếu chính việc vẫn còn phải sử dụng các đường ống truyền tải nước cũ, chất lượng xuống cấp bị nứt gẫy, rò rỉ nước trong lòng đất dẫn đến tình trạng thất thoát thất thu nước sạch. Đây là tình trạng chung trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ doanh thu hàng năm của Công ty và còn ảnh hưởng đến nguồn nước sạch sinh hoạt của khách hàng. Theo hiệp hội cấp thoát nước Việt Nam tính toán nếu giảm thất thoát xuống 1m3 sẽ tiết kiệm được 2/3 chi phí của việc sản xuất ra được 1m3 đó.
Với sản phẩm nước uống tinh khiết hiện Công ty đang cung cấp cho gần 180 đại lý lớn nhỏ với mức tiêu thụ loại đóng bình tăng theo hàng năm từ hơn 175 ngàn bình (năm 2016) tăng lên gần 240 ngàn bình (năm 2019) tăng đều đặn từ 8 đến 13.5%, còn về loại đong thùng 24 chai 350ml thì giảm sản lượng hàng năm do Công ty đang thực hiện kế hoạch “Hạn chế sử dụng đồ nhựa
Khác, 12.5
Kim Bôi, 8.4 Hadowa, 34.6
Aquafina, 6.6
Cawa, 8.2 La Vie, 26.7
Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ thị phần cung ứng nước tinh khiết tại quận Hà Đông và các vùng phụ cận năm 2018
(Nguồn: XN nước tinh khiết – CTNS Hà Đông) Theo như biểu đồ 2.3 ta có thể
thấy rằng thị phần sản phẩm nước tinh khiết của Công ty nước sạch Hà Đông trên địa bàn Hà Nội là khá lớn chiếm đến hơn 34% (khoảng hơn 1/3 thị trường quận Hà Đông) đây là sản phẩm nước đã gắn liền với người dân Hà Đông trong một thời gian dài, được người dân tin tưởng và sử dụng với chất lượng đã được đảm bảo an toàn. Sau đó là đến La Vie với hơn 26%, Kim Bôi và Cawa của Công ty nước Hà Nội là 8%, các hãng khác là hơn 12%, cuối cùng là và Aquafina là khoảng 7%. Trong thời gian tới đây để đáp lại sự yêu mến của khách hàng Công ty cần phải có những chiến lược phù hợp và cụ thể để nâng cao thị phần đưa sản phẩm này đến với mọi gia đình không chỉ trên địa bàn quận Hà Đông mà còn cả thành phố Hà Nội và xa hơn là trên toàn quốc.