7. Kết câu của luận văn
2.2.3. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các nguồn lực
2.2.3.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu trong quá trình điều hành và hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc sử
dụng, nâng cao chất lượng và sử dụng ra sao cho có hiệu quả hay không chính là điều mà bất kì ban lãnh đạo Công ty nào cũng rất là quan tâm.
Công ty nước sạch Hà Đông cũng hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao nguồn nhân lực nên rất coi trọng về vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Công ty luôn rà soát, cân đối về cả chất lượng và số lượng sao cho phù hợp ở từng phòng, ban, xí nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn:
Quy mô nguồn nhân lực
Trước hết ta xem xét cơ cấu lao động theo chức năng để có được cái nhìn tổng quan về sự phân công, bố trí lao động và công việc trong Công ty, để thấy được mức độ phù hợp về quy mô nguồn nhân lực Công ty với công việc.
Theo thống kê của phòng tổ chức hành chính thì đến cuối năm 2019 Công ty nước sạch Hà Đông có 709 người. Số lượng cơ cấu cụ thể và tình hình người lao động được phản ánh trong các bảng số liệu 2.9 sau:
Qua Bảng 2.9 ta thấy: Trong giai đoạn 2016 - 2019, quy mô nhân lực của Công ty không có sự biến động lớn, cụ thể:
- Tổng số lao động gián tiếp toàn Công ty, bao gồm Cán bộ lãnh đạo, các nhân viên nghiệp vụ văn phòng và lái xe, bảo vệ, tạp vụ ít có sự thay đổi số lượng người tăng từ 248 chiếm 35,28% (năm 2016) lên 251 người chiếm 35,41% (năm 2019) trong đó nhóm lãnh đạo Công ty và lái xe, bảo vệ, tạp vụ không có sự thay đổi trong suốt 4 năm nhưng nhóm nhân viên văn phòng có sự tăng lên từ 181 người chiếm 72,98% (năm 2016) lên 184 người chiêm 73,31% (năm 2019) với số lượng không cao, song chính nhóm lao động này lại nắm giữ vai trò xương sống và là nòng cốt của Công ty nhóm lao động này đều là những cán bộ kỹ thuật, kỹ sư nghiệp vụ được tuyển chọn kỹ càng, họ có trình độ chuyên môn, đủ để đáp ứng yêu cầu công việc và trợ giúp cho Lãnh đạo trong công tác quản lý, vận hành dây truyền sản xuất và là đầu mối để triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh xuống các nhà máy, trạm sản xuất của đơn vị.
Bảng 2.9. Cơ cấu lao động theo chức năng tại Công ty nước sạch Hà Đông (2016-2019)
Năm 2016 2017 2018 2019
Cơ cấu lao động Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
(người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%)
Cán bộ Lãnh đạo (bao gồm Chủ Lao tịch, Tổng Giám đốc, Phó Tổng 50 20,16 50 20,16 50 20,00 50 19,92 giám đốc, trưởng – phó phòng, động giám đốc – phó giám đốc) gián
tiếp Nhân viên văn phòng 181 72,98 181 72,98 183 73,20 184 73,31
(Công ty + XN)
Bảo vệ, tạp vụ, lái xe 17 6,86 17 6,86 17 6,80 17 6,77
Tổng 248 35,28 248 35,28 250 35,37 251 35,41
Lao Đội trưởng, tổ trưởng 53 11,65 53 11,65 53 11,59 53 11,57
Ghi số đồng hồ + thu ngân 271 59,56 271 59,56 272 59,52 272 59,38
động
Công nhân sửa chữa 54 11,87 54 11,87 54 11,81 54 11,79
trực
Công nhân thi công 30 6,59 30 6,59 30 6,56 31 6,76
tiếp
Công nhân vận hành máy móc 47 10,33 47 10,33 48 10,52 48 10,50
Tổng 455 64,72 455 64,72 457 64,63 458 64,59
Tổng số lao động 703 100 703 100 707 100 709 100
- Với đặc thù riêng của Công ty chủ yếu là lao động chân tay thì nhóm lao động trực tiếp chiếm tỉ lệ lớn ở Công ty từ 455 người chiếm 64,72% (năm 2016) lên thành 458 chiếm 64,59% (năm 2019) tuy tỉ lệ có giảm nhưng số người lại tăng lên thêm 3 người. Mặc dù trong thời gian qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có phầm được mở rộng nhưng số lao động trong các nhóm thuộc lao động trực tiếp không có sự biến động nhiều chứng tỏ năng lực của nhóm lao động này hoạt động tương đối ổn định và vẫn đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong đó, chiếm phần lớn là nhóm nhân viên ghi thu có số lượng là 271 người chiếm 59,56% (năm 2016) thì đến năm 2019 tăng lên là 272 người chiếm 59,38%; những nhóm còn lại như tổ trưởng, đội trưởng, công nhân thi công, công nhân sửa chữa, công nhân vận hành máy móc cũng không có sự thay đổi quá lớn về số lượng lao động.
Từ bảng 2.10 trên ta thấy:
- Theo trình độ học vấn: Cơ cấu trình độ chuyên môn của người lao động Công ty khá là đa dạng từ trình độ THPT, trung cấp, cao đẳng đến đại học và sau đại học nhưng tựu trung lại thì đều tăng theo chiều hướng tích cực. Từ năm 2016 đến năm 2019 những người có bằng từ cao đẳng đại học đến sau đại học có xu hướng tăng lên từ 494 người chiếm 70,26% (năm 2016) lên 516 người chiếm 72,78% (năm 2019), số người có bằng trung cấp chiếm không nhiều nhưng vẫn tăng nhẹ theo hàng năm từ 131 người chiếm 18,64% (năm 2016) lên 136 người chiếm 19,18% (năm 2019), trong đó những người có bằng chuyên môn kỹ sư, trung cấp ngành nước và kỹ sư ngành khác là 55/652 người (năm 2019) chiếm 7,2% theo bảng 2.9
Bảng 2.10. Tình hình lao động của Công ty nước sạch Hà Đông từ năm 2016 - 2019
2016 2017 2018 2019
Năm
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Chỉ tiêu (người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%)
Tổng số lao động 703 100 703 100 707 100 709 100 Sau đại học 8 1,13 10 1,42 13 1,84 13 1,83 Trình độ học Đại học, cao đẳng 486 69,13 492 69,98 501 70,86 503 70,95 vấn Trung cấp 131 18,64 133 18,91 133 18,81 136 19,18 Trung học phổ thông 78 11,10 68 9,69 60 8,49 57 8,04
Phân theo giới Nam 330 46,9 329 46,7 331 46,8 331 46,6
tinh Nữ 373 53,1 374 53,3 376 53,2 378 53,4 < 30 301 42,81 295 41,96 289 40,87 272 38,36 Theo độ tuổi 30–50 336 47,79 351 49,92 367 51,90 389 54,86 > 50 66 9,40 57 8,12 51 7,23 48 6,87 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – CTNS Hà Đông)
Bảng 2.11. Số lượng cán bộ công nhân viên cho bằng cấp ngành nước năm 2019
(Đơn vị tính: Người)
Vị trí côngviệc Lãnh đạo, giám Chuyên viên, kỹ Công
Trình độ, đốc phó giám thuật viên các nhân Tổng
đốc, trưởng phó phòng ban, xí lao chuyên ngành
phòng... nghiệp động
đào tạo
1.Kỹ sư cấp thoát nước 05 08 00 13
2.Trung cấp cấp thoát nước 00 03 21 24
3. Kỹ sư ngành khác 07 11 00 18
Tổng 12 22 21 55
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính– CTNS Hà Đông) Chỉ có chỉ số những
người lao động có bằng THPT là giảm từ 78 người chiếm 11,10% (năm 2016) xuống chỉ còn 57 người chiếm 8,04% (năm 2019). Điều đó chứng tỏ trong thời gian vừa qua yêu cầu về bằng cấp, học vấn để nâng cao tay nghề ở Công ty đã có những sự thay đổi rõ rệt để chủ động trong công tác đào tạo tay nghề cho người lao động ngoài việc khuyến khích người lao động đăng ký tham gia các lớp học nâng cao bằng cấp, nâng cao tay nghề ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học thì hàng năm Công ty có liên kết với trung tâm dậy nghề mở những lớp đào tạo ngay tại Công ty để nâng cao tay nghề thực hành cho người lao động từ 1 đến 2 tháng, sau những đợt đào tạo đó là có kỳ thi để kiểm tra năng lực của người lao động.
- Theo giới tính người lao động: Quy mô nhân lực toàn Công ty ít có sự thay đổi từ năm 2016 - 2019, tỷ trọng lao động Nam và lao động Nữ cũng không có sự chênh lệch lớn. Năm 2016 tỷ lệ số lao động nữ là 373 người chiếm 53,1% còn lao động nam là 330 người chiếm 46,9% đến năm 2019 thì tỷ lệ số lao động nữ tăng lên là 378 người chiếm 53,4% còn lao động nam là 331 người chiếm 46,6%. Mặc dù hàng năm đều có tăng về số lượng người nhưng tỷ lệ tăng giảm không có sự biến động quá lớn đồng đều và duy trì ở mức độ ổn định giữa hai tỷ lệ lao động này (trong giai đoạn 4 năm). Do đặc thù
tính chất công việc nên lao động nữ thường được phân vào các phòng, ban và các xí nghiệp kinh doanh thường là những nơi lao động gián tiếp trong hoạt động kinh doanh, còn lao động nam thường đảm nhận những công việc nặng nhọc hơn ở các xí nghiệp, nhà máy và các trạm bơm tăng áp. Qua đó cho thấy Công ty đã tạo cơ hội việc làm ổn định, phù hợp cho cả hai đối tượng.
- Theo độ tuổi: Quan bảng số liệu trên ta thấy đội ngũ lao động dưới 30 đang có chiều hướng giảm dần (năm 2016 có 301 người, chiếm 42,81 % thì đến năm 2019 giảm còn 272 người, chiếm 38,36%) đây là nhóm nam, nữ thanh niên, ở họ có sức trẻ, sức khỏe, bằng cấp, song kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm chưa có, còn nhiều hạn chế về mặt ý thức, trách nhiệm. Ngoài ra do chuyên môn công việc nên chỉ có một số lao động trẻ được bố trí đúng với trình độ chuyên môn và làm việc ở vị trí gián tiếp như các công việc ở phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính… là có ý thức trách nhiệm, học hỏi, ý chí phấn đấu vươn lên và nhiệt huyết với công việc được giao đồng, còn tồn tại và hạn chế cơ bản và nhiều hơn cả là nhóm lao động trực tiếp, họ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc do môi trường làm việc tay chân là chủ yếu nên có phần chán nản trong khi làm việc.
Nhóm lao động ở độ tuổi từ 30 đến dưới 50 chiếm tỷ lệ lớn và chủ yếu trong Công ty và có chiều hướng ra tăng hàng năm (năm 2016 có 336 người chiếm 47,79% thì đến năm 2019 tăng lên 389 người chiếm 54,86%) nhóm người lao động trong độ tuổi này có đủ sức khỏe, độ chín muồi cả về chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp vững vàng, ý thức, trách nhiệm cao và tư tưởng ổn định nên họ luôn làm việc với tinh thần thỏa mái, sẵn sàng công hiến hết mình cho Công ty, chất lượng và hiệu quả công việc cao hơn hẳn so với nhóm tuổi dưới 30 và nhóm tuổi trên 50.
Nhóm lao động trên 50 tuổi thì đang có xu hướng giảm dần (năm 2016 có 66 người, chiếm 17,6% nhưng đến năm 2019 chỉ còn 48 người, chỉ còn chiếm 6,87%) ở nhóm độ tuổi này đã chín cả về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nhưng vì đã có tuổi, chuẩn bị về hưu nên thể lực, sự nhiệt tình, sáng tạo trong công việc phần nào đã bị giảm sút.
Bảng 2.12. Thâm niên công tác tại Công ty nước sạch Hà Đông (2016-2019)
2016 2017 2018 2019
Năm Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng lượng lượng lượng
(%) (%) (%) (%)
(người) (người) (người) (người)
< 10 năm 207 29,44 197 28,02 199 28,15 193 27,22 > 10 – 20 năm 286 40,68 289 41,11 283 40,03 280 39,49 > 20 năm 210 29,88 217 30,87 225 31,82 236 33,29
Tổng 703 100 703 100 707 100 709 100
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – CTNS Hà Đông) - Theo thâm niên công
tác: Từ bảng 2.12 có thể thấy được rằng nhóm lao động làm việc dưới 10 năm chỉ chiếm 29,44% (năm 2016) đến năm 2019 thì chỉ có 27,22%, nhân lực tập trung chủ yếu ở độ tuổi này gồm cả lao động cũ và cả lao động mới tuyển dụng nhưng số đông còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, tay nghề ở bộ phận lao động trực tiếp. Tuy nhiên, nhóm lao động này có ưu thế về thể lực sức trẻ, sức khỏe, về trí lực cùng với sự nhanh nhạy và khả năng tiếp thu kiến thức mới rất tốt. Chính vì vậy nếu được đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn ngành cùng với sự trau dồi của bản thân người lao động thì đây sẽ là nhóm lao động tiềm ẩn đáp ứng được yêu cầu công việc cao, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giúp cho Công ty ngày càng lớn mạnh. Nhóm lao động có thời gian công tác từ trên 10-20 năm và trên 20 năm luôn chiếm tỷ trọng lớn năm 2016 là 496 người chiếm 70,56% đến năm 2019 tăng lên là 516 người chiếm 72,78% đây là nhóm người lao động đã có thâm niên công tác lâu dài, hiểu rõ tình hình làm việc tại Công ty chính vì vậy Công ty cần có sự phân công, bố trí ở những vị trí phù hợp với khả năng làm việc, xử lý chuyên môn cũng như sức khỏe để khai thác tối đa khả năng, năng lực của họ.
Ngoài thời gian công tác thì thông qua bậc thợ ta có thể đánh giá được trình độ chuyên môn tay nghề của người lao động trong Công ty.
Bảng 2.13. Bậc thợ của lao động trực tiếp tại Công ty nước sạch Hà Đông
Đơn vị tính: Người
Năm Loại lao động Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc Tổng
1 2 3 4 5 6 7 Đội, tổ trưởng 0 0 0 11 26 14 2 53 2016 Ghi thu 43 113 89 14 12 0 0 271 Công nhân 31 25 20 22 19 8 6 131 Tổng 75 140 110 49 57 22 8 455 Đội, tổ trưởng 0 0 0 9 25 17 2 53 2017 Ghi thu 32 120 91 16 12 0 0 271 Công nhân 26 29 21 22 19 8 6 131 Tổng 58 149 112 47 56 25 8 455 Đội, tổ trưởng 0 0 0 9 25 17 2 53 2018 Ghi thu 26 124 93 16 12 1 0 272 Công nhân 20 23 28 26 20 8 6 131 Tổng 46 147 121 51 57 26 8 457 Đội, tổ trưởng 0 0 0 9 24 17 3 53 2019 Ghi thu 21 127 94 17 12 1 0 272 Công nhân 15 27 29 27 20 8 6 132 Tổng 36 154 123 53 56 26 9 458
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính– CTNS Hà Đông) Trong bảng 2.13 chỉ đề
cập đến bậc thợ của lượng lao động trực tiếp, số lao động còn lại là đội ngũ lao động gián tiếp chủ yếu là lãnh đạo, kỹ sư, cán bộ kĩ thuật, nhân viên khối văn phòng và bảo vệ được hưởng lương theo hệ số lương chứ không hưởng lương theo tay nghề bậc thợ.
Ta có thể thấy số lao động ở bậc 1, 2 và 3 có sự biến động tăng, giảm mạnh thất thường do sự điều chuyển, bổ sung nhân sự mới. Theo quy định của Công ty thì đối với lao động mới tuyển dụng thì làm công việc gì hưởng lương theo bậc của công việc đó, đối với lao động không đúng chuyên ngành thì sẽ bắt đầu từ bậc 1. Sau khi làm việc đủ 1 năm sẽ được tham gia khóa ôn
và thi nâng bậc lương 1 lần/ 1 năm, tùy thuộc vào kết quả thi của người lao động mà họ có thể được lên bậc hoặc vẫn ở nguyên bậc. Các lao động bậc trung thuộc bậc 4, 5 thì có sự tăng, giảm duy trì ổn định và có sự tăng theo từng năm như thợ bậc 4 năm 2016 tổng số chỉ có 49 người thì đến năm 2019 đã có 53 người còn ở bậc 5 thì giảm từ 57 xuống còn 56 người. Ở nhóm công nhân bậc cao 6, 7 thì việc tăng giảm không có sự biến động quá lớn, đây là nhóm thợ bậc cao có trình độ tay nghề và kinh nghiệm lâu năm nên vậy để có thể lên được thợ bậc 6, 7 thì đòi hỏi người lao động cần có cả một quá trình làm việc lâu dài có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và trình độ tay nghề phải cao. Số lao động ở bậc 1, 2, 3 chiếm nhiều hơn số lao động bậc trung và bậc cao do phần lớn đây là lao động trẻ vừa mới ra trường, tay nghề chuyên môn và kinh nghiệm còn non kém nên thế Công ty cần có những biện pháp trong việc đào tạo, kịp thời bổ sung và bồi dưỡng kiến thức thực hành nhiều hơn nâng cao trình độ tay nghề.
Qua các bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng nguồn nhân lực của Công ty nước sạch Hà Đông có chất lượng khá, với số lao động có thâm niên, kinh nghiệm công tác, bằng cấp đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, Công ty cần phải quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo trình độ chuyên môn để giúp cho người lao động làm quen với nền sản xuất kinh tế hiện đại 4.0 ngày