Nhóm tiêu chí định tính

Một phần của tài liệu 01_ NGUYEN DUC ANH (Trang 34 - 35)

7. Kết câu của luận văn

1.3.2.Nhóm tiêu chí định tính

1.3.2.1. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

Đây là tiêu chí giúp cho doanh nghiệp tạo dựng được sự tin tưởng không chỉ trong lòng khách hàng mà còn ở chỗ người cung ứng, đối tác liên minh… Ngày nay, thương hiệu và uy tín có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong kinh doanh vì nó giúp giảm thiểu những chi phí không đáng có, nuôi dưỡng các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác ngày càng bền vững. Khi uy tín của doanh nghiệp được nâng cao thì thương hiệu của doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh và thành công hơn các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp vô hình chung sẽ kích thích được người mua nhanh chóng quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp được gia tăng. Từ đó làm thúc đẩy khả năng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, mà đây lại là điều quan trọng dẫn đến sự thành công trong tương lai của doanh nghiệp.

1.3.2.2. Kinh nghiệm của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có bề dầy kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh một ngành nghề nhất định nào đó sẽ được đánh giá cao về năng lực cạnh tranh. Kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra được những đường lối trong việc khai thác các nguồn lực sao cho có hiệu quả, duy trì hoạt động kinh doanh, biết nắm bắt và xử lý nhanh chóng các tình huống quan trọng nhằm phát triển doanh nghiệp.

1.3.2.3. Đổi mới của doanh nghiệp

Hiện nay trong nền kinh tế toàn cầu hóa, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có sự nhạy bén, dự đoán được những biến động của thị trường để đưa ra được những biện pháp nhằm đổi mới để đáp ứng được những thay đổi nhu cầu đó. Nhất là về sản phẩm

của doanh nghiệp, cần phải có sự đổi mới thường xuyên theo xu hướng tốt hơn về cả chất lượng lẫn giá thành rẻ hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Sự ra đời của sản phẩm mới cho phép doanh nghiệp không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh còn có thể đẩy lùi được sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trường đang tham gia.

Khả năng đổi mới của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi, đứng vứng được trước những biến động của thị trường cạnh tranh. Khả năng đổi mới của doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều khía cạnh như về cơ cấu tổ chức, quản lý, quá trình sản xuất, chiến lược trong các hoạt động kinh doanh…

1.3.2.4. Liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế

Các doanh nghiệp tồn tại trên thị trường ít nhiều đều có những môi liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp khác nhau nhằm tiếp cận và khai thác những lợi ích mà đối tác có thể mang lại cho mình nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh tạo ra được các lợi thế cạnh tranh trước đối thủ và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác được thể hiện ở việc biết nhìn nhận và nắm bắt cơ hội kinh doanh, biết lựa chọn đối tác kinh doanh và việc vận hành sự liên kết, hợp tác đó một cách có hiệu quả và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Khả năng liên kết và hợp tác thể hiện được sự linh hoạt, nhạy bén của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt được những cơ hội kinh doanh trên thương trường.

Một phần của tài liệu 01_ NGUYEN DUC ANH (Trang 34 - 35)