Phát triển hệ thống phân phối

Một phần của tài liệu 01_ NGUYEN DUC ANH (Trang 109 - 121)

7. Kết câu của luận văn

3.2.7. Phát triển hệ thống phân phối

Hiện nay, Công ty nước sạch Hà Đông có 6 nhà máy nước và một số trạm cấp nước nhỏ với tổng công suất là gần 35 triệu m3/năm (năm 2019) cùng với khoảng 180 đại lý lớn nhỏ cung cấp nước tinh khiết thành phẩm cho thị trường tiêu dùng.

Được sự cho phép của UBND thành phố Hà Nội trong thời gian tới đây Công ty nước sạch Hà Đông tiếp tục triển khai mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nước sạch ra các huyện phía nam và phía tây của thành phố Hà Nội. Ngoài ra còn tìm kiếm đối tác làm đại lý cung ứng sản phẩm nước tinh khiết của Công ty.

Nội dung giải pháp

- Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa Công ty

Hiên nay, Công ty nước sạch Hà Đông vẫn đang trong quá trình chuẩn bị các bước tiến hành cho việc cổ phần hóa doanh nghiệp. Vì vấn đề cổ phẩn hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp nhận các trạm cấp nước cũng như triển khai các dự án mới của Công ty trong thời gian tới (nguyên nhân là do vốn đầu tư). Vậy nên Công ty cần phải đẩy nhanh các bước tiến hành qua trình cổ phẩn hóa.

- Đối với nước sinh hoạt thương phẩm:

Một là, đối với các địa bàn mới Công ty cần triển khai nhanh việc tiếp

nhận các trạm cấp nước tại các huyện đã được UBND thành phố Hà Nội bàn giao. Kiểm tra tình trạng hệ thống xử lý nguồn nước cũng như hệ thống đường ống truyền tải cấp nước từ đó có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa các trạm cấp nước của các huyện được bàn giao, đầu tư và mở rộng đường ống truyền tải đến các khu tập chung dân cư như thôn, làng, phố thị tại các xã, thị trấn và những khu vực chưa có hệ thống nước sạch khác.

Hai là, đối với các địa bàn cũ, địa bàn lâu năm Công ty nên có kế hoạch nâng cấp các nhà máy và các trạm cấp nước, tiếp tục rộng đầu tư các đường mở ống truyền tải cỡ lớn, các trạm bơm tăng áp đến các khu vực cuối nguồn, các khu vực nước yếu thường xuyên xảy ra tình trạng mất nước để đáp ứng nhu cầu

sử dụng sạch sinh hoạt ngày càng gia tăng của người dân. Có kế hoạch cải tạo lại những đường ống truyền tải lâu năm, cắt hủy những đường ống mục hỏng không còn sử dụng được, giảm thiểu tỷ lệ thất thoát nguồn nước.

Tuy nhiên, việc mở rộng mang lưới cấp nước cần phải được xem xét kỹ, có kế hoạch cụ thể, tránh việc mở rộng ồ ạt, phải lựa chọn những địa bàn trọng điểm đang, tập trung đông dân cư và có nhu cầu cấp thiết về nước sạch sinh hoạt.

- Đối với nước tinh khiết:

Một là, đối với các địa bàn lâu năm và lân cận cần tăng thêm số lượng

đại lý, đầu mối tiếp thị sản phẩm cho Công ty. Để tăng số lượng đại lý, Công ty cần áp dụng các biện pháp khuyến khích như: Cho tăng về việc hưởng mức hoa hồng, cho vay vốn, nâng mức dư nợ hàng tháng đối với đại lý bán được nhiều sản phẩm, vận chuyển hàng hóa đến tận nơi....

Hai là, đối với các địa bàn ở xa như huyện Ứng Hòa, Phú Xuyên, Đan

Phượng, Công ty nên có sự tìm hiểu tiếp xúc với khách hàng về nhu cầu sử dụng nước tinh khiết đóng bình từ đó có kế hoạch để mở thêm các đầu mối chi nhánh của xí nghiệp nước tinh khiết tại các khu vực đó.

Dù vậy, việc tăng số lượng đại lý, đầu mối cũng cần được xem xét kĩ lưỡng, phải lựa chọn những đơn vị, cá nhân tại địa bàn có uy tín, năng lực về vốn, cơ sở vật chất...

Điều kiện thực hiện

- Điều kiện đầu tiên và cũng là quan trọng nhất chính là vốn đầu tư. Để mở rộng phát triển kênh phân phối, Công ty cần phải có một lượng vốn đầu tư lớn.

- Cần có đội ngũ cán bộ công nhân viên có tầm nhìn trong việc đưa ra các kế hoạch, chiến lược cụ thể trong việc đầu tư mở rộng phát triển hệ thống phân phối.

Tiểu kết chương 3

Trong thời gian qua tình hình nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều sự biến chuyển không ngừng. Hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp không ngừng được đẩy mạnh. Tuy vậy không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiến hành nâng cao năng lực cạnh tranh thành công nguyên nhân đến từ những điểm yếu nội tại của doanh nghiệp đó mà còn đến từ những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể khắc phục được phần nào những hạn chế cũng như phòng ngừa được những khó khăn có thể sẽ phải đối mặt trong tương lai, doanh nghiệp cần phải luôn tìm cho mình những giải pháp nhằm tạo điều kiện chi quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả nhất.

Trong những năm qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông tuy có sự thay đổi nhưng vẫn còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn. Do đó, ngay lúc này cần phải có những biện pháp mới hữu hiệu hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Thông qua những nghiên cứu trên, tác giả có đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty đó là:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm

- Phát triển sản phẩm mới và các dịch vụ gia tăng - Phát triển hệ thống phân phối

- Nâng cao nghiệp vụ chăm sóc khách hàng

- Tăng cường đào tạo đội ngũ, phát triển nguồn nhân lực - Hoàn thiện bộ máy tổ chức

Để quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty có hiệu quả không chỉ cần có sự kết hợp, đồng lòng từ ban Lãnh đạo đến những cán bộ công nhân viên của Công ty mà còn cần có sự giúp đỡ từ những yếu tố bên ngoài như Chính phủ, đối tác, khách hàng... có như vậy thì quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty nước sạch Hà Đông mới có được hiệu quả tốt nhất, phù hợp nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong bối cảnh toàn cầu hóa với nền kinh tế thị trường mở cửa hiện nay của Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến không chỉ là khả năng sống còn của doanh nghiệp mà hơn hết còn là sự phát triển của cả nền kinh tế của một quốc gia, một khu vực. Đối mặt với những thử thách to lớn từ những đối thủ cạnh tranh sừng sỏ, có nhiều kinh nghiệm, tài chính lớn mạnh, công nghệ hiện đại thì vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh lại càng vô cùng cần thiết buộc các doanh nghiệp không ngừng lỗ lực để thay đổi mình để thích nghi với thời cuộc mới, cuộc chơi mới.

Đối với Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cũng không nằm ngoài quy luật này, Công ty cũng đã có những bước chuẩn bị, tinh toán và xây dựng của riêng mình. Tuy đã có được những bước đầu thành công nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khó khăn và thách thức. Ban lãnh đạo Công ty hiểu rằng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty là cả một quá trình xuyên suốt, liên tục, là một công việc đầy khó khăn và cần có sự kết hợp tổng lực của cả những điều kiện bên trong cũng như những điều kiên bên ngoài doanh nghiệp, chỉ khi đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh mới có hiệu quả hơn.

Trong bài này, tác giả đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những vấn đề về nâng cao năng lực cạnh tranh, phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty thông qua phân tích những thực trang để nâng cao năng lực cạnh tranh như nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, công nghệ - kĩ thuật, thương hiệu, cơ sở vật chất… Đồng thời kết hợp với những tiêu chí tác động vào năng lực cạnh tranh của Công ty cùng với những yếu tố bên trong, bên ngoài công ty để từ đó được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông trong quá trình hội nhập kinh tế.

Từ đó đưa ra những mục tiêu, phương hướng và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông.

2. Khuyến nghị

2.1. Khuyến nghị với Nhà nước

Nhà nước chính là chủ thể tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp hay nói cách khác chính là người đóng vai trò là vị trọng tài điều chỉnh những hoạt động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy Nhà nước cần tạo ra một một môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp phát huy năng lực hoạt động và cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập ngày nay.

- Xây dựng một môi trường pháp lý công bằng và lành mạnh, ở đó các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác. Đồng thời cũng phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật để các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh, tránh những việc làm ăn bất chính, gian lận…

- Cần có những chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp hơn nhằm thúc đẩy sự phát triển của từng lĩnh vực, từng ngành nghề cụ thể như: chính sách phát triển kinh tế, chính sách về tiền tệ, …

- Sửa đổi, bổ sung cải cách hệ thống chính sách thuế hiện hành sao cho phù hợp hơn với chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

- Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận hơn với những nguồn vốn giá rẻ. Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, kéo dài hơn thời hạn vay vốn vì phần lớn các nguồn vốn cho vay của Nhà nước là các nguồn vốn ngắn hạn. Các doanh nghiệp chưa kịp hưởng lợi từ các dự án đầu tư đã phải lo đi trả nợ.

- Đảm bảo ổn định chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia trên thế giới nhằm tạo ra sức hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, giảm nhận siêu – tăng suất siêu, kiềm chế lạm pháp. Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và dự báo tình hình kinh tế trong và ngoài nước để các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh…

Việt Nam đang từng bước hoàn thiện về mặt thể chế. Do vậy cần phải có thêm thời gian để Nhà nước, Chính phủ Việt Nam hoàn thiện được một môi trường kinh doanh mà ở đó các doanh nghiệp cùng nhau xây dựng cùng nhau phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Max – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Lê Thị Thế Bửu (2019), “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định”, Luận án tiến sĩ, Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế, Huế.

3. Chính phủ (2019), Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, Hà Nội.

4. Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông (2016 – 2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2019, Phòng Kế toán, Hà Nội. 5. Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông (2016 – 2019), Giấy chứng nhận

chất lượng nước năm 2019, Phòng hóa nghiệm và chất lượng, Hà Nội.

6. Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông (2016 – 2019), Báo cáo sản

lượng hàng năm từ năm 2016 đến năm 2019, Xí nghiệp Quản lý mạng

lưới, Hà Nội.

7. Công ty nước sạch Hà Nội (2016 -2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh từ năm 2016 đến năm 2019, Phòng Kế toán, Hà Nội.

8. Công ty cấp thoát nước Bình Dương (2016 – 2019), Thông tin hoạt động

kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2019, Phòng thông tin, Bình Dương.

9. Vũ Kim Dũng, Nguyễn Văn Công (2012), Sách kinh tế học, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

10. Dương Ngọc Dũng (2010), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael

Porter, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

11. Fred R.David (2015), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

12. Phạm Thu Hương (2017), "Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và

đại học Mỏ - Địa Chất, Hà Nội.

13. Hiệp hội cấp thoát nước Việt Nam (2019), Tình hình cấp nước trên địa

bàn thành phố Hà Nội năm 2019 , Hà Nội.

14. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh

tranh không lành mạnh ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Nguyễn Bách Khoa (2004), "Phương pháp luận xác định năng lực cạnh

tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp", Tạp chí Khoa học

thương mại số 4+5 Hà Nội.

16. Nguyễn Hoàng Long (2010), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp thuộc Vinatex trong hoạt động xuất nhập khẩu,

Đại học Thương Mại, Hà Nội.

17. Michael E.Porter (2013), Lợi thế cạnh tranh và Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

18. Đoàn Hùng Nam (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp thời hội nhập, NXB. Thanh Niên, Hà Nội.

19. OECD & WB - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế và Ngân hàng Thế giới (Hoàng Xuân Bắc dịch) (2004), Khuôn khổ cho việc xây dựng và

thực thi luật và chính sách cạnh tranh.

20. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2009), Báo cáo thường niên

doanh nghiệp Việt Nam 2008: kết quả điều tra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Quốc hội (2018), Luật cạnh tranh.

22. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh

sản phẩm, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

23. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.

Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

25. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các

doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất

bản Thống kê, Hà Nội.

26. Đào Trường Thành (2019), “Các nhân tố chủ yếu tác động tới năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận án tiến sĩ,

Viện Chiến lược và Phát triển, Hà Nội.

27. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các

doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,

Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Trần Văn Thi (2012), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

có vốn đầu tư Việt Nam tại thị trường Campuchia đến năm 2020”, Luận

án tiến sĩ, Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 29. Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (2010 ), Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội.

Tiếng Anh

30. Adame J.H (1993), Longman dictionary of business english, Publisher of

Longman York Press, England.

31. Adam Smith (1993), Wealth of Nations, Oxford University Press, England. 32. Michael E.Porter (2010), Vietnam Competitiveness Report, Central

V/v: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông

Xin chào các quý vị !

Tôi tên là Nguyễn Đức Anh, đang thực hiện đề tài nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước sạch Hà Đông. Phiếu khảo sát dưới đây là một phần trong quá trình nghiên cứu của tôi. Sự tham gia và thông tin cá nhân của quý vị sẽ được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ cho riêng mục đích nghiên cứu của đề tài này. Hãy

Một phần của tài liệu 01_ NGUYEN DUC ANH (Trang 109 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w