Phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu 1. Luan an-TKV (Trang 55 - 57)

Chọn địa điểm nghiên cứu: Chọn chủ đích huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, nơi các xã trên địa bàn có trường tiểu học, dân số đông, tương đồng. Sở Y tế, trung tâm Y tế dự phòng tỉnh,

huyện nhiệt tình, đồng ý triển khai nghiên cứu.

Chọn xã: Chọn ngẫu nhiên 5 xã của huyện Phú Bình có điều kiện kinh tế và

mức sống tương đương nhau, tỷ lệ SDD cao theo báo cáo của trung tâm y tế huyện (trong huyện có 1 thị trấn và 20 xã). Cán bộ y tế nhiệt tình tham gia chương trình,

có trường học và người dân nhiệt tình tham gia.

Chọn trường: Chọn toàn bộ trường tiểu học tại 5 xã được chọn.

Chọn đối tượng nghiên cứu:

Bước 1: Lập danh sách toàn bộ học sinh lớp 2-4 của 5 xã. Tiến hành điều tra tình trạng dinh dưỡng của toàn bộ học sinh tại 5 xã và xác định trẻ SDD thấp còi và nguy cơ SDD thấp còi. Số trẻ đã tham gia sàng lọc và can thiệp đánh giá tình trạng dinh dưỡng là 2.094 học sinh 7-10 tuổi.

Bước 2: Phân nhóm nghiên cứu đánh giá hiệu quả can thiệp tới tình trạng dinh dưỡng trẻ. Từ số trẻ đã được chọn trên, dựa vào chỉ số nhân trắc HAZ Score,

chỉ số có nguy cơ SDD thấp còi (-3,0<HAZ<-1,0) [179]và đáp ứng các tiêu chí lựa chọn tham gia đánh giá tình trạng VCDD, chọn ngẫu nhiên đơn được 752 trẻ. Sau đó, trẻ được xắp xếp ngẫu nhiên vào 3 nhóm sao cho đủ mỗi nhóm 250 trẻ dựa trên đơn vị là trường và lớp, để đảm bảo tính tương đồng tình trạng dinh dưỡng và để tránh sử dụng chéo loại sữa trong cùng 1 lớp. Chọn 175 trẻ trong mỗi nhóm uống sữa đánh giá cảm quan thị hiếu sữa tăng cường VCDD và 50 trẻ đánh giá khẩu phần. Cụ thể các nhóm như sau:

-Nhóm 1: Nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường VCDD (n=701): Ngoài chế độ ăn như bình thường, mỗi ngày trẻ được sử dụng 2 khẩu phần sữa tươi tiệt trùng có đường có tăng cường VCDD. Mỗi khẩu phần là 1 hộp sữa 180ml.

Số lượng sữa của mỗi trẻ nhóm can thiệp (nhóm 1 và 3): 2 hộp/ngày (mỗi hộp 180 ml/lần) x 7 ngày tuần x 6 tháng (khoảng 26 tuần).

-Nhóm 2: Nhóm chứng (n=700): Sử dụng chế độ ăn như bình thường, kể cả uống sữa (không bao gồm sữa sử dụng trong nghiên cứu). Sau 6 tháng khi đã đánh giá tình trạng VCDD và nhân trắc ở cả nhóm can thiệp và nhóm chứng kết thúc, các trẻ ở nhóm chứng bắt đầu được sử dụng sữa mỗi ngày 2 khẩu phần sữa tăng cường vi chất chia 2 bữa trong 6 tháng tiếp theo.

Số lượng sữa của mỗi trẻ cũng là 2 hộp/ngày (mỗi hộp 180 ml/lần) x 7 ngày/tuần x 6 tháng

-Nhóm 3: Nhóm sử dụng sữa hoàn nguyên tăng cường VCDD (n=693):

Ngoài chế độ ăn như bình thường, mỗi ngày trẻ được sử dụng 2 khẩu phần sữa hoàn nguyên tiệt trùng có đường, có tăng cường vi chất dinh dưỡng. Mỗi khẩu phần là 1 hộp sữa 180ml.

Toàn bộ trẻ được chọn vào nghiên cứu sẽ được theo dõi tình hình sử dụng sản phẩm và tình hình bệnh tật trong suốt thời gian nghiên cứu

Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu 1. Luan an-TKV (Trang 55 - 57)