Xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu 1. Luan an-TKV (Trang 65 - 66)

Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1. Số liệu về nhân trắc học được xử lý bằng phần mềm WHO AnthroPlus, 2006. Số liệu khẩu phần được xử lý bằng phần mềm ACCESS 2010. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0.

Các phép thống kê được dùng để phân tích số liệu là: T- test để so sánh hai giá trị trung bình cùng thời điểm.

T-test ghép cặp để so sánh hai giá trị trung bình trước sau của cùng 1 nhóm nghiên cứu.

Kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình phân phối chuẩn giữa 3 nhóm nghiên cứu cùng thời điểm.

Kiểm định khi bình phương (χ2-test) hai phía để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ trong cùng một thời điểm.

McNemar test để so sánh 2 tỷ lệ trước và sau can thiệp.

Krusskal – Wallis test: dùng để kiểm định sự khác biệt giá trị trung vị của biến không phân phối chuẩn giữa 3 nhóm nghiên cứu cùng một thời điểm.

Wilcoxon test dùng để kiểm định sự khác biệt giá trị trung vị của biến không phân phối chuẩn trước và sau can thiệp, và các test thống kê khác.

Giá trị p<0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

Chỉ số giảm nguy cơ tuyệt đối (Abosolute Risk Reduction) ARR: hiệu số của 2 nguy cơ, nguy cơ mắc bệnh của nhóm không can thiệp và nguy cơ mắc bệnh của

nhóm can thiệp

Chỉ số giảm nguy cơ tương đối RRR (relative risk reduction): hiệu số của giá trị tham số bằng 1 trừ đi nguy cơ tương đối (relative risk)

Số trẻ cần can thiệp (number needed to treat) NNT: là hàm số của hai nguy cơ tuyệt đối (hay nói cách khác là ARR). NNT để tính toán số trẻ cần được cho uống sữa nếu muốn giảm 1 trẻ bị thiếu một loại VCDD.

Một phần của tài liệu 1. Luan an-TKV (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w