Sữa được nhóm nghiên cứu lên kế hoạch cho công ty sản xuất, sau đó được chuyển cho trạm y tế xã để cấp phát cho từng trường (phòng y tế trường)
- Tại trường học: hàng ngày sữa được phòng y tế trường cấp phát cho giáo viên lớp (theo dõi qua sổ ghi chép).
Giáo viên các lớp trực tiếp phát sữa vào buổi sáng (uống sau khi học hết tiết 1) và buổi chiều (giờ ra chơi sau tiết 1 buổi chiều). Các giáo viên theo dõi trẻ khi uống, khuyến khích trẻ uống sữa, đảm bảo trẻ uống hết sữa theo khẩu phần và thu lại vỏ hộp
Tại gia đình: Giáo viên chủ nhiệm phát sữa cho phụ huynh (hoặc người chăm sóc trẻ) để cho trẻ uống vào ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ, ngày lễ),
đảm bảo trẻ được uống số lượng đầy đủ trong vòng 1 tuần (14 hộp/ trẻ/ tuần). Khi nhận sản phẩm nghiên cứu về nhà, người nuôi dưỡng trẻ được hướng
dẫn cách theo dõi và ghi chép việc sử dụng sữa của trẻ tại hộ gia đình. Ghi chép hàng ngày, ngay sau khi trẻ uống sữa. Cho trẻ uống 2 lần/ngày (sau bữa sáng 1 giờ và buổi chiều giờ ra chơi/trước bữa chiều 1 giờ). Giữ lại vỏ hộp để đổi khi nhận sữa mới.
Như vậy, tổng số lượng sữa phát cho một trẻ là 360 hộp (30 ngày/ tháng *6 tháng * 2 hộp/ngày), sử dụng liên tục trong 6 tháng.
Trong quá trình uống, phụ huynh/học sinh/cô giáo đều được hướng dẫn theo dõi các vấn đề sức khoẻ xảy ra (đau bụng, tiêu chảy, dị ứng, buồn nôn, sốt,..). Nếu cần phải đưa trẻ đến trạm y tế để khám kiểm tra sức khoẻ, loại trừ nguyên nhân do uống sữa.
Bữa ăn của trẻ được duy trì bình thường ở cả 3 nhóm trẻ, yêu cầu đảm bảo vệ sinh, rửa tay trước khi ăn và uống sữa, sau khi đi vệ sinh.
Vỏ hộp sữa sau khi uống được giáo viên chủ nhiệm thu hồi (bao gồm cả vỏ hộp phát về gia đình), nộp vật tư của nhà trường. Việc tiêu hủy vỏ sữa được trường tổ chức tiến hành 2 lần/tuần tại trường với sự giám sát của trung tâm y tế huyện Phú Bình, trạm y tế xã.