Đối với tình trạng sắt

Một phần của tài liệu 1. Luan an-TKV (Trang 34 - 37)

Các hợp chất của sắt được WHO khuyến nghị sử dụng để tăng cường VCDD vào thực phẩm đều được hấp thu tốt vào cơ thể người [98, 111, 112]. Sắt cũng được tăng cường vào nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Nghiên cứu của Philippe Longfils về hiệu quả của nước mắm tăng cường sắt trên trẻ em tuổi học đường cho thấy cả cân nặng, nồng độ Hb, nồng độ ferritin huyết thanh đều được cải thiện so với nhóm chứng, cả sắt EDTA và sắt sulfat sử dụng trong nghiên cứu đều hấp thu tốt và an toàn cho trẻ em [113].

Junsheng Huo sử dụng xì dầu tăng cường sắt EDTA trong bữa ăn cho trẻ em từ 11 – 17 tuổi cho thấy có hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt

(nồng độ Hb, sắt huyết thanh, Ferritin huyết thanh tăng). Không có sự khác biệt có giữa sử dụng sắt EDTA liều thấp 5 mg/ngày và liều cao 20 mg/ngày [114].

Sắt EDTA khi được tăng cường vào thực phẩm không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cản trở hấp thu sắt như phytic acid hay polyphenols. Nghiên cứu của Abirazi sử dụng bột đậu tăng cường sắt EDTA (10mg/bữa) trong bữa ăn tại trường của trẻ từ 5-12 tuổi ở vùng có sốt rét lưu hành cho thấy các chỉ số Hb, ferritin huyết thanh, dự trữ sắt của cơ thể đều tăng so với nhóm chứng (p<0,001), tỷ lệ thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt đều giảm [115].

Các nghiên cứu tăng cường sắt vào bột ngô sử dụng cho bữa ăn tại trường cho trẻ em dưới 14 tuổi ở Brazil [116], và trẻ em từ 3-8 tuổi ở Kenya [117] cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, nghiên cứu ở Kenya cho thấy sử dụng sắt EDTA liều thấp (28mg/kg bột ngô) có làm giảm tỷ lệ thiếu sắt nhưng không làm thay đổi tỷ lệ thiếu máu.

Tăng cường sắt vào bột mỳ liều 6mg sắt EDTA cho 1 bữa ăn tại trường của trẻ em từ 6-15 tuổi cũng làm giảm tỷ lệ thiếu máu sau 7 tháng can thiệp. Các chỉ số Hb, ferritin huyết thanh, transferrin receptor, zinc protopophyrin đều tăng so với nhóm chứng (p<0,0001) nhưng không thấy có sự cải thiện về các chỉ số kiểm tra nhận thức [118].

Nghiên cứu ở Costa Rica sử dụng hai hợp chất sắt khác nhau là ferrous fumarate tăng cường vào bột mỳ và ferrous bisglycinate tăng cường vào bột ngô với liều lượng ước tính đáp ứng được 50% NCDDKN cho trẻ em từ 1 đến 7 tuổi trong thời gian từ năm 1996 tới 2009. Can thiệp cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu và quan trọng nhất là tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt đã giảm từ mức 6,2% (95% CI: 3,0% - 9,3%) trước can thiệp xuống mức không còn phát hiện ra được sau khi can thiệp [119].

Gạo là loại lương thực chính ở nhiều quốc gia nên là một thực phẩm lý tưởng để tăng cường VCDD do dễ đạt độ bao phủ cao. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sử dụng gạo tăng cường sắt cho bữa ăn tại trường của trẻ em 6-13 tuổi ở

Ấn Độ cũng cho thấy hiệu quả làm tăng dự trữ sắt trong cơ thể. Tỷ lệ thiếu sắt và thiếu máu. Thử nghiệm cảm quan cho thấy gạo được tăng cường sắt ở liều 3-5mg sắt/100g gạo không khác biệt so với gạo bình thường cả trước và sau khi nấu [120]. Nghiên cứu của Trinidad đánh giá hiệu quả của gạo tăng cường sắt cũng cho kết quả tương tự. Cả hai hợp chất sắt là sắt EDTA và sắt fumarate (ferrous fumarate) đều hiệu quả với tình trạng thiếu máu và thiếu sắt [111].

Zimmermann nghiên cứu gạo tăng cường sắt sử dụng cho trẻ em tiểu học kết hợp tẩy giun tại Ấn độ cũng cho thấy tỷ lệ thiếu sắt giảm. Đặc biệt, nghiên cứu này còn cho thấy sử dụng gạo tăng cường sắt làm giảm lượng chì nhiễm độc mạn tính ở nhóm can thiệp [121].

Angeles-Agdeppa và cộng sự cũng sử dụng gạo được tăng cường sắt loại ferric pyrophosphate dạng hạt bao phim trong thời gian 9 tháng cho thấy có tác dụng giảm thiếu máu ở trẻ em 6 đến 9 tuổi: tỷ lệ trẻ bị thiếu máu giảm và nồng độ Hb tăng (p= 0.000) [122].

Walter sử dụng bánh quy được tăng cường Hb cho bữa ăn tại trường của trẻ em cũng có kết quả tăng đáng kể hàm lượng Hb (p<0,01)[123]. Một nghiên cứu khác của Bouhouch ở Morocco cũng sử dụng thực phẩm mang là bánh quy tăng cường với hai loại hợp chất sắt là ferrous sulfate (FeSO4) và sắt EDTA (NaFeEDTA) cho hai nhóm trẻ em khác nhau từ 7-9 tuổi. Kết quả cho thấy cả hai loại hợp chất sắt đều có tác dụng cải thiện tình trạng sắt. Điều thú vị ở nghiên cứu này là sử dụng bánh quy tăng cường sắt giúp làm giảm lượng chì trong máu, giúp giảm nguy cơ ngộ độc chì [124].

Ở Việt Nam, Lê Thị Hương nghiên cứu so sánh hiệu quả của thực phẩm tăng cường sắt với uống bổ sung viên sắt trên trẻ em tiểu học cho thấy mỳ ăn liền tăng cường sắt có hiệu quả tăng nồng độ Hb, ferritine huyết thanh và mức dự trữ sắt của cơ thể, làm giảm tỷ lệ thiếu máu và tương đương với hiệu quả của uống bổ sung sắt nếu trẻ sử dụng đúng liều khuyến nghị. Tỷ lệ tăng này tương đương với một nửa hiệu quả tối đa của biện pháp uống viên sắt. Như vậy, ở các vùng có thiếu

sắt ở mức độ vừa và nhẹ thì thực phẩm tăng cường sắt là giải pháp hợp lý để giảm tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt [125].

Một phần của tài liệu 1. Luan an-TKV (Trang 34 - 37)