Phương pháp tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Một phần của tài liệu 1. Luan an-TKV (Trang 30 - 32)

Có nhiều phương pháp tăng cường VCDD vào thực phẩm. Hầu hết các phương pháp đều yêu cầu kỹ thuật đơn giản và dễ thực hiện.

Phương pháp khuấy trộn: Dùng kỹ thuật đo lường và khuấy trộn một lượng VCDD đã xác định vào một lượng nhất định thực phẩm thành phẩm. Kỹ thuật này thường được thực hiện ở khâu cuối cùng trong dây chuyền sản xuất thực phẩm ngay trước khi đóng gói Hầu hết các thực phẩm tăng cường VCDD đều được sản

xuất theo phương pháp này. Các vitamin tan trong nước sẽ được hoà tan vào nước,

sau đó đem khuấy trộn dung dịch với các thực phẩm ở dạng lỏng như sữa, nước hoa quả, đồ uống hoặc có thể trộn ở dạng bột với các thực phẩm khô như bột mỳ,

bột ngô, bột gạo, hay sữa bột. Vitamin tan trong dầu có thể được khuấy trộn trực tiếp với thực phẩm như dầu ăn, bơ động vật, bơ thực vật hay sốt mayonaire. Các vitamin tan trong dầu cũng có thể được sản xuất ở dạng bao phim siêu nhỏ (microencapsulate) để trộn với thực phẩm bột tan trong nước và để bảo vệ các vitamin này không bị ảnh hưởng từ các tác nhân oxi hoá và các thành phần khác của thực phẩm [96].

Tăng cường VCDD vào gạo và đường: Đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn, có nhiều kỹ thuật khác nhau để tăng cường VCDD vào gạo. Kỹ thuật nóng là trộn VCDD vào bột gạo, sau đó cho hỗn hợp bột này vào các máy ép đùn để tạo hình hạt gạo (tương tự như cách sản xuất mỳ tôm) với nhiệt độ cao. Kỹ thuật ép đùn lạnh là kỹ thuật cũng trộn VCDD vào bột gạo và ép đùn nhưng với nhiệt độ chỉ khoảng 700C. Hạt chứa VCDD sẽ có màu trắng đục nên dễ phân biệt với hạt gạo bình thường. Kỹ thuật bao phim là kỹ thuật phun VCDD vào các hạt gạo, sau đó các hạt gạo này được bao bằng lớp nhựa thực phẩm ăn được để đảm bảo VCDD không bị rửa trôi trong quá trình vo gạo trước khi nấu. Kỹ thuật phun bụi là hạt gạo được đánh bóng sau đó được trộn với bột vitamin, khoáng chất để hỗn hợp bột này dính vào bề mặt hạt gạo vì lực tĩnh điện. Gạo tăng cường VCDD theo kỹ thuật này sẽ bị trôi lớp VCDD khi vo gạo, nên không được vo gạo trước khi nấu [97].

Với phương pháp tăng cường VCDD vào đường, vitamin A ở dạng bột được gắn với tinh thể đường. Khi triển khai tăng cường VCDD, các hạt vitamin A-tinh thể đường, hoặc các hạt gạo mang VCDD sẽ được trộn với đường hoặc gạo bình thường theo tỷ lệ để đạt được liều lượng VCDD mong muốn trong thực phẩm [98].

Tăng cường VCDD tại hộ gia đình hoặc tại cộng đồng: Phương pháp này cho phép tăng cường VCDD vào thực phẩm tại nhà. Thực tế phương pháp này là sự kết hợp giữa uống bổ sung và tăng cường vào thực phẩm, thường được áp dụng

khi cần tăng cường VCDD cho thực phẩm của trẻ em. Phương pháp này có thể được áp dụng cho một số sản phẩm như bột bổ sung đa vi chất dùng trộn vào thức ăn cho trẻ em hay các sản phẩm thực phẩm dạng sệt dùng phết trên bánh mỳ [11].

Tăng cường VCDD sinh học: Đậm độ dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ được làm giàu thêm thông qua việc nhân giống vật nuôi, cây trồng thông thường,

hoặc/và cải tiến thực hành nông nghiệp, và/hoặc công nghệ sinh học hiện đại mà không hy sinh bất kỳ đặc điểm nào của thực phẩm được người tiêu dùng ưa thích hoặc các đặc tính quan trọng nhất đối với nông dân [99]. Thường hay gặp nhiều nhất là tăng cường VCDD vào thức ăn cho gia súc hoặc phân bón cho cây trồng.

Khi gia súc ăn thức ăn tăng cường VCDD, hoặc cây trồng được bón phân có tăng cường VCDD, các thực phẩm thu được như thịt, lương thực, hay rau màu sẽ có hàm lượng VCDD tăng lên. Một số nghiên cứu đã cho thấy tăng cường VCDD sinh học có hiệu quả với việc cải thiện nồng độ một số loại VCDD như vitamin A,

sắt, kẽm [100]. Phương pháp này tương đối tự nhiên nhưng mới nên vẫn cần được nghiên cứu thêm về hiệu quả giá thành, hiệu quả tới tình trạng VCDD cũng như tác động tới môi trường.

Một phần của tài liệu 1. Luan an-TKV (Trang 30 - 32)