Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu 1. Luan an-TKV (Trang 59 - 65)

Tại các thời điểm: Giai đoạn điều tra ban đầu (T0), sau 3 tháng (T3) và sau 6 tháng sau can thiệp (T6), toàn bộ trẻ ở 3 nhóm được cân đo để đánh giá các chỉ số nhân trắc, lấy máu tĩnh mạch để xét nghiệm chỉ số hemoglobin, ferritin, kẽm và vitamin A huyết thanh; phỏng vấn khẩu phần 24 giờ qua (tại điều tra ban đầu và điều tra kết thúc).

Bảng 2.1: Tóm tắt các chỉ số giám sát và đánh giá Chỉ số theo dõi Điềutraban Sau 3 tháng

đầu can thiệp (T0) (T3) Phânphát và theo dõi số lượng

sữa tiêu thụ ở đối tượng hàng ngày Phát hiện theo dõi tiêu chảy

Theo dõi tình hình bệnh tật

Phát hiện theo dõi các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khác

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng X X

Sau 6 tháng can thiệp

(T6)

Xét nghiệm vitamin A huyết thanh X X X

Xét nghiệm ferritin huyết thanh X X X

Xét nghiệm kẽm huyết thanh X X X

Xét nghiệm hemoglobin X X X

Chỉ số nhân trắc X X X

Khẩu phần ăn 24h X X

Thị hiếu cảm quan sản phẩm X

a) Nhóm thông tin chung về nhân khẩu học

Thông tin được phỏng vấn bởi cán bộ nhóm nghiên cứu đã được tập huấn.Thu thập các thông tin bằng phiếu phỏng vấn thiết kế sẵn (phụ lục 3), gồm các nội dung:

Tuổi, giới, dân tộc, địa chỉ của trẻ tại thời điểm điều tra ban đầu (T0).

Tình trạng kinh tế - xã hội chung của cả gia đình. Theo phân loại của xã đối với hộ gia đình, gồm 3 mức nghèo, cận nghèo và bình thường [183].

Trình độ học vấn, nghề nghiệp của bố mẹ trẻ.

Cách chăm sóc và nuôi trẻ (theo tháp dinh dưỡng và những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho lứa tuổi học đường).

Tiền sử bệnh tật của trẻ.

Tình trạng sức khỏe (sốt, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp....) trong hai tuần trước khi trẻ bắt đầu tham gia nghiên cứu.

b) Nhóm chỉ số về năng lượng tiêu thụ và khẩu phần tiêu thụ

- Hỏi ghi khẩu phần ăn và tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm: phỏng vấn bố mẹ trẻ bằng phương pháp hỏi ghi 24 giờ qua và bộ câu hỏi về tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng qua (phụ lục 4). Các điều tra viên của Viện Dinh dưỡng được tập huấn trực tiếp tham gia thu thập số liệu. Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm được tính toán dựa trên bảng thành phần thức ăn Việt Nam. Khẩu phần ăn được tiến hành ở thời điểm điều tra T0 để ước tính giá trị dinh dưỡng trong chế độ ăn của trẻ.

sữa khi sử dụng sữa > 80% số ngày quy định. Sản phẩm được coi là chấp nhận khi sử dụng trên 80% sản phẩm nghiên cứu trong thời gian can thiệp

c) Nhóm chỉ số nhân trắc

Các thông tin về nhân trắc học gồm tuổi, cân nặng và chiều cao của trẻ.

- Cách tính tuổi: Tuổi của trẻ được tính bằng cách lấy ngày tháng năm điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh của trẻ, và phân loại theo WHO, 2006 [184].

Bảng 2.2: Cách tính tuổi của trẻ

Số tháng tuổi Tuổi của trẻ

84 tháng đến 95 tháng 30 ngày 7 tuổi

96 tháng đến 107 tháng 30 ngày 8 tuổi

108 tháng đến 119 tháng 30 ngày 9 tuổi

120 tháng đến 131 tháng 30 ngày 10 tuổi

- Xác định cân nặng: Cân điện tử TANITA SC330 được kiểm tra và chỉnh trước khi sử dụng, trẻ được cân và ghi kết quả bằng đơn vị kg và 1 số lẻ sau dấu phẩy.

- Xác định chiều cao: Thước gỗ 3 mảnh được lắp dựng sát tường, trẻ được đo chiều cao đứng, kết quả được ghi với đơn vị là cm và 1 số lẻ sau dấu phẩy.

* Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng

- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 7-10 tuổi: Dựa vào quần thể tham khảo của WHO 2007[169].

Bảng 2.3. Đánh giá chỉ số Z-score về tình trạng dinh dưỡng

STT Chỉ số Z-Score Đánh giá

1 Chỉ số Z-score về cân nặng theo tuổi

Z-Score < -3 SD SDD mức nặng

Z-Score < -2SD SDD mức vừa và nhẹ

Z-Score <-1

2 Chỉ số Z-Score chiều cao theo tuổi Z-

Score < -3 SD Z-Score < -2SD Z-Score ≥ -2SD Z-Score <-1

3 Chỉ số Z-Score BMI theo tuổi

Z-Score < -3 SD Z-Score < -2SD

-2SD ≤ Z-Score ≤ 1SD 1SD < Z-Score ≤ 2SD

2SD < Z-Score ≤ 3SD

d) Nhóm các chỉ số huyết học và sinh hoá

Nguy cơ SDD SDD mức nặng SDD mức vừa và nhẹ Trẻ bình thường Nguy cơ SDD SDD mức nặng SDD mức vừa và nhẹ Trẻ bình thường Trẻ thừa cân Trẻ béo phì

mỗi lần lấy 3 ml máu tĩnh mạch đều vào buổi sáng từ 8h đến 9h30 sáng. Các xét nghiệm được phân tích ở khoa Vi chất Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng

- Chỉ số vitamin A huyết thanh:

Sau khi tách 0,5 ml máu toàn phần để xét nghiệm Hb, còn lại được cho vào một ống nghiệm khác bảo quản ngay trong phích lạnh, ly tâm trong vòng 4 giờ ở tốc độ 3000 vòng/phút để tách huyết thanh. Các mẫu huyết thanh được giữ ở nhiệt

độ khoảng -80o

C cho đến khi được phân tích. Retinol huyết thanh được phân tích dựa vào phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC).

Đánh giá tình trạng thiếu Vitamin A huyết thanh theo hướng dẫn của WHO [185]:

Trẻ coi là thiếu vitamin A tiền lâm sàng (TVA-TLS) khi nồng độ retinol huyết

thanh < 0,7μmol/L và ≥ 0,35μmol/L;

Trẻ coi là thiếu vitamin A nặng khi nồng độ retinol huyếtthanh < 0,35μmol/L; thiếu vitamin A giới hạn (TVA-GH) khi 0,7μmol/L ≤ SR <1,05 µmol/L.

- Chỉ số Hb:

Hb được đánh giá bằng phương pháp cyanmethemoglobin.

Đánh giá tình trạng thiếu máu theo hướng dẫn của WHO, 2001 [85]: trẻ được coi là thiếu máu khi nồng độ Hb< 115 g/L; Mức độ thiếu máu nặng < 70 g/L; trung bình là 100 >Hb ≥70 g/L và nhẹ là 115 >Hb ≥ 100 g/L.

- Chỉ số ferritin huyết thanh:

Ferritin huyết thanh được định lượng theo phương pháp xác định bản chất kháng thể đặc hiệu sử dụng kit ELISA.

Đánh giá tình trạngdự trữ sắt theo hướng dẫn của WHO, 2001 [85]: dự trữ sắtthấp khi hàm lượng Ferritin huyết thanh ≤30 mg/L, dự trữ sắt cạn kiệt khi hàm lượng Ferritin huyết thanh < 15 mg/L.

- Chỉ số kẽm huyết thanh:

Kẽm huyết thanh được định lượng theo phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử (AAS).

Đánh giá tình trạng thiếu kẽm dựa vào hướng dẫn của WHO và tổ chức tư vấn kẽm quốc tế [87]. Thiếu kẽm được xác định khi nồng độ kẽm trong máu (buổi sáng) <9,9 μmol/L (tức < 65 μg/dL).

e) Nhóm chỉ số bệnh tật

Trẻ được theo dõi các dấu hiệu bệnh tật (ho, sốt, tiêu chảy, nôn, đầy bụng..) hàng ngày, trong 6 tháng can thiệp bằng sổ ghi chép được phát khi bắt đầu nghiên cứu. Giáo viên và học sinh/người chăm sóc trẻ ghi nhận lại các triệu chứng, dấu hiệu của tiêu chảy/viêm đường hô hấp (nếu có) vào sổ ghi chép.

Chẩn đoán tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp theo bệnh học nhi khoa [19].

g) Sự chấp nhận sử dụng sản phẩm và cảm quan thị hiếu sản phẩm

- Tình trạng chấp nhận sản phẩm: đối tượng được coi là chấp nhận sử dụng sữa khi sử dụng sữa > 80% số ngày quy định. Sản phẩm được coi là chấp nhận khi sử dụng trên 80% sản phẩm nghiên cứu trong thời gian can thiệp.

- Đánh giá cảm quan của sản phẩm: bằng phương pháp chấm điểm cảm quan thị hiếu sản phẩm của học sinh, sử dụng thang Hedonic 9 điểm thể hiện cảm nhận của trẻ về mức độ thích (Degree of like - DOL) [182] với các tiêu chí về màu sắc,

mùi, vị, cảm giác đối với sữa tăng cường đa VCDD. Trong đó điểm 0 ứng với cực kỳ không thích và điểm 9 tương ứng với mức cực kỳ thích.

1-Cực kỳ không thích 6-Tương đối thích 7-Thích 2-Rất không thích 4-Tương đối không thích 8-Rất thích 3-Không thích 5-Không thích cũng không ghét 9-Cực kỳ thích Đánh giá cảm quan của sản phẩm được thực hiện vào điều tra giữa kỳ T3

Một phần của tài liệu 1. Luan an-TKV (Trang 59 - 65)