Hiệu quả đối với tình trạng vitaminA

Một phần của tài liệu 1. Luan an-TKV (Trang 114 - 116)

Theo nghiên cứu của Lê Văn Giang, khẩu phần ăn trung bình của học sinh tiểu học Thái Nguyên đáp ứng khoảng 67% nhu cầu về vitamin A hàng ngày [199].

Khẩu phần ăn nghèo nàn thường không chỉ thiếu một loại VCDD mà thiếu kết hợp nhiều loại VCDD. Do đó việc tăng cường VCDD vào khẩu phần ăn cho trẻ là cần thiết. Sữa tăng cường VCDD giúp cải thiện có ý nghĩa thống kê hàm lượng Vitamin A huyết thanh.

Tại thời điểm trước can thiệp,nồng độ vitamin A huyết thanh ở 3 nhóm học sinh là tương đương (ANOVA test, p>0,05).

Theo thời gian trong quá trình can thiệp, khi so sánh trong mỗi nhóm ghi nhận nồng độ này đều có xu hướng tăng lên ở cả ba nhóm so với trước can thiệp,

đặc biệt sau 3 tháng can thiệp, paired t-test, p<0,001 với hai nhóm 1 và 3, p<0,05 với nhóm chứng. Tương tự khi so sánh chênh lệch hàm lượng vitamin A huyết thanh trung bình sau 3 và 6 tháng can thiệp ở mỗi nhóm, nhóm 1 có hàm lượng tương ứng (1,18 µmol/l và 1,30 µmol/L ở cả 2 giai đoạn) và nhóm 3 (1,16 µmol/L và 1,28 µmol/L - ở cả 2 giai đoạn) cải thiện có ý nghĩa (t-test ghép cặp, p<0,001).

Khi so sánh nồng độ vitamin A giữa các nhóm ghi nhận sự khác biệt. Ở thời điểm sau 3 và 6 tháng, nồng độ vitamin A của học sinh ở hai nhóm can thiệp tăng có ý nghĩa so với nhóm chứng (ANOVA test, p<0,05). Kết quả tương tự khi so sánh chênh lệch nồng độ vitaminA trung bình sau 3 tháng ở hai nhóm can thiệp so với nhóm chứng (1,20μmol/L) cũng khác biệt có ý nghĩa (ANOVA test, p<0,05). Giai đoạn 6 tháng kết quả nghiên cứu cũng có xu hướng tương tự, tuy nhiên sự sai khác chưa có ý nghĩa thống kê ở nhóm 1; còn ở nhóm 3 chênh lệch hàm lượng vitamin A trung bình có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (0,12 µmol/L) với nhóm chứng (0,06 µmol/L),(t test, p<0,038).

Như vậy, sữa tăng cường VCDD (trong đó có vitamin A) đã làm tăng đáng kể hàm lượng vittamin huyết thanh.Không có sự khác biệt khi so sánh hai nhóm can thiệp.

Kết quả nghiên cứu trên tương đương với nghiên cứu của Hoàng Văn Phương năm 2017. Tác giả can thiệp trên trẻ mầm non với khẩu phần ăn cung cấp 57% nhu cầu, sử dụng dầu ăn và hạt nêm tăng cường vitamin A đáp ứng khoảng 50% nhu cầu khuyến nghị. Kết quả cho thấy can thiệp đã cải thiện có ý nghĩa thống kê, hàm lượng vitamin A huyết thanh trẻ tăng (p<0,05) sau 6 tháng can thiệp[180].

Nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Vân Anh, năm 2008, tiến hành trên 304 trẻ từ 3– 5 tuổi được tăng cường 150µg vitamin A trong 5ml dầu ăn (tương đương 30% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày) vào bữa sáng với tần suất 5 lần/tuần trong 6 tháng cũng thu được kết quả tương tự. Nồng độ vitamin A huyết thanh của trẻ đã cải thiện có ý nghĩa thống kê (p<0,01) [205].

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Manorama tiến hành 3 nghiên cứu thử nghiệm trên trẻ học sinh 7-9 tuổi. Nghiên cứu 1: nhóm trẻ (n=24) được nhận đồ ăn nhẹ có chứa dầu cọ đỏ cung cấp 2400μg beta-carotene hàng ngày trong vòng 2 tháng. Sau 2 tháng có sự tăng lên khác biệt có ý nghĩa với hàm lượng vitamin A huyết thanh từ 0,86 ± 0,13 điều tra ban đầu lên 1,89 ± 0,023 μmol/L. Sự thay đổi cũng tương tự nhóm thứ 2 nhận 600μg vitamin A hàng ngày khi dự trữ vitamin A trong gan thay đổi [206]. Ở nghiên cứu 2, nhóm trẻ học đường 1 (n=18) nhận đồ ăn nhẹ có chứa dầu cọ đỏ, và nhóm 2 (n=18) nhận 100.000 IU vitamin A (liều đơn). Kết quả cho thấy hàm lượng retinol huyết thanh tăng có ý nghĩa ở 2 nhóm. Nghiên cứu 3, chia 3 nhóm trẻ (12 trẻ/nhóm) nhận liều đơn vitamin A 100 000 IU, nhóm 2 nhận 4 g dầu cọ đỏ cung cấp 50.000 IU vitamin A trong 30 ngày, nhóm 3 nhận 8 g dầu cọ đỏ cung cấp 100 000 IU vitamin A trong 30 ngày.

Kết quả nghiên cứu 3 cho thấy hàm lượng vitamin A huyết thanh tăng lên có ý nghĩa. Đồng thời cải thiện tình trạng TVA-TLS [206].

Nghiên cứu của Trần Thúy Nga 2008 cũng ghi nhận, can thiệp trong trường tiểu học sử dụng bánh qui tăng cường đa VCDD, trong đó vitamin A (300µg, tương

đương 60% NCDDKN) kết hợp các vitamin và khoáng chất khác 5 ngày/tuần trong 4 tháng đã có kết quả cải thiện retinol huyết thanh (0,041 µmol /L)[207].

Sữa tăng cường đa VCDD đã cải thiện (làm tăng) đáng kể hàm lượng vitamin A huyết thanh, do đó cũng cải thiện tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng và thiếu vitamin A giới hạn.

Kết quả này cũng tương đương với phân tích tổng quan các nghiên cứu thực phẩm tăng cường VCDD đối với trẻ tuổi học đường cho thấy có sự cải thiện tình trạng vitamin A và tỷ lệ thiếu vitamin A [207].

So sánh trong từng nhóm, tỷ lệ học sinh thiếu vitamin A giới hạn đều giảm sau 3 và 6 tháng can thiệp, p<0,001 với nhóm 1 và nhóm 3,p<0,01 với nhóm chứng.

So sánh thay đổi tỷ lệ này giữa ba nhóm nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt.

Tỷ lệ giảm thiếu vitamin A giới hạn ở 2 nhóm can thiệp so với nhóm chứng tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng khác biệt có ý nghĩa (χ2 test, p <0,01).

Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu tại Hà Nam năm 2016 cho thấy, tỷ lệ trẻ có nguy cơ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở nhóm sử dụng thực phẩm tăng cường vitamin A giảm một cách có ý nghĩa sau 6 tháng can thiệp (p<0,001) [180].

Phân tích hồi qui logistic và hồi qui tuyến tính đa biến sau 3 và 6 tháng đều cho kết quả can thiệp sử dụng sữa tươi tăng cường VCDD cải thiện hàm lượng retinol huyết thanh (linear regression, p<0,05) và tỷ lệ thiếu vitamin A giới hạn (multinominal regression, p < 0,01). Đồng thời, hồi qui logistic và hồi qui tuyến tính đa biến sau 6 tháng cho kết quả can thiệp sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường VCDD cải thiện hàm lượng retinol huyết thanh (linear regression, p<0,01) ở giai đoạn 6 tháng sau can thiệp và cải thiện tỷ lệ nguy cơ thiếu vitamin A giới hạn (multinominal regression, p <0,01) ở đối tượng nghiên cứu sau 3 tháng can thiệp sau khi kiểm soát với các yếu tố giới của trẻ, nhóm tuổi của mẹ, học vấn mẹ, hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình, nghề nghiệp mẹ, tình trạng thiếu máu của học sinh.

Một phần của tài liệu 1. Luan an-TKV (Trang 114 - 116)