Đường kính vòng tròn kháng khuẩn của mật ong

Một phần của tài liệu Đánh giá chỉ tiêu chất lượng, khảo sát hoạt tính sinh học của mật ong và bước đầu ứng dụng trong bảo quản thực phẩm (Trang 67 - 71)

Đường kính vòng tròn kháng khuẩn của các mẫu mật ong được thực hiện trên tám chủng vi khuẩn bao gồm ba chủng vi khuẩn Gram dương và năm chủng vi khuẩn Gram âm. Khi đường kính của vòng tròn kháng khuẩn của các mẫu mật ong lớn hơn 8mm (đường kính của giếng) thì mẫu mật ong đó có thể được coi là có hoạt tính kháng khuẩn. Kết quả được thể hiện trong hai bảng số liệu 3.8. 3.9 và phụ lục

Bảng 3.8. Đường kính vòng tròn kháng khuẩn của vi khuẩn Gram dương

Mẫu Tình

trạng

Đường kính vòng tròn kháng khuẩn (mm)

Bacillus

cereus MRSE MRSA

Điều Tự nhiên 18,67 ± 0,58 17,67 ± 0,58 21,50 ± 0,58 Cà phê 1 Tự nhiên 18,33± 0,58 17,33 ± 0,58 17,50 ± 0,58 Cao su 1 Tự nhiên 16,67 ± 0,58 14,67 ± 0,58 19,50 ± 0,58 Bạc Hà Tự nhiên 11,00± 1,00 11,67 ± 0,58 13,00 ± 0,58 Nhãn Tự nhiên 14,00 ± 1,00 12,67 ± 0,58 17,50 ± 0,58 Cúc quỳ Tự nhiên 14,67 ± 0,58 14,67 ± 0,58 19,50 ± 0,58

56 Xuyến chi Tự nhiên 12,33 ± 0,58 12,33 ± 0,58 15,50 ± 0,58

Cà phê 2 Tự nhiên 17,67 ± 1,53 13,67 ± 0,58 17,50 ± 0,58 Cao su 2 Tự nhiên 16,67 ± 1,53 14,50 ± 0,50 15,50 ± 0,58 Hoa rừng Tự nhiên 17,00 ± 1,00 13,00 ± 0,58 14,50 ± 0,58 Hoa rừng 36 Sơ chế 14,67 ± 0,58 14,17 ±0,76 11,50 ± 0,58 Hoa rừng 42 Sơ chế 15,33 ± 0,58 13,83 ± 0,58 13,00 ± 0,58 Hoa rừng 52 Sơ chế 14,67 ± 1,53 11,83 ± 0,30 12,50 ± 0,58 Kết quảđược thể hiện theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Mỗi thí nghiệm

được lặp lại 3 lần

Với 3 chủng vi khuẩn Gram dương, tất cả các mẫu mật ong đều cho hoạt tính kháng khuẩn với chúng, nó thể hiện ởđường kính của vòng tròn kháng khuẩn. Đa phần các mẫu mật ong cho có đường kính vòng tròn kháng khuẩn lớn nhất đối với chủng vi khuẩn MRSA, rồi đếnBacillus cereusvà cuối cùng làMRSE. Mật ong điều có đường kính vòng tròn kháng khuẩn lớn nhất lần lượt là 18,67±0,58mm, 17,67 ± 0,58mm, 21,50 ± 0,58mm tương ứng với 3 chủng lần lượt Bacillus cereus,

MRSE, MRSA. Trong khi đó, mật ong bạc hàlại cho đường kính vòng tròn thấp nhất đốivới cả 3 chủng vi khuẩn Gram dương (lần lượt là Bacillus cereus - 11,00

± 1,00mm, MRSE - 11,67 ± 0,58 mm, MRSA - 13,00 ± 0,58 mm). Ba mẫu mật ong đã qua chế biến cũng cho khả năng kháng khuẩn đối với cả 3 chủng vi khuẩn Gram dương, tuy nhiên thì đường kính vòng tròn kháng khuẩn không được bằng với mẫu nguyên liệu.Trong một nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn về mật ong hành và mật ong lấy mật từ họ cam quýt của A.Meshref Esmail et al, đường kính của vòng tròn kháng khuẩn đối với vi khuẩn Bacillus cereus là 27-35mm, vi khuẩn MRSA từ 24-32mm, với đường kính giếng là 10mm[66]. Từ đó có thể thấy, đường kính vòng tròn kháng khuẩn trong nghiên cứu không lớn như trong nghiên cứu của A.Meshref Esmail et al. Tuy nhiên, tất cả mật ong đều cho thấy sự nhạy cảm với các loại vi khuẩn nghiên cứu.

57

Bảng 3.9. Đường kính vòng tròn kháng khuẩn của vi khuẩn Gram âm

Mẫu Tình trạng Đường kính vòng tròn kháng khuẩn (mm) Salmonella Typhimurium Pseudomonas Aeruginosa Entero Aerogenes Proteus vulgaris Escherichia coli Điều Tự nhiên 18,67 ± 0,58 20,67 ± 0,58 13,50±2,08 19,67±0,58 22,33 ± 1,53 Cà phê 1 Tự nhiên 18,50 ± 0,50 21,67 ± 0,58 14,50±0,58 18,33±0,58 19,67 ± 1,53 Cao su 1 Tự nhiên 17,00 ± 1,00 19,33 ± 0,58 14,50±1,00 18,33±0,58 17,00 ± 1,00 Bạc Hà Tự nhiên 14,17 ± 0,29 16,33 ± 0,58 12,50±0,58 15,33±0,58 10,00 ± 1,00 Nhãn Tự nhiên 14,67 ± 0,58 17,33 ± 0,58 8,50±1,00 15,67±0,58 14,33 ± 1,15 Cúc quỳ Tự nhiên 17,67 ± 0,58 20,33 ± 0,58 11,50±1,00 16,33±0,58 20,00 ± 2,00 Xuyến chi Tự nhiên 13,83 ± 0,29 15,33 ± 0,58 10,50±0,58 15,33±0,58 12,33 ± 0,58 Cà phê 2 Tự nhiên 17,83 ± 0,29 20,67 ± 0,58 14,00±1,15 18,33±0,58 15,67 ± 1,53 Cao su 2 Tự nhiên 16,67 ± 0,58 21,67 ± 0,58 13,50±0,58 17,67±0,58 16,67 ± 0,58 Hoa rừng Tự nhiên 16,80 ± 0,76 16,50 ± 1,00 11,50±0,58 16,30±0,58 13,50 ± 0,76 Hoa rừng 36 Sơ chế 16,80 ± 0,58 14,50 ± 0,76 9,50±0,58 17,50±1,53 10,50 ± 0,58 Hoa rừng 42 Sơ chế 17,33 ± 0,76 15,50 ± 0,76 10,00±0,58 17,50±0,76 9,50 ± 0,56 Hoa rừng 52 Sơ chế 14,21 ± 0,56 10,50 ± 0,58 10,50±0,58 14,50±0,58 8,50 ± 0,29

Kết quảđược thể hiện theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần

Cũng tương tựnhư các chủng vi khuẩn Gram dương, năm chủng vi khuẩn Gram âm cũng bị ức chế bởi mật ong. Trừ chủng Entero aerogenes, thì với bốn

58 chủng vi khuẩn Gram âm còn lại, các mẫu mật ong đa phần cho hiệu quả kháng khuẩn tốt hơn. Ví dụ như mật ong điều, với vi khuẩn Gram dương (Bacillus cereus - 18,67 ± 0,58 mm,MRSE - 17,67 ± 0,58mm,MRSA - 21,50 ± 0,58mm) đa phần có đường kính nhỏ hơn các chủng Gram âm (Salmonella Typhimurium - 18,67 ±

0,58 mm, Pseudomonas aeruginosa - 20,67 ± 0,58, Entero aerogenes - 13,50 ±

2,08mm, Proteus vulgaris - 19,67 ± 0,58 mm, Escherichia coli -22,33 ± 1,53mm). Mật ong điềuvẫn là mật ong có đường kính kháng khuẩn lớn nhất đối với cả năm chủng vi khuẩn Gram và mật ong xuyến chicó đường kính vòng tròn kháng khuẩn nhỏ nhất (Salmonella Typhimurium - 13,83 ± 0,29mm, Pseudomonas aeruginosa - 15,33 ± 0,58mm, Entero aerogenes - 10,50 ± 0,58 mm, Proteus vulgaris - 15,33

±0,58mm, Escherichia coli - 12,33 ± 0,58mm). Giống với vi khuẩn Gram dương, các mẫu mật ong cho thấy hoạt tính kháng khuẩn đối với các chủng nghiên cứu. Đường kính vòng tròn kháng khuẩn đối với của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosacủa nghiên cứu (10,50–21,67mm với đường kính giếng 8mm) khá tương tự với nghiên cứu của A.Meshref Esmail et al (18-26mm, với đường kính giếng 10mm) [66].

Như vậy, dựa vào kết quả của đường kính vòng tròn kháng khuẩn xác định được, tất cả các mẫu mật ong đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với cả vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương.Các mẫu mật ong hạ thủy phần đều cho thấy hoạt tính kháng khuẩn trên cả tám mẫu vi khuẩn. Đa phần đường kính vòng tròn kháng khuẩn của các mẫu hạ thủy phần đều giảm so với mẫu mật ong nguyên liệu (mật ong hoa rừng), nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có một số đường kính vòng tròn kháng khuẩn của mật ong đã chế biến lớn hơn mẫu nguyên liệu (Mật ong hoa rừng 42, mật ong hoa rừng 36 lớn hơn mật ong hoa rừng đối với vi khuẩn MRSE, Proteus vulgaris; Đối với vi khuẩn Salmonella Typhimurium, vòng

tròn kháng khuẩn của mật ong hoa rừng nhỏ hơn của mật ong hoa rừng 42.

Trong các chủng vi khuẩn dùng trong nghiên cứu, có các chủng vi khuẩn trong thực phẩm (Salmonella Typhimurium, Bacillus cereus...), có những chủng gây ra các bệnh liên quan đến tiêu hóa (Proteus vulgaris, Entero aerogenes...),

chủng kháng kháng sinh (MRSA, MRSE)… và mật ong vẫn cho khả năng kháng khuẩn với các chủng trên. Chính vì vậy, mật ong được ứng dụng trong chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa hay chữa nhiễm trùng vết thương…

59

Hình 3.1. Biểu đồ hoa gió vềđường kính vòng tròn kháng khuẩn

Biểu đồ hoa gió thể hiện đường kính vòng tròn kháng khuẩn của tất cảmười ba mẫu mật ong đối với cả tám chủng vi khuẩn. Từ biểu đồ hoa gió, ta có thể thấy, mật ong điều có đường kính vòng tròn kháng khuẩn lớn nhất đối với hầu hết các chủng vi khuẩn và mật ong xuyến chi cho đường kính vòng tròn kháng khuẩn nhỏ nhất đối với đa phần các chủng. Đa phần các mẫu mật ong có đường kính vòng tròn kháng khuẩn lớn nhất đối với vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Tuy nhiên, số liệu trên không thể hiện được hết hoạt tính kháng khuẩn của các mẫu mật ong. Do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đường kính vòng tròn kháng khuẩn như: độ nhớt (mật ong có độ nhớt càng cao thì càng khó khuếch tán ra môi trường), sự phân bố các thành phần hoạt tính kháng khuẩn (như defensin-1, glucose oxidase đặc trưng với trọng lượng phân tử cao) qua môi trường thạch[28]…Chính vì vậy, đường kính vòng tròn kháng khuẩn chỉ là bước sơ bộ ban đầu cho ta thấy khả năng kháng khuẩn của các mẫu mật ong với các chủng vi khuẩn. Để nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính kháng khuẩn của mật ong, bài nghiên cứu xác định thêm về nồng độ kháng khuẩn tối thiểu –MIC và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu – MBC.

Một phần của tài liệu Đánh giá chỉ tiêu chất lượng, khảo sát hoạt tính sinh học của mật ong và bước đầu ứng dụng trong bảo quản thực phẩm (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)