1.5.1 Ứng dụng của mật ong
Với thành phần dinh dưỡng phong phú, hoạt tính sinh học mạnh, mật ong không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm mà còn được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực mỹ phẩm, y học. Mật ong cung cấp hơn 300 kcal/100g cho cơ thể, tương đương với 15% năng lượng được khuyến nghị hàng ngày[32][9]. Vì vậy, nó là một nguồn năng lượng hiệu quả, cung cấp năng lượng kịp thời cho con người. Bên cạnh đó, hàm lượng fructose có tỷ lệ cao nhất trong hầu hết các loại mật ong (lên đến 45%) và nó là loại đường ngọt nhất trong số các loại đường tự nhiên [9]. Tuy nhiên, fructose lại có chỉ sốđường huyết (GI) thấp hơn nhiều so với sucrose và glucose (GI lần lượt là 15, 65 và 100). Do vậy, mật ong chứa nhiều fructose được coi là một sự thay thế có lợi cho chất ngọt có GI cao trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và tim mạch [9].
Với hoạt tính kháng khuẩn, mật ong được sử dụng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh từxa xưa như: chữa lành vết thương, ho và đau họng, bệnh về mắt, khử trùng tại chỗ, điều trị sẹo, kháng viêm…[8].Chữa lành vết thương là quá trình gồm nhiều giai đoạn bao gồm ba giai đoạn là viêm, tăng sinh và tái tạo [33].Trong giai đoạn viêmmật ong được thoa lên vết thươnggiúp loại bỏ các mô hoại tử.Giai đoạn tái tạo mô, mật ong giúp làm giảm sẹo và co rút trên bệnh nhân [33]. Bên cạnh đó, hàm lượng đường cao kết hợp cùng độ thẩm thấu của mật ong cũng góp phần vào việc chữa bệnh. Nước được hút ra từ vết thương nhờ tác dụng thẩm thấu của mật ong thông qua một dòng bạch huyết đơn giản nếu lưu thông máu tại vết thương đủ để thực hiện quá trình này[30].
Ngoài hoạt tính kháng khuẩn, hoạt tính chống oxi hóa của mật ong cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: chống lão hóa cho da, chống ung thư, bệnh liên quan đến tim mạch… Các chất chống oxy hóa trong mật ong bao gồm Vitamin C, monophenolic, flavonoid và polyphenolic. Các hợp chất phenolic có trong mật ong có tác dụng đầy hứa hẹn trong việc điều trị các bệnh tim mạch. Trong bệnh mạch vành của tim, các hợp chất phenolic giúp chống huyết khối, chống thiếu máu cục
20 bộ, chống oxy hóa, và chống co mạch. Bên cạnh đó, flavonoid làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành bằng cáchướng chính: cải thiện sự giãn mạch vành, giảm khả năng đông máu của tiểu cầu[8]. Mật ong cũng là một phương án mới cho việc phát triển các phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân ung thư và các khối u liên quan đến ung thư. Với hàm lượng flavonoid trong mật ong đã giúp rất nhiều trong chống ung thư với cơ chếđa dạng như kích thích giải phóng TNF-alpha (yếu tố hoại tử khối u-alpha), ức chếtăng sinh tế bào, cảm ứng apoptosis, bắt giữ chu kỳ tế bào và ức chế quá trình oxy hóa lipoprotein [34].
Mật ong có tính hút ẩm, kháng khuẩn và diệt nấm, giúp nuôi dưỡng làn da, và góp phần điều chỉnh độ pH có tính axit nhẹ của lớp bảo vệ da phía trên. Khả năng giữ ẩm của mật thích hợp sử dụng như một thành phần tự nhiên của nhiều loại sản phẩm dưỡng ẩm, trong khi tác dụng làm sạch của nó có thểđược khai thác trong xà phòng, kem mặt và kem dưỡng da...[35].