- Tỷ lệ số thông tin được trao đổi bằng phương thức điện
4. Cho phép thanh toán
2.3.1 Thực trạng nhóm yếu tố bên ngoà
2.3.1.1 Yếu tố quốc tế
Thứ nhất, xu thế và sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong những năm qua, trong bối cảnh toàn cầu hóa các nước trong khu vực và thế giới có xu thế liên kết với nhau tạo thành các tổ chức, hiệp hội với mục đích gắn kết để tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, du lịch và tăng cường kiểm soát an ninh an toàn trong dây chuyền cung ứng hàng hóa toàn cầu (đặc biệt là sau vụ khủng bố tại Hoa Kỳ 11/9/2001). Việt Nam nằm ở vị trí thuận lợi thuộc khu vực Đông Nam Á nơi có dòng chảy luân chuyển thương mại, hàng hóa lớn của thế giới, đây cũng là khu vực có các tổ chức liên kết như: hiệp hội ASEAN, diễn đàn APEC, ASEM với các thành viên năng động và phát triển.
Điều kiện thuận lợi cũng là sức ép yêu cầu Việt Nam muốn phát triển thì phải hội nhập, tham gia các hiệp hội, tổ chức quốc tế để mở rộng thị trường hàng hóa và thu hút vốn, công nghệ, đầu tư của nước ngoài; đồng nghĩa với việc Việt Nam phải ký kết và tuân thủ các luật chơi chung với các tổ chức, hiệp hội. Đến nay Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức, hiệp hội kinh tế lớn của thế giới đó là:
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam chính thức trở thành thành viên ngày 28/7/1995. Hiện nay, các quốc gia ASEAN đang tiến tới xây dựng cộng đồng ASEAN hoàn chỉnh vào năm 2020.
- Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam chính là thành viên chính thức ngày 14/11/1998.
- Việt Nam ký kết hiệp định thương mại với Hoa Kỳ ngày 13/7/2000, là quốc gia có nền kinh tế và chi phối thương mại, tài chính lớn nhất thế giới.
- Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 vào ngày 11/01/2007 với cam kết áp dụng tất cả các luật, lệ của WTO và giảm thuế suất nhập khẩu theo hướng mở của thị trường.
- Năm 2010, Việt Nam là thành viên chính thức đàm phán Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Như vậy, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, thực trạng cho thấy các yếu tố bên ngoài đang mang lại cơ hội lớn cho đất nước nói chung và cho lĩnh vực hải quan nói riêng để đẩy nhanh quá trình hội nhập bắt kịp trình độ các nước hiện đại.
Tuy nhiên, có rất nhiều tác động bất lợi từ quốc tế như: bắt buộc nguồn nguyên liệu xuất xứ trong nước, sở hữu trí tuệ, mở rộng hạn ngạch thuế quan, mở cử tự do thị trường hàng hóa, tự do hóa đi lại... đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức cần phải cải cách toàn diện từ thể chế đến hạ tầng để đảm bảo tuân thủ cam kết quốc tế và bảo vệ các lợi ích quốc gia.
Hải quan Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan Thế giới nên phải có nghĩa vụ cam kết và thực hiện các công ước như: Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan, công ước hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá - HS, hiệp định trị giá GATT, hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ - TRIPS. Đồng thời Hải quan Việt Nam có nghĩa vụ thực thi các cam kết liên minh như: hiệp định hải quan một cửa ASEAN của hải quan ASEAN, hiệp định liên minh hải quan Việt Nam - Nga - Belarus - Kazakhstan...
Cho đến nay Việt Nam đã ký kết trên 100 hiệp định thương mại song phương, hơn 46 hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư, hơn 40 hiệp định chống đánh thuế hai lần với các nền kinh tế, thiết lập quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới; hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 200 nước.
Như vậy trong thời gian qua Việt Nam đã chủ động hội nhập và đạt nhiều kết quả tích cực trên mọi phương diện. Bên cạnh đó, còn nhiều tồn tại thách thức như: triển khai các cam kết còn chậm và thậm chí lúng túng; chưa gắn kết chặt chẽ tiến trình hội nhập với việc hoàn thiện pháp luật, thể chế, chính sách và cải cách cơ cấu kinh tế; việc nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp và của nền kinh tế chưa theo kịp hội nhập [34, tr. 35].
Điều này đòi hỏi cần đẩy mạnh quá trình đổi mới tư duy, nhận thức một cách toàn diện và tăng cường quan hệ chặt chẽ trong xây dựng luật pháp, chính sách thương mại - kinh tế - hải quan trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Đặc biệt cần phải tập trung giải quyết các bài toán về nguồn lực về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực để tạo đà, sức bật mới cho phát triển trong đó có hoàn thiện TTHQĐT áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại.
2.3.1.2 Yếu tố quốc gia
Yếu tố quốc gia tác động trực tiếp đến thực thi chuẩn mực hải quan hiện đại đó là khung pháp luật quốc gia quy định và mức độ nguồn lực tài chính được
đầu tư. Từ năm 2005 đến nay, Chính phủ đã ban hành một số chính sách pháp luật quy định trực tiếp gồm luật Hải quan, quyết định 448/QĐ-TTg về chiến lược pháp triển hải quan đến 2020, nghị định 87/2013/NĐ-CP quy định thủ tục hải quan điện tử, quyết định 149/2005/QĐ-TTg thí điểm TTHQĐT.
Tuy nhiên, trong các cơ sở pháp lý mức độ nội luật hóa các chuẩn mực còn rất khiêm tốn và không đồng bộ dẫn tới việc thực thi trong thực tế rất khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính đầu tư của quốc gia còn nhỏ bé dẫn tới hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin (máy móc thiết bị, viễn thông, phần mềm) rất hạn chế không đảm bảo hiện đại hóa, tự động hóa để thực thi theo đúng quy định của các chuẩn mực hải quan hiện đại.