- Tỷ lệ số thông tin được trao đổi bằng phương thức điện
NĂM 2005 ĐẾN NAY
2.1 Tổng quan về Hải quan Việt Nam
Hải quan là một tổ chức có chức năng quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công, trực tiếp thu thuế, phí đối với các hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và những phái sinh của lĩnh vực này. Hải quan Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển đã hoạt động với những tên gọi và quy mô khác nhau qua từng thời kỳ.
Khi thành lập ngày 10/9/1945 theo sắc lệnh số 27-SL, Hải quan Việt Nam có tên gọi là “Sở thuế quan và thuế gián thu” đặt trực thuộc Bộ Tài chính. Năm 1954, được đổi thành “Sở Hải quan Trung ương” và đặt trực thuộc Bộ Công thương (theo Nghị định số 134/BCT/KB/NĐ ngày 14/2/1954).
Năm 1962 Sở Hải quan Trung ương được đổi tên thành “Cục Hải quan” và đặt trực thuộc Bộ Ngoại thương (quyết định số 490/TNgT/QĐ-TCCB ngày 17/6/1962 của Chính phủ). Đến năm 1984 thành lập Tổng cục Hải quan và đặt trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nghị quyết số 547/NQ/HĐNN ngày 20/8/1984), đánh dấu son Tổng cục Hải quan tương đương cấp Bộ.
Tổng cục Hải quan được xác định Hải quan Việt Nam là “công cụ chuyên chính bán vũ trang của Đảng và Nhà nước, có chức năng kiểm tra và quản lý hàng hóa, hành lý, ngoại hối và các công cụ vận tải xuất nhập khẩu qua biên giới nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu, ngăn ngừa các hoạt động buôn lậu,vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới nhằm bảo đảm thực hiện đúng đắn chính sách của Nhà nước độc quyền về ngoại thương, ngoại hối góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước” (nghị định
số 139/HĐBT ngày 20/10/1984) [21, tr. 2].
Ngày 29/6/2001, Quốc hội thông qua Luật Hải quan đầu tiên của Việt Nam; một năm sau, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 113/2002/QĐ- TTg ngày 4/9/2002 chuyển giao Tổng cục Hải quan vào trực thuộc Bộ Tài chính, một vị trí được xác định ngay từ năm khai sinh 1945 [50, tr. 6].
Hiện nay, Hải quan Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) được hai thập kỷ (từ ngày 01/7/1993) và hoạt động theo luật Hải quan. Mặc dù được tổ chức theo ngành dọc từ Tổng cục tới cục hải quan, chi cục hải quan, đội kiểm soát hải quan, nhưng Hải quan Việt Nam vẫn có chỗ dựa vững chắc từ sự phối hợp, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương theo các nguyên tắc do pháp luật quy định về phối hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ trong hệ thống tổ chức nhà nước.
Trong suốt 60 năm thành lập kể từ năm 1945 đến 2005, thủ tục hải quan Việt Nam được thực hiện theo phương thức truyền thống (thủ công) với mô hình sau.
Nguồn: Tài liệu tập huấn thông tư 194/2010/TT-BTC,Tổng cục Hải quan (2010)
Những điểm yếu của thủ tục hải quan truyền thống này là: thường gây thiệt hại do thời gian làm thủ tục bị kéo dài gấp hàng chục lần; tăng chi phí cho nhân sự hải quan và khách hàng; thiệt hại do giảm sức cạnh tranh trong thương mại quốc tế; thiệt hại do phương thức truyền thống trở thành vật cản trong phát triển xuất nhập khẩu cho nền kinh tế, trong mở rộng đầu tư trực tiếp của nước ngoài, trong thu hút khách quốc tế đến làm việc và du lịch. Những thiệt hại này dẫn tới hệ quả tất yếu là làm giảm tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế, giảm các nguồn thu hải quan trong ngân sách nhà nước.
Để khắc phục hạn chế này, từ năm 2005 Hải quan Việt Nam đã bắt đầu công cuộc chuyển đổi sang TTHQĐT theo từng giai đoạn: thí điểm hẹp tại 2 cục hải quan (giai đoạn 2005-2009), thí điểm mở rộng tại 21 cục hải quan (giai đoạn 2009-2012) và chính thức thực hiện toàn quốc tại 34 cục hải quan bắt đầu từ ngày 01/01/2013 đến nay.