Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử

Một phần của tài liệu LuananTS_NguyenBangThang (Trang 138 - 145)

- Xây dựng và đưa vào vận hành quy chế tự tính thuế của người khai hải quan Xây dựng và vận hành hệ thống “cơ sở dữ liệu trị giá tự động” đối vớ

3.3.3 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử

quan điện tử

3.3.3.1 Bổ sung chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin đến năm 2020

Đẩy nhanh thực hiện chương trình quốc gia ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 theo quyết định 1605/QĐ-TTg, trong đó mục tiêu của chương trình này “đến năm 2015 đạt tỷ lệ 90% cơ quan hải quan triển khai TTHQĐT” [76, tr. 8].

Trước yêu cầu phát triển nhanh, rộng về các nội dung nghiệp vụ và cung cấp thêm các dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan thì mục tiêu trên đây đã được thực hiện và không phủ kín được tất cả các mục tiêu về ứng dụng công nghệ thông tin để hoàn thiện TTHQĐT Việt Nam đến năm 2020. Bởi vậy, để có căn cứ tầm quốc gia cho phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cơ quan hải quan thì Chính phủ cần xúc tiến xây dựng văn bản thay thế chiến lược số 1605/QĐ-TTg để thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020. Đồng thời phải xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển công nghệ thông tin, trong đó phải đưa những nội dung gồm:

- Mở rộng và cập nhật đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến đáp ứng đến cấp độ 3 (mức độ dịch vụ công trực tuyến đảm bảo cho phép người sử dụng điền trực tuyến vào các mẫu đơn, hồ sơ và gửi lại trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ sau khi điền xong tới cơ quan và người thụ lý hồ sơ. Các giao dịch trong quá trình thụ lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện qua mạng) hệ thống các chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trên cổng thông tin điện tử của các Bộ và cổng thông tin của Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường... để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện TTHQĐT được cung cấp và cập

nhật thông tin đầy đủ đạt 100% cơ quan nhà nước và nội dung được thực hiện. Điều này rất cần thiết để nâng cao tính minh bạch, kịp thời, chủ động trong

xây dựng và phổ biến chính sách pháp luật đối với người dân và doanh nghiệp, chống tham nhũng và cố ý làm sai khi người dân và doanh nghiệp chưa có thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật. Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu sẽ được cập nhật kịp thời về chế độ chính sách, pháp luật để đảm bảo tuân thủ pháp luật trong thực hiện hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu. Từ đó sẽ có đủ thông tin để xác định lĩnh vực và lộ trình sản xuất kinh doanh hiệu quả cho mình.

- Trang bị đầy đủ 100% máy tính có kết nối internet đối với cán bộ, công chức thừa hành trong các cơ quan nhà nước.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin truyền thông về đánh giá về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ ngành đến năm 2012 mới chỉ có 87,9% số công chức trong cơ quan nhà nước thực thi công vụ được trang bị máy tính [15, tr. 29]. Như vậy, để cơ quan nhà nước cung xây dựng đầy đủ các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước hiệu quả và cung cấp đủ các dịch vụ công trực tuyến cho doanh nghiệp, người dân thì điều kiện cần nhất là Chính phủ và các Bộ ngành phải có trang thiết bị cho đội ngũ công chức thừa hành. Hơn bao giờ hết, việc triển khai TTHQĐT được mở rộng phạm vi toàn quốc thì điều kiện phương tiện làm việc cơ bản của cán bộ hải quan là phải được trang bị máy tính và có kết nối với hệ thống internet và mạng wan.

- Kết nối thông tin, dữ liệu quản lý của các Bộ ngành trên cơ sở xây dựng cơ chế Một cửa quốc gia và tiến tới hoàn thiện Chính phủ điện tử.

Chính phủ Việt Nam có 21 Bộ ngành mỗi đơn vị được giao quản lý nhà nước trong từng phạm vi lĩnh vực của mình. Đối với quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu, ngoài Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) thì các Bộ còn lại đều có chức năng quản lý của mình, trong đó: Bộ Công thương quản lý về hạn ngạch các mặt hàng xuất nhập khẩu; Bộ Thông tin truyền thông quản lý về tiêu chuẩn hợp chuẩn các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin; Bộ Y tế quản lý về

cấp phép nhập khẩu các loại thuốc, hóa mỹ phẩm, thực phẩm an toàn vệ sinh; Bộ Nông nghiệp phát triển nông thông quản lý cấp phép về chất lượng nông sản, thương thực và thực phẩm có nguồn gốc từ động thực vật; Bộ Giao thông vận tải quản lý cấp phép hồ sơ phương tiện vận tải, thuyền viên xuất nhập cảnh; Bộ Quốc phòng quản lý cấp phép người, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.

Như vậy, mỗi một Bộ ngành sẽ có một dữ liệu và thông tin quản lý riêng của mình, phương pháp quản lý này chỉ phù hợp trong giai đoạn thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu bằng phương pháp truyền thống, giấy tờ. Tuy nhiên, khi thực hiện TTHQĐT thì một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là phải tập trung hóa dữ liệu thông tin, không thể để doanh nghiệp khai báo tờ khai hải quan điện tử trong khi phải đi đến từng Bộ ngành để xin cấp phép bằng văn bản giấy, điều này gây khó khăn và tăng chi phí rất lớn cho doanh nghiệp.

Đối với cơ quan hải quan không có thông tin dữ liệu điện tử về quản lý chuyên ngành sẽ khó quyết định thông quan giải phóng hàng hóa cho doanh nghiệp và bản than các Bộ ngành sẽ khó theo dõi việc giám sát quản lý sau cấp phép về hàng hóa xuất nhập khẩu. Với đòi hỏi cấp thiết này, trong chiến lược cần đặt mục tiêu đến năm 2015 kết nối thành công bảy Bộ ngành và đến năm 2020 kết nối đầy đủ tất cả các Bộ ngành về thông tin quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. - Hoàn thiện tổng thể về Chính phủ điện tử trong công tác quản lý nhà nước đến năm 2020 với trình độ dịch vụ công đạt cấp 4 (cho phép thanh toán lệ phí được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng). Mục tiêu xây dựng được hệ thống hoàn chỉnh về Chính phủ điện tử cân xứng giũa ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, khắc phục được những khiếm khuyết hiện nay. Yêu cầu này chỉ có thể được giải quyết bằng một chương trình kép giai đoạn từ 2015- 2020, giải pháp ở tầm tổng thể này sẽ tạo điều kiện căn cơ cho sự cân xứng trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hải quan.

trình kép xây dựng “ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin” cho tam giác chức năng của hải quan - thuế - kho bạc; khắc phục những khiếm khuyết hiện tại do sự thiếu phối hợp giữa ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, mà còn gắn ba chuyên ngành quan trọng đó trong thực hiện hoàn thiện TTHQĐT. Chương trình này vừa là một phân hệ, vừa là một đầu kéo góp phần thúc đẩy hoàn thiện hệ thống Chính phủ điện tử trong những năm tới.

3.3.3.2 Phát triển hạ tầng viễn thông - ứng dụng công nghệ công tin đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo chuẩn mực hải quan hiện đại

Để thực hiện được TTHQĐT thì cần xây dựng hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin cho 3 hệ thống trụ cột như sau:

Thứ nhất, xây dựng nâng cấp hệ thống viễn thông kết nối giữa các cơ quan hải quan - hải quan.

Đây là hệ thống lõi và quan trọng nhất trong mọi hoạt động tác nghiệp nghiệp vụ hải quan điện tử. Trước yêu cầu áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại để doanh nghiệp được khai báo trước, thông quan tự động, tự động tính thuế, tự động nộp thuế, mở rộng trao đổi thông tin kết nối bộ ngành...thì hệ thống hiện hành không đáp ứng được khối lượng khổng lồ dữ liệu luân chuyển trên hệ thống với cường độ 24/24 giờ với cả 7 ngày trong tuần.

Hệ thống này phải trang bị đầy đủ các hạng mục gồm: thiết lập hệ thống các trạm máy chủ tại các hải quan khu vực, vùng; cung cấp đầy đủ máy tính cá nhân cho cán bộ hải quan có kết nối internet tốc độ cao; thiết lập và nâng cấp song song 2 phân hệ chính thức và dự phòng khi có sự cố; kết nối hệ thống công nghệ thông tin của hải quan với hệ thống viễn thông vệ tinh để giám sát chu trình đường đi của hàng hóa, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh giữa hải quan các vùng với nhau; cung cấp dịch vụ công trực tuyến ngành hải quan mức độ 4 và kết nối, chia sẻ thông tin với bộ, ngành.

Ngoài ra hệ thống lõi này phải được tích hợp đầy đủ kết nối xử lý kịp thời với các hệ thống kết toán thuế (KT559), hệ thống thanh toán thuế qua ngân hàng

(E-Payment), hệ thống theo dõi thanh khoản điện tử cho loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, hệ thống phục vụ công tác trị giá tính thuế (GTT 01), hệ thống quản lý rủi ro (Risk man).

Thiết lập và vận hành tốt hệ thống hải quan – hải quan sẽ góp phần tạo nền tảng cho việc chuyển căn bản phương thức quản lý hải quan theo hướng hiện đại, phù hợp định hướng xu hướng phát triển của hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối giữa cơ quan hải quan - cơ quan Bộ ngành.

Khi thực hiện TTHQĐT thì một trong những chuẩn mực hải quan hiện đại mà cần áp dụng đó là giảm thiểu chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan để cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Để làm được điều này thì cần phải xây dựng hệ thống kết nối thông tin dữ liệu quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu giữa cơ quan hải quan với các bộ ngành.

Trong đó xây dựng được hệ thống có chức năng đảm bảo: doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu chỉ cần gửi thông tin cấp phép hàng hóa và các chứng từ điện tử liên quan hàng hóa đến cổng tiếp nhận duy nhất. Các cơ quan nhà nước xử lý dữ liệu, thông tin và ra quyết định dựa trên hệ thống thống nhất và đồng bộ; gửi quyết định này tới hệ thống được trao đổi thông tin giữa các cơ quan. Hải quan ra quyết định cuối cùng về việc thông quan, giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên cơ sở thông tin của các cơ quan Nhà nước có liên quan.

Thứ ba, xây dựng hệ thống tự động tiếp nhận xử lý dữ liệu khai báo hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải giữa cơ quan hải quan - doanh nghiệp.

Hệ thống hải quan điện tử hiện nay đang được vận hành trên cơ sở điện tử hóa một số khâu nghiệp vụ trong quy trình thông quan hàng hóa và có nâng cấp tự động hóa một số bước trong tiếp nhận và phản hồi cho doanh nghiệp. Tuy

nhiên để hoàn thiện TTHQĐT theo 12 chuẩn mực hải quan hiện đại thì cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao cấp độ đáp ứng về tiếp nhận khai báo 24/24 và tương tác tự động hai chiều giữa hải quan - doanh nghiệp.

Từ nay đến năm 2020 Hải quan Việt Nam cần đẩy mạnh đột phá, ứng dụng thành quả công nghệ thông tin của các nước có trình độ quản lý hải quan hiện đại như Nhật Bản để xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại (gồm cả phần cứng hạ tầng máy móc thiết bị và phần mềm xử lý dữ liệu điện tử) vào thực hiện TTHQĐT tập trung thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng và hoàn thiện thiết kế quy trình nghiệp vụ tự động, trong đó có cấu phần khai báo và tiếp nhận cơ chế một cửa;

- Thiết lập và công bố chuẩn dữ liệu giao tiếp, các tiêu chí kỹ thuật định dạng EDI/EDIFACT tất cả các nghiệp vụ hải quan;

- Xây dựng phần mềm hệ thống tiếp nhận với các hệ thống xử lý thông tin tình báo hải quan, hệ thống về trị giá tính thuế, kế toán thuế, quản lý rủi ro...

- Xây dựng cấu trúc công nghệ thông tin và các phần mềm đầu cuối; - Thiết lập phần mềm xử lý đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động liên tục, có khả năng xử lý back up khi có sự cố xảy ra.

3.3.3.3 Giải pháp cho an ninh, an toàn hệ thống thực hiện thủ tục hải quan điện tử của cơ quan hải quan và cả doanh nghiệp

Qua kết quả điều tra, khảo sát thực trạng tại chương 2 cho thấy nguy cơ quan hải quan và doanh nghiệp bị hacker và mất dữ liệu thông tin trong suốt quá trình thực hiện thủ tục hải quan là rất lớn và đòi hỏi phải có những giải pháp để đảm bảo cho an ninh an toàn của hệ thống.

Thứ nhất, đối với an ninh an toàn cho hệ thống phần mềm, cần thực hiện: - Tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền với nhiều hình thức phù hợp nhằm nâng cao nhận thức về bảo mật thông tin cho cán bộ hải quan và người khai hải quan phải thực hiện đúng thao tác, quy trình về việc mã hóa thông tin bí mật nhà nước trong quá trình xử lý, lưu trữ và phản hồi thông tin cho doanh nghiêp trên

phần mềm khai báo tiếp nhận.

- Thực hiện cài đặt và thiết lập các lớp firewall ở hệ thống đầu tiếp nhận và bên trong đầu xử lý phân luồng hồ sơ hải quan để chống lại các cuộc tấn công từ môi trường bên ngoài như hacker, virus, spam….bảo vệ hệ thống giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng xấu từ bên ngoài.

- Đẩy mạnh áp dụng chữ ký số, chữ ký điện tử vào tất cả các khâu nghiệp vụ trong dây chuyền thủ tục hai quan điện tử khi đăng nhập và xử lý dữ liệu của của cơ quan hải quan và hệ thống khai báo quản trị của doanh nghiệp. Đồng thời triển khai giải pháp liên thông giữa hệ thống chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ do Ban Cơ yếu đảm nhiệm với các hệ thống chứng thực điện tử công cộng do Bộ Thông tin truyền thông cấp phép và quản lý.

- Triển khai đồng thời giữa xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực đầu tư cho an nin an toàn bảo mật thông tin tương xứng với mức độ quan trọng của hệ thống.

Thứ hai, đối với việc bảo đảm an ninh an toàn cho hệ thống phần cứng cần thực hiện giải pháp:

- Thiết lập cơ chế lớp an ninh firewall bảo vệ hệ thống máy chủ (serverfarm) - internal firewall, xây dựng các phân hệ tường lửa nội bộ (internal firewall). Đây là cửa ngõ kiểm soát trước khi đi vào khu vực xử lý các nghiệp vụ hải quan cho hàng hóa như thuế, trị giá, xuất xứ...là khu vực các máy chủ trung tâm.

- Thiết lập cơ chế ngăn chặn các tấn công từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào hệ thống, các thiết bị tường lửa còn phải phân tích các truy cập từ cả trong mạng LAN, lọc và ngăn chặn được những tấn công xuất phát từ trong nội bộ.

- Hạn chế kết nối vào hệ thống (kết nối vật lý) tại những vị trí không được phép thông qua tính năng port security, VLAN access control list của thiết bị mạng.

- Phân vùng VLAN hạn chế các dữ liệu vô ích (Broadcast, ARP signal…) tràn ngập từ khu vực này qua khu vực khác, tận dụng tối đa băng thông cho thông tin có ích của hệ thống.

Một phần của tài liệu LuananTS_NguyenBangThang (Trang 138 - 145)