XNK tại chỗ khẩu
Nhóm 08. Thủ tục hải quan XNK 2 Nhóm 27. Thủ tục hải quan đối với hàng 2
Nhóm 09. Thủ tục hải quan XNK 5 Nhóm 28. Thủ tục hải quan hàng hóa quá 1
hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế cảnh
Nhóm 10. Thủ tục hải quan XNK 3 Nhóm 29. Thủ tục hải quan cho hàng hóa 1
hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính chuyển cảng
Nhóm 11. Thủ tục hải quan XNK Nhóm 30. Thủ tục hải quan xác nhận tờ
hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển 7 khai nguồn gốc ô tô, xe máy nhập khẩu 1
phát nhanh
Nhóm 12. Thủ tục hải quan XNK 3 Nhóm 31. Thủ tục hải quan phương tiện 15
hàng hóa xăng, dầu vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Nhóm 13. Thủ tục hải quan XNK Nhóm 32. Thủ tục hải quan thành lập địa
hàng hóa trao đổi của cư dân biên 3 5
điểm kiểm tra giới
Nhóm 14. Thủ tục hải quan XNK 2 Nhóm 33. Thủ tục hải quan thành lập 1
khẩu chuyển cửa khẩu cảng nội địa
Nhóm 15. Thủ tục hải quan tạm 1 Nhóm 34. Thủ tục hải quan thành lập địa 1
XNK linh kiện tàu biển, tàu bay điểm thu gom hàng nội địa (CFC)
Nhóm 16. Thủ tục hải quan tạm Nhóm 35. Thủ tục hải quan thành lập-mở XNK máy móc thiết bị để thi công 1 rộng-chuyển đổi-chấm dứt-đưa hàng hóa 11
dự án vào-ra kho ngoại quan
Nhóm 17. Thủ tục hải quan tạm XNK 1 Nhóm 36. Thủ tục hải quan thành lập đại 2
hàng hóa cho hội chợ, triển lãm lý hải quan
Nhóm 18.Thủ tục hải quan tạm Nhóm 37. Thủ tục hải quan kiểm tra-xác
XNK cho phương tiện quay vòng 1 2
nhận xuất xứ hàng hóa chứa hàng hóa
Nhóm 19. Thủ tục hải quan tạm
XNK hàng hóa của doanh nghiệp 18
chế xuất
Nguồn: Báo cáo công bố thủ tục hành chính đề án 30, TCHQ 2013
Trong các thủ tục trên đây, mỗi thủ tục đều có nhiều công đoạn, bao gồm: trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, hồ sơ yêu cầu, thời hạn giải quyết, đối tượng thực hiện thủ tục, cơ quan thực hiện thủ tục, kết quả thực hiện thủ tục, phí, lệ phí, tên mẫu đơn, tờ khai, mẫu bảng, điều kiện thực hiện thủ tục [69, tr. 21]. Tùy theo đặc điểm của loại hình hàng hóa, có thủ tục hải quan phải thực hiện tất cả các công đoạn trên hoặc ít hơn; trong công việc do người khai hải quan thực hiện, có việc do cán bộ hải quan thực hiện.
Hồ sơ hải quan gồm hai thành phần chính: (1) tờ khai hải quan; (2) các chứng từ liên quan trực tiếp hàng hóa XNK (hợp đồng, hóa đơn, vận đơn, chứng
từ khác liên quan). Sự phức tạp nảy sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan chủ yếu là do người khai phải xuất trình chứng từ, hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu nội dung đã khai báo làm căn cứ quyết định thông quan.
1.1.1.3 Thủ tục hải quan truyền thống
Thủ tục hải quan truyền thống là thủ tục hải quan được thực hiện bằng hình thức thủ công và bắt đầu có sự ứng dụng cơ giới hóa một phần trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh phương tiện vận tải tại mỗi quốc gia.
Trước khi các kỹ thuật tin học hóa và tự động hóa ra đời, trong thập kỷ 70 thế kỷ XX trở về trước, tất cả hải quan các nước trên thế giới đều thực hiện thủ tục hải quan hoàn toàn bằng thủ công và bắt đầu ứng dụng cơ giới hóa, với đặc điểm phương thức này là: các công đoạn của quy trình thủ tục đều thực hiện bằng thủ công; ứng dụng một phần trong gửi, nhận văn bản bằng fax, điện tín và kiểm tra hành lý, hàng hóa bằng máy soi đơn giản tại cửa khẩu; tờ khai hải quan và các chứng từ đều là văn bản giấy; cơ quan hải quan, các tổ chức quản lý chuyên ngành và người khai hải quan thuộc phạm vi điều chỉnh phải trực tiếp trao đổi thông tin, giấy tờ tại địa điểm do hải quan quy định; các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát đều được thực hiện trực tiếp của công chức hải quan, không có thiết bị, công cụ hỗ trợ từ xa.
Thời gian thông quan thường kéo dài với đơn vị tính là hàng giờ, hàng ngày, do phụ thuộc vào khoảng cách địa lý và thao tác thủ công; số lượng nhân sự của hai bên đều yêu cầu nhiều; cơ quan hải quan và doanh nghiệp phải mất chi phí lớn cho việc xử lý, luân chuyển, lưu trữ bảo quản hồ sơ hải quan giấy; tiêu cực vì lợi ích cá nhân do phải gặp gỡ giữa doanh nghiệp với cán bộ hải quan để thông quan hàng hóa; có nhiều lỗ hổng do phân tán, thiếu sự tập trung hóa dữ liệu thông tin toàn ngành để phát hiện, ngăn chặn xử lý vi phạm pháp luật hải quan.
Trên thế giới hiện nay, rất hiếm có quốc gia nào còn duy trì phương thức hoàn toàn thủ công trong thực hiện thủ tục hải quan của mình bởi sự xuất hiện
các công cụ tin học hóa và tự động hóa. Trong điều kiện chưa thể tiến hành trên toàn hệ thống, thủ tục hải quan đã sử dụng sự hỗ trợ của cơ giới hóa, tin học hóa từng khâu nhất là tại những nơi đòi hỏi nhiều nhân lực, thông tin đòi hỏi phải được nhận biết sớm, từ xa.
Với quy mô và phạm vi còn hạn hẹp đó, việc thực hiện thủ tục hải quan tại bước phát triển này được gọi là phương thức thủ công tin học hóa. Phương thức này đã thay thế phương thức thủ công hoàn toàn và trở thành phương thức truyền thống trong nhiều thập kỷ của nhiều quốc gia.
Bằng phương thức truyền thống, thủ tục hải quan đã phần nào khắc phục được nhiều nhược điểm của phương thức thủ công; đồng thời tạo nền tảng, tiền đề cho việc chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện TTHQĐT.
1.1.1.4 Thủ tục hải quan điện tử
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử có khi còn được gọi là “hệ thống tự động hải quan” hoặc “thủ tục hải quan phi giấy tờ”. Đã có nhiều nhận định về TTHQĐT với những tiếp cận khác nhau, hẹp là từ “hải quan điện tử”, rộng hơn là từ “chính phủ điện tử”, rộng hơn nữa là từ “khu vực điện tử” (EU).
Bản chất TTHQĐT chỉ là một trong những cách thức thực hiện thủ tục hải quan. Mặc dù phương thức thực hiện thủ tục hải quan là truyền thống hay điện tử biểu thị ở 4 từ “truyền thống - điện tử”, nhưng trên hoạt động thực tiễn thì chúng có những khoảng cách không dễ khỏa lấp trong ngắn hạn; bao gồm khoảng cách về: quy trình, công nghệ, kỹ thuật, công cụ, phương thức giao tiếp, nhân sự, bộ máy, cơ chế vận hành, khả năng hội nhập.
Bảng 1.3: So sánh hai phương thức thực hiện thủ tục hải quan
Tiêu chí so sánh Thủ tục hải quan truyền thống Thủ tục hải quan điện tử
1. Quy trình Phức tạp Đơn giản