Phương hướng hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu LuananTS_NguyenBangThang (Trang 125 - 129)

- Tỷ lệ số thông tin được trao đổi bằng phương thức điện

CHUẨN MỰC HẢI QUAN HIỆN ĐẠ

3.2.3 Phương hướng hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam đến năm

tế, đó là việc tiếp cận với trình độ tổ chức và kỹ thuật hiện đại trong khu vực và trên thế giới; ở cấp độ quốc gia, đó là sự phối hợp trong hệ thống Chính phủ điện tử; ở cấp độ ngành Hải quan, đó là việc triển khai trên toàn ngành kể từ cơ quan đầu não là Bộ Tài chính đến các cấp Tổng cục Hải quan, cục hải quan, chi cục hải quan; riêng cấp hải quan cửa khẩu, yêu cầu đồng bộ hệ thống càng được đặt ra ở mức độ vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài bởi đây vừa là đầu vào, vừa là đầu ra trực tiếp của việc thực hiện TTHQĐT.

3.2.3 Phương hướng hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam đến năm 2020 2020

Phù hợp với mục tiêu, quan điểm việc hoàn thiện TTHQĐT Việt Nam đến năm 2020 được xác định phương hướng áp dụng theo các chuẩn mực hải quan hiện đại mà cụ thể là đến năm 2020 sẽ tập trung thực hiện và đáp ứng đầy đủ 12 chuẩn mực hải quan hiện đại phổ quát, căn bản, cần thiết nhất cho TTHQĐT. Vì khi áp dụng thành công những chuẩn mực này sẽ tạo nền tảng vững chắc để mở rộng thêm việc áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại khác.

3.2.3.1 Đẩy mạnh hoàn thiện áp dụng chuẩn mực khai báo trước

các chứng từ liên quan đến lô hàng xuất nhập khẩu trước khi hàng đến, để cơ quan hải quan có thời gian và điều kiện phân tích thông tin vững chắc, giảm thiểu rủi ro và thông quan giải phóng hàng sớm cho doanh nghiệp. Về việc này, Hải quan Việt Nam đã có quy định và đã triển khai thực hiện tương đối tốt.

Tuy nhiên phạm vi thông tin khai báo trước còn hạn chế, do TTHQĐT chưa được kết nối với các Bộ ngành nên thông tin doanh nghiệp khai trước chủ yếu là dữ liệu tờ khai, trong khi nội dung giấy cấp phép, hạn ngạch, chính sách mặt hàng. Vì vậy, TTHQĐT cần tiếp tục hoàn thiện, kết nối trong khai báo để nâng cao mức độ tự động hóa và hiệu quả xử lý thông tin đầu vào cho hải quan, tránh để xẩy ra nghi vấn quá nhiều do thiếu thông tin dữ liệu hàng hóa.

3.2.3.2 Áp dụng chuẩn mực thông quan trước

Áp dụng chuẩn mực thông quan trước sẽ có vai trò to lớn giúp thu hút vốn đầu tư của tập đoàn lớn đa quốc gia vào Việt Nam (như Intel, Samsung..) đây là những doanh nghiệp công nghệ cao, các thiết bị số lượng lớn XNK cần thông quan trước để đáp ứng yêu cầu chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Một số doanh nghiệp nhỏ tuân thủ pháp luật hải quan và XNK các mặt hàng (thủy sản, nông sản, dầu khí) cần thời gian thông quan trước khi XNK để tránh thất thoát, rủi ro cũng cần được áp dụng.

Do đó, trong hệ thống luật pháp về hải quan phải được quy định nội luật hóa chuẩn mực này, đồng thời cần hoàn thiện triển khai mô hình TTHQĐT xử lý tập trung dữ liệu các khẩu nghiệp vụ thuế, mã, giá, quản lý rủi ro, xử lý vi phạm.

3.2.3.3. Nâng cao áp dụng quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là một trong những nền tảng của hệ thống quy trình hải quan điện tử, việc thiết kế và cải tiến quy trình quản lý rủi ro trong những năm qua đã tạo cho Hải quan Việt Nam một bước tiến quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa của ngành. Trong những năm tới, quy trình quản lý rủi ro vẫn rất cần được hoàn thiện, trong đó tập trung vào:

phép mở rộng phạm vi áp dụng quản lý rủi ro cả 3 khâu trước - trong - sau thông quan, đẩy mạnh phương pháp quản lý hải quan nâng cao hiệu quả kiểm tra trọng tâm trọng điểm giám sát hải quan.

- Đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro trong phân tích tình báo hải quan và thông tin hàng hóa e-manifest để giảm thiểu các khâu hiện đang thực hiện bằng thủ công như: dừng thông quan đột xuất, kiểm tra tràn lan…gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu.

- Kết nối thông tin một cửa hải quan quốc gia đối với các lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các Bộ (giao thông, công thương, y tế, nông nghiệp, công an, biên phòng, hãng tàu) và thu thập thông tin tình báo từ hải quan ASEAN và các đối tác thương mại chính để làm cơ sở phân tích, đánh giá thông tin quản lỷ ro.

- Nâng cao mức độ tự động hóa trong khâu tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan điện tử. Việc này đòi hỏi phải nâng cấp cơ sở dữ liệu hải quan, nâng cấp chất lượng khâu tiếp nhận tờ khai để có căn cứ tin cậy cho việc ra quyết định.

3.2.3.4 Đẩy mạnh, mở rộng chuẩn mực giảm chứng từ thương mại

Giảm chứng từ thương mại là một trong những yêu cầu hàng đầu của cơ chế “thuận lợi hóa” thương mại. Đây cũng là một đối tượng mà cải cách thủ tục hành chính nói chung, TTHQĐT nói riêng rất quan tâm để thực hiện. Về vấn đề này, Việt Nam đã có quy định nhưng còn chưa đầy đủ, cần được bổ sung trong thời gian tới, cụ thể là xây dựng các thiết chế về:

- Sử dụng những thông tin có sẵn trong giao dịch thương mại. - Sử dụng các bản sao chứng từ.

- Doanh nghiệp chỉ phải cung cấp một lần các chứng từ.

- Hải quan phải chủ động tìm chứng từ, thay vì thụ động yêu cầu doanh nghiệp cung cấp.

- Chuyển dần các chứng từ giấy sang chứng từ điện tử.

- Đơn giản hóa về nội dung, giảm thiểu về số lượng chứng từ điện tử. Những thiết chế trên đây một mặt cần được giữ ổn định để thực hiện trong

một thời gian cần thiết, nhưng phải được sửa đổi, bổ sung để không lạc hậu so với những tiến triển trên hoạt động thực tiễn của lĩnh vực thương mại quốc tế, cũng như những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin và kỹ thuật điện tử.

3.2.3.5 Xác định xuất xứ tự động

Trong khi xác định xuất xứ theo phương thức thủ công dựa trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) do người khai hải quan nộp, thì xác định xuất xứ tự động lại do cơ quan hải quan tích hợp từ những thông tin có sẵn và những thông tin trong hợp tác hải quan quốc tế. Hệ thống tích hợp này cho phép cơ quan hải quan chủ động theo rõi lộ trình của hàng hóa từ quốc gia xuất phát đến quốc gia đích, rút ngắn được thời gian xác định C/O và loại trừ bớt tình trạng gian lận khai báo xuất xứ để hưởng lợi về thuế, phí hải quan. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa quy định và cho phép xác định xuất xứ tự động.

Vì vậy, thời gian tới cần hướng tới các nhiệm vụ sau:

- Trao thẩm quyền và công nhận pháp lý các thông tin có sẵn từ dữ liệu hải quan và từ các tổ chức định giá xuất xứ của Tổ chức thương mại thế giới.

- Xây dựng quy chế phối hợp công nhận lẫn nhau giữa Hải quan Việt Nam với hải quan các nước về trao đổi thông tin, xác định xuất xứ điện tử.

- Xây dựng quy trình xác định xuất xứ tự động, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để phân định kiểm tra xuất xứ.

3.2.3.6 Triển khai tính giá tự động

Tính giá tự động còn được gọi với tên đầy đủ là “định giá hải quan tự động”. Việc định giá hải quan đúng đắn và chính xác sẽ cho phép tính thuế đúng và chính xác, tránh thất thu hoặc lạm thu khiến phải truy thu, truy hoàn thuế rất phức tạp, tốn kém. WTO đã ban hành hiệp định trị giá hải quan và yêu cầu tất cả các thành viên của mình áp dụng. Đến nay, các nước phát triển đều đã áp dụng, trong khi Việt Nam và các nước đang phát triển trì hoãn thi hành do điều kiện quản lý thương mại chưa được cải cách đầy đủ, quản lý chính phủ điện tử chưa hoàn chỉnh.

hải quan truyền thống, nhưng trong TTHQĐT chưa có văn bản pháp lý quy định cho phép tính giá tự động để áp dụng chuẩn mực này. Trong những năm tới, cần áp dụng chuẩn mực này theo đó phải thực hiện:

- Xây dựng cơ sở pháp lý cho phép tính giá tự động và tích hợp quy trình này vào quy trình TTHQĐT.

- Thực hiện kiểm tra trị giá hải quan trọng điểm theo kỹ thuật quản lý rủi ro tại thời điểm trước - trong và sau thông quan.

- Phối hợp với hải quan các nước để xây dựng dữ liệu về giá hải quan của tất cả các mặt hàng để chống chuyển giá nhập khẩu, hệ thống cơ sở dữ liệu giá được cập nhật đầy đủ và thường xuyên.

3.2.3.7 Hoàn thiện ứng dụng chuẩn mực áp thuế tự động

Tên gọi đầy đủ của chuẩn mực này là “áp giá tính thuế tự động”, chuẩn mực này nhằm thực hiện thuận lợi hóa thương mại mà còn là biện pháp chống gian lận thuế, gian lận thương mại. Việt Nam đã có quy định để thực hiện chuẩn mực này nhưng còn nhiều hạn chế, cần được bổ sung trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu LuananTS_NguyenBangThang (Trang 125 - 129)