Quan điểm hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam

Một phần của tài liệu LuananTS_NguyenBangThang (Trang 122 - 125)

- Tỷ lệ số thông tin được trao đổi bằng phương thức điện

CHUẨN MỰC HẢI QUAN HIỆN ĐẠ

3.2.2 Quan điểm hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam

Từ những căn cứ lý luận, kinh nghiệm các nước, thực tiễn bối cảnh, mục tiêu trên đây, việc hoàn thiện TTHQĐT Việt Nam đến năm 2020 được xây dựng trên các quan điểm sau.

3.2.2.1 Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử phục vụ phát triển có hiệu quả bền vững hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam

Mặc dù hoạt động của ngành hải quan không phủ rộng tới mọi hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam, nhưng lại tập trung vào một số lĩnh vực trọng yếu của hoạt động này, trong đó nổi bật là tự do hóa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đây là các lĩnh vực phản ánh sống động nhất về tính hiệu quả và bền vững trong phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại của nền kinh tế.

Quan điểm trên đây đòi hỏi việc hoàn thiện TTHQĐT phải trước hết quán triệt các vấn đề thuộc đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, theo đó: về đối ngoại, thực hiện đầy đủ nguyên tắc bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cùng có lợi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế; về đối nội, thực hiện tổ chức và hoàn thiện nền hành chính hải quan, chế độ công vụ hải quan phục vụ nhân dân, doanh nghiệp tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch quốc tế.

Hoàn thiện TTHQĐT theo quan điểm trên đây còn phải chú trọng tới việc giảm thiểu các yếu tố gây bất lợi cho tính hiệu quả và bền vững trong phát triển kinh tế đối ngoại, trong đó quan trọng hàng đầu là lợi dụng sự thông thoáng của TTHQĐT để buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế, cạnh tranh thiếu lành mạnh, kể cả tham nhũng trong ngành hải quan.

3.2.2.2 Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử theo chuẩn mực hải quan hiện đại phù hợp với đặc điểm của Việt Nam

Quan điểm này xuất phát từ hai xu hướng phát triển tất yếu của ngành hải quan Việt Nam. Thứ nhất, đó là xu hướng Chính phủ điện tử, trong đó ngành hải quan điện tử là một cấu phần. Trong xu hướng này, ngành hải quan là bộ phận xung kích do vai trò của mình trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Thứ hai, đó là xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi hải quan phải đồng hành và phát triển tương xứng. Mỗi giai đoạn hẫng hụt, bất cập của Hải quan Việt Nam trong xu hướng này đều sẽ bị trả

giá bằng sự thua thiệt, rủi ro, bỏ lỡ thời cơ, sụt giảm năng lực cạnh tranh của nhiều lĩnh vực trong hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước.

Quan điểm trên đây còn phù hợp với vai trò và vị trí của Hải quan Việt Nam với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của WCO. Hiện tại, tổ chức này có 179 thành viên, trong đó Việt Nam là thành viên tích cực mặc dù với một nền kinh tế đang phát triển, trình độ quản lý nền hành chính đang lạc hậu, hạ tầng công nghệ viễn thông đi sau nhiều quốc gia. Việc sớm tham gia WCO giúp Việt Nam được hưởng lợi từ thể chế hải quan toàn cầu này, mặt khác đòi hỏi phải thực hiện các nghĩa vụ của một thành viên trong tổ chức.

Quyền lợi và nghĩa vụ đó thể hiện trên nhiều phương diện, nhưng sự hài hòa của hai mặt này đã được hội tụ lại trong những quy định về chuẩn mực hải quan hiện đại. Mặc dù đã tiếp cận được một số trong hệ thống chuẩn mực này, nhưng để đạt được tất cả những chuẩn mực phổ cập nhất của hệ thống đó, Hải quan Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm từ nay đến năm 2020. Thực tiễn đã chứng minh không có một mô hình hải quan hiện đại theo chuẩn mực mà áp dụng thành công cho mọi quốc gia. Vậy nên cần phải được thực hiện trong những điều kiện phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó đặc điểm lớn chi phối là xuất phát từ trình độ phát triển thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển, hệ thống pháp lý chưa đầy đủ, nguồn nhân lực hạn chế, thể chế nền kinh tế Việt Nam chưa đạt đúng nghĩa một nền kinh tế thị trường đầy đủ.

Những đặc điểm này sẽ tác động, chi phối và đòi hỏi việc áp dụng chuẩn mực và mô hình hiện đại hóa TTHQĐT theo chuẩn mực hải quan hiện đại phải có sự lựa chọn theo hướng thiết thực, hiệu quả, ưu tiên đạt các chuẩn mực bắt buộc, tăng dần các chuẩn mực khuyến khích và hướng dẫn.

3.2.2.3 Bảo đảm tính đồng bộ hệ thống trong hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử

Quan điểm này xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và vận hành hệ thống TTHQĐT. Trong chín năm qua (kể từ năm 2005), Việt Nam mới chỉ thực hiện được một số khâu trong hệ thống

TTHQĐT do chưa đạt được sự đồng bộ của toàn hệ thống.

Tính đồng bộ của hệ thống TTHQĐT đòi hỏi phải đồng thời phối hợp bốn cấu phần chủ yếu của hệ thống: khung pháp luật, cơ sở hạ tầng, tổ chức bộ máy và nhân lực ngành hải quan. Trong các cấu phần đó: khung pháp luật đang cần được sửa đổi, bổ sung, phát triển; cơ sở hạ tầng cần có nhiều vốn đầu tư; tổ chức bộ máy lại cần được cải cách; nhân lực nhất thiết phải được đào tạo và đào tạo lại bài bản, chuyên nghiệp. Việc hoàn thành từng cấu phần tuy đã rất khó khăn, nhưng phối hợp để hội tụ những cấu phần đó lại trong một tiến độ cần thiết thì khó khăn càng thêm gấp bội.

Quan điểm đồng bộ, hệ thống trên đây đòi hỏi việc hoàn thiện TTHQĐT

Một phần của tài liệu LuananTS_NguyenBangThang (Trang 122 - 125)