Giảm chi phí

Một phần của tài liệu LuananTS_NguyenBangThang (Trang 73 - 76)

- Tỷ lệ số thông tin được trao đổi bằng phương thức điện

12. Giảm chi phí

X X X

X X X

X X X

Nguồn: Tổng hợp của NCS về rà soát hệ thống chuẩn mực cam kết quốc tế của Hải quan Việt Nam, năm 2013

Với điều kiện về pháp lý chưa nội luật đầy đủ, hệ thống công nghệ thông tin thực hiện TTHQĐT chưa đảm bảo, nguồn lực con người hạn chế vì vậy đã cản trở và hạn chế ảnh hưởng tới quá trình thực hiện các cam kết về chuẩn mực hải quan hiện đại của Hải quan Việt Nam.

2.2.3 Thực trạng chủ trương chính sách và các biện pháp đã triển khai thựchiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam từ năm 2005 đến nay hiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam từ năm 2005 đến nay

2.2.3.1 Chủ trương, nhận thức vai trò triển khai thủ tục hải quan điện tử i). Chủ trương của Đảng, Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ)

Một là, Bộ Chính trị khóa VIII Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành chỉ thị số 58/CT-TW yêu cầu nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin đối với các cơ quan Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2001 - 2005.

Trong chỉ thị này, ngành hải quan được Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp “tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong lĩnh vực hải quan đảm bảo các điều kiện cần thiết phù hợp với tiến độ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”. Đây là chủ trương lớn về mặt chính trị, tác động lớn vào nhận thức của Chính phủ và các Bộ ngành để tạo điều kiện cho ngành hải quan đột phá lớn để xây dựng và chuẩn bị thực hiện chương trình thí điểm triển khai TTHQĐT bắt đầu năm 2005 [3, tr. 5].

Hai là, chính sách của Chính phủ Việt Nam thực hiện thủ tục hải quan điện tử và cam kết thực hiện cộng đồng ASEAN điện tử (Hiệp định khung E- ASEAN) và chính phủ điện tử;

Mặc dù kết quả thực hiện chính phủ điện tử theo đề án 112 không thành công như mục tiêu đề ra vì đây là một chủ trương lớn, trong bối cảnh thực hiện

còn thiếu những điều kiện cơ bản. Tuy nhiên đề án đã tạo ra chuyển biến lớn trong nhận thức của Chính phủ, Bộ ngành và chính quyền địa phương về sự yêu cầu và tính tất yếu phải xây dựng và chuyển đổi nền quản lý hành chính giấy tờ sang quản lý hành chính hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin.

Ba là, chương trình hành động của Bộ ngành trong việc xây dựng hệ thống hành chính điện tử (xây dựng văn bản quy phạm và chương trình tin học) để kết nối với cơ quan hải quan trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

Các Bộ ngành bước đầu đã cụ thể hóa bằng các chính sách pháp luật và xây dựng quy trình ứng dụng tin học hóa, điện tử hóa vào quá trình quản lý giao dịch với người dân, doanh nghiệp. Từ đó nhận thức của các bộ công chức nhà nước được nâng lên góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và phát triển năng lực cạnh tranh của quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Bảng 2.2: Sự hỗ trợ và cung cấp thông tin về triển khai thủ tục hải quan mà doanh nghiệp nhận được từ các cơ quan trên địa

bàn khảo sát

Đơn vị tính: %

Địa phương

Nguồn Tp.Hồ Hải Đà Bình Đồng Tổng

Hà Nội Chí

hỗ trợ, cung Phòng Nẵng Dương Nai số

Minh cấp thông tin

1. UBND, các Sở ngành 13,95 8,70 19,04 12,12 11,11 2,86 10,60

2. Cơ quan hải quan 37,98 52,17 38,10 59,10 51,85 61,42 50,10

3. Truyền hình, phát thanh 7,75 6,09 9,52 1,51 7,40 4,29 6,10

4. Internet 13,18 15,65 28,57 13,64 15,74 14,29 15,12

5. Báo giấy, tờ rơi 9,30 3,48 0,00 1,51 1,85 1,43 3,93

6. Từ doanh nghiệp khác 15,50 13,91 4,77 12,12 9,26 12,85 12,58

7. Nguồn khác 2,34 0,00 0,00 0,00 2,79 2,86 1,57

Tổng 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: kết quả điều tra, khảo sát doanh nghiệp của NCS, năm 2013

Điều tra khảo sát của nghiên cứu sinh thực hiện tại 6 tỉnh, thành phố lớn (Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương) cho thấy mặc dù chủ trương lớn được trung ương và các bộ ngành vào cuộc nhưng sự chung tay của các chính quyền địa phương và các sở ban ngành trong việc chủ

động, phối hợp cung cấp thông tin và hỗ trợ cho doanh nghiệp về triển khai TTHQĐT trên địa bàn còn hạn chế, cụ thể ở bảng 2.2:

Kết quả phản ảnh mức độ hỗ trợ và cung cấp thông tin của chính quyền địa phương bao gồm UBND, các Sở ban ngành chỉ chiếm 10,6% đứng vị trí thứ tư trong số bảy cơ quan được doanh nghiệp đánh giá; thậm chí chính quyền tỉnh Đồng Nai có mức độ hỗ trợ, cung cấp thông tin thấp nhất chỉ có 2,86%, còn Hải Phòng được đánh giá cao nhất trong 6 địa phương với tỷ lệ 19,04%. Nội dung hỗ trợ, cung cấp thông tin của chính quyền địa phương trong thời gian qua chủ yếu thông qua chương trình xúc tiến đầu tư, cấp phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu và áp dụng TTHQĐT.

Trong khi đó, sự hỗ trợ từ cơ quan hải quan chiếm 50,1% đứng vị trí cao nhất, phản ảnh trong thời gian qua sự vào cuộc hành động thực hiện chủ trương lớn của nhà nước về cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa và áp dụng TTHQĐT đã được cơ quan hải quan thực sự quan tâm và triển khai quyết liệt.

ii). Đối với ngành hải quan

Một là, xuất phát từ chủ trương lớn của Bộ Chính trị tại Chỉ thị số 58/CT- TW đã tác động đến nhận thức lãnh đạo các cấp của ngành hải quan trong giai đoạn này cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính lĩnh vực hải quan và từng bước hiện đại hóa hoạt động của hải quan phù hợp với chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước.

Hai là, ngành hải quan cụ thể hóa kế hoạch cải cách phát triển, hiện đại hoá ngành hải quan giai đoạn 2004 - 2006, với mục tiêu kế hoạch hiện đại hóa này là “xây dựng lực lượng hải quan chuyên nghiệp, chuyên sâu; ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro; trang thiết bị kỹ thuật hiện đại” [10, tr. 2].

Ba là, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 thí điểm TTHQĐT được triển khai tại Cục Hải quan Hải Phòng, Tp.Hồ Chí Minh. Nối tiếp những thành tựu đạt được trong giai đoạn đầu thí

điểm, năm 2009 ngành hải quan tiếp tục báo cáo Chính phủ tiếp tục cho phép mở rộng thí điểm với quyết định số 103/2009/QĐ-TTg triển khai thêm 19 cục hải quan khác nâng tổng số đơn vị triển khai lên 21/34 cục hải quan.

Mặc dù trong giai đoạn đầu thực hiện gặp không ít khó khăn do nhận thức và xung khắc về lợi ích, nhưng quá trình triển khai thí điểm TTHQĐT đã mang lại thành quả lớn đó chính là đã tạo sự chuyển biến lớn, căn bản về nhận thức sự cần thiết phải hiện đại hóa triển khai TTHQĐT là xu thế tất yếu không thể đảo ngược cho hệ thống cán bộ hải quan từ lãnh đạo cấp cao nhất đến công chức thừa hành trực tiếp.

Theo kết quả điều tra, khảo sát của nghiên cứu sinh thực hiện đối với 600 doanh nghiệp được khảo sát về nội dung về “mức độ hỗ trợ của cơ quan hải quan cho doanh nghiệp khi thực hiện TTHQĐT” được phản ánh như sau:

Bảng 2.3: Điểm đánh giá về mức độ hỗ trợ của cơ quan hải quan cho doanh nghiệp khi tham gia TTHQĐT(điểm 1 là đã hỗ trợ ít nhất, điểm 2,5 là mức độ hỗ trợ trung bình, điểm 5 là đã được hỗ trợ

nhiều nhất) .

Đơn vị tính: điểm

Địa phương Tp.Hồ Hải Đà Bình Đồng Tổng Chí

Nội Phòng Nẵng Dương Nai số

Yếu tố Minh

1. Cung cấp thông tin về thủ 4,5 4,4 4,0 4,3 4,1 4,1 4,3

tục HQĐT

Một phần của tài liệu LuananTS_NguyenBangThang (Trang 73 - 76)