- Tỷ lệ số thông tin được trao đổi bằng phương thức điện
CHUẨN MỰC HẢI QUAN HIỆN ĐẠ
3.1.1 Bối cảnh quốc tế
Việc hoàn thiện TTHQĐT Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 được tiến hành trong bối cảnh quốc tế đầy biến động, tạo ra nhiều lực đẩy nhưng cũng đầy thách thức, lực cản cho quá trình hoàn thiện này.
3.1.1.1 Bùng nổ ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại
Thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại hiện nay đã hiện diện trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị toàn cầu, trong đó thương mại quốc tế khá nổi bật. Hàng loạt quốc gia (trong đó có Việt Nam) có kim ngạch buôn bán xuất khẩu nhập khẩu lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do những thuận lợi được mở ra cho lĩnh vực này từ áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lý nhà nước, trực tiếp là quản lý hải quan.
Đến năm 2020, sự bùng nổ phát triển khoa học công nghệ hiện đại sẽ tiếp tục có những bước tiến mới, nhất là những khởi sự đã đạt được trong tầm tay về mở rộng sử dụng năng lượng nguyên tử, năng lượng xanh, công nghệ nano, kỹ thuật số, công nghệ gen và đặc biệt là những thế hệ mới của sản phẩm máy tính thông minh (smart computer) có tính năng tự động hóa cao. Điều này sẽ dần thay đổi phương thức sản xuất mới đồng thời kéo theo phương pháp quản lý hiện đại hơn dựa trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ mới.
Trong dây chuyền cung ứng toàn cầu về sản xuất - dịch vụ - xuất nhập khẩu hàng hóa - thương mại toàn cầu sẽ có sự thay đổi với sự phát triển bùng nổ nhờ ứng dụng kỹ thuật số, tự động hóa. Đây là yêu cầu đặt ra cho quản lý hải quan hiện đại một cách mạnh mẽ, sâu rộng, đặc biệt phải hoàn thiện TTHQĐT
theo các chuẩn mực hải quan hiện đại từ nay đến năm 2020.
3.1.1.2 Tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu gắn với mô hình tăng trưởng
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế khởi sự tại Mỹ từ “cho vay dưới chuẩn” năm 2008 và khủng hoảng “nợ công vượt tầm kiểm soát” bộc phát năm 2012 sau nhiều năm ủ bệnh, hiện chưa được ngăn chặn và đang lan rộng ra nhiều quốc gia Châu Âu có tỷ lệ nợ công không bình thường; tăng trưởng của nền kinh tế thế giới từ tiếp tục khó khăn và hồi phục chậm. Theo đánh giá của Tổ chức Liên hợp quốc về thương mại và phát triển về thương mại toàn cầu tiếp tục giảm, có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa bền vững; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sau khi đạt đỉnh điểm 2.080 tỷ USD (năm 2007) từ đó đến nay liên tục là chu trình giảm cho đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 1.400 tỷ USD.
Từ những động thái trên, thế giới trong 10-15 năm tới có một đặc điểm nổi bật, đó là việc phải thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế gắn với trong phạm vi toàn cầu cũng như trong từng quốc gia, xu hướng của việc tái cấu trúc này là:
- Lập lại trật tự tiền tệ thế giới từ “đồng tiền thế giới” chỉ có đồng đô la Mỹ duy nhất sang một số đồng tiền mạnh khác.
- Cải cách thể chế tài chính tại nhóm các nước phát triển (G7), lĩnh vực chứa đựng nhiều nguy cơ khủng hoảng nhất.
- Điều chỉnh chiến lược hướng về xuất khẩu tại các nước phát triển và công nghiệp mới (G20) để hướng nhiều hơn tới thị trường trong nước.
- Phá bỏ “bẫy thu nhập trung bình” tại nhiều nước đang phát triển nhằm đạt được sự phát triển hiệu quả và bền vững hơn nhờ nâng cao năng suất tổng hợp, không tiếp tục dựa vào giá nhân công rẻ, khai thác cạn kiệt tài nguyên, đầu tư tạo bong bóng bất động sản.
Việc tái cấu trúc kinh tế toàn cầu với các xu hướng trên đây sẽ tạo điều kiện để từng quốc gia, từng khu vực thực hiện khôi phục, phát triển nền kinh tế đang khủng hoảng hoặc bị ảnh hưởng của khủng hoảng. Các lĩnh vực thương mại, đầu tư trong các nền kinh tế đó do có độ nhạy cảm cao sẽ sớm bắt nhịp hơn
với các xu hướng trên. Một trong những chuyển động nổi bật theo xu hướng trên là việc khởi động Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi hoàn tất, TPP là một hiệp định toàn diện về tự do thương mại của thế kỷ XXI, chiếm tới 40% thương mại toàn cầu, gồm các quy định về: trao đổi hàng hoá, dịch vụ, xuất xứ, hàng rào kỹ thuật, sở hữu trí tuệ. Mục tiêu của TPP là cắt giảm nhanh các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên, tiến tới mức 0% và mở rộng liên kết thị trường hàng hóa.
Xu hướng tái cấu trúc kinh tế toàn cầu với việc khôi phục và phát triển những lĩnh vực trên đây đặc biệt là về thương mại tự do, đặt ra nhu cầu đổi mới để hải quan thế giới đẩy nhanh hiện đại hóa các thành viên. Trong bối cảnh đó, Việt Nam sẽ có thêm điều kiện để thực hiện việc hoàn thiện TTHQĐT.
3.1.1.3 Gia nhập cộng đồng ASEAN (cộng đồng kinh tế ASEAN)
Hiệp hội các quốc gia Ðông nam Á (ASEAN) được thế giới đánh giá là hình mẫu thành công trong hợp tác kinh tế, Việt Nam gia nhập tổ chức này năm 1995 cam kết là thành viên tích cực, có trách nhiệm. Hiến chương ASEAN có hiệu lực năm 2008, khẳng định mục tiêu thiết lập cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột trong đó xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN để kết nối sức mạnh thị trường của 10 nước ASEAN thành một và cơ sở sản xuất thống nhất, với 5 yếu tố: tự do lưu chuyển hàng hóa, tự do lưu chuyển dịch vụ, tự do lưu chuyển đầu tư, tự do lưu chuyển vốn và tự do lưu chuyển lao động có kỹ năng.
Để đạt được đích hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015, Việt Nam phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các hiệp định: thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS), kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, hợp tác cơ chế một cửa ASEAN. Bên cạnh đó Việt Nam phải thực hiện hàng chục thỏa thuận thương mại giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Niu- Di-lân, Ấn Ðộ.
tích cực hội nhập cộng đồng kinh tế vừa là trách nhiệm của một thành viên nhưng cũng là cơ hội lớn cho hàng hóa, dịch vụ của nước ta thâm nhập mạnh mẽ hơn, mang lại lợi ích to lớn. Quá trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh cải cách thể chế pháp luật, hiện đại hóa phương pháp quản lý đặc biệt là lĩnh vực hải quan để giúp thay đổi dần nền kinh tế theo hướng thích nghi, hỗ trợ quá trình chuyển đổi, thu hẹp khoảng cách phát triển của nước ta. Đây là áp lực lớn tác động trực tiếp và đòi hỏi phải nhanh chóng hoàn thiện TTHQĐT theo các chuẩn mực hải quan hiện đại để nhằm khơi thông dòng chảy hàng hóa, vốn đầu tư, du lịch dịch vụ khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành.