Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu LuananTS_NguyenBangThang (Trang 119 - 121)

- Tỷ lệ số thông tin được trao đổi bằng phương thức điện

CHUẨN MỰC HẢI QUAN HIỆN ĐẠ

3.1.2 Bối cảnh trong nước

Trong bức tranh toàn cầu, Việt Nam nổi lên như là một quốc gia năng động trong phát triển, sáng tạo trong chuyển đổi và chủ động trong hội nhập. Việt Nam chứa đựng nhiều điều kiện ảnh hưởng đến quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, thương mại và đầu tư quốc tế nói riêng của mình trong 10 - 15 năm tới. Qua đó đến năm 2020 phát triển thành một nước công nghiệp hiện đại và trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan sẽ có phải hiện đại hóa TTHQĐT theo chuẩn mực quốc tế, trong đó nổi lên các sự kiện sau đây.

3.1.2.1 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa (bổ sung và phát triển năm 2011)

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xác định mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI của Việt Nam là “ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN” [33, tr. 19].

Cương lĩnh đề ra phương hướng cơ bản gồm 8 điểm để thực hiện mục tiêu trên, trong đó có các nội dung: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế trí thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”, “phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” và “thực hiện đường lối đối

ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế ” [33, tr. 25].

Mục tiêu và các phương hướng trong cương lĩnh là những căn cứ chính trị có tầm quan trọng hàng đầu để nhà nước và xã hội thiết lập các thể chế và hoạch định các chương trình phát triển cơ bản, lâu dài. Ngành hải quan thấy từ trong cương lĩnh những định hướng phát triển của mình, trong đó nổi lên là thực hiện các quá trình hiện đại hóa toàn ngành, phục vụ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam tích cực và chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu với hiệu quả cao và bền vững.

3.1.2.2 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011 - 2020 là sự tiếp nối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 vừa kết thúc thành công, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 đề ra mục tiêu tổng quát, trong đó về kinh tế “phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, về hội nhập “vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên” [31, tr. 103].

Trong số các chỉ tiêu chủ yếu của 10 năm 2011-2020, về kinh tế, chiến lược xác định: phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7- 8% /năm; GDP bình quân đầu người đạt 3000 USD/năm; tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP; yếu tố năng suất tổng hợp góp vào tăng trưởng khoảng 35% [31, tr. 104].

Về nhà nước, chiến lược xác định “tập trung xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính quốc gia”, “đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế ”, “giảm mạnh các thủ tục hành chính”; “đẩy mạnh

việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước các cấp” [31, tr. 142].

Những vấn đề có tính chất chủ trương trên đây đã và đang là kim chỉ nam cho mọi quyết định ở tầm cao nhất của đất nước trong 10 năm tới về xây dựng và phát triển kinh tế, trong đó thương mại và đầu tư quốc tế là một bộ phận quan trọng; về cải cách và hiện đại hóa nền hành chính, trong đó lĩnh vực hải quan.

3.1.2.3 Ban hành hiến pháp mới sửa đổi hiến pháp năm 1992

Hiến pháp năm 1992 là hiến pháp đầu tiên của thời kỳ đổi mới, đã quy định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các tổ chức trong hệ thống nhà nước. Sau khi tổng kết 10 năm thực hiện, hiến pháp này đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2001. Đến nay, bản Hiến pháp năm 2013 sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 28/11/2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII để hiến định các vấn đề nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ được đề ra tại cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển năm 2011).

Vấn đề nhà nước, hiến pháp đã có nhiều quy định quan trọng: nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân (điều 8); nhà nước thống nhất quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức hợp tác kinh tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cùng có lợi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế (điều 55).

Những quy định của hiến pháp nói chung, của các điều cụ thể trên đây đã đặt ngành hải quan trong quá trình thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện TTHQĐT trước những vấn đề vừa rất cơ bản lâu dài, vừa rất cấp bách trước mắt.

Một phần của tài liệu LuananTS_NguyenBangThang (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w