Kiểm toán khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty TNHH kiểm toán mỹ (Trang 32)

2.3.1 Thủ tục đánh giá rủi ro .

Thủ tục đánh giá rủi ro là thủ tục kiểm toán được thực hiện để thu thập các hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, nhằm xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính hoặc cấp độ cơ sở dẫn liệu. Theo đoạn 01 – VSA 315, để xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC, KTV phải có hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ. Thủ tục đánh giá rủi ro bao gồm các bước sau:

_ Phỏng vấn Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị mà theo xét đoán của kiểm toán viên có khả năng cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

_ Thực hiện thủ tục phân tích.

23

 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Một DN có hệ thống KSNB càng hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát càng nhỏ và nếu rủi ro kiểm soát càng cao thì hệ thống KSNB yếu kém. KTV có thể tiến hành hoạt động khảo sát hệ thống KSNB của công ty khách bằng cách dựa vào việc phỏng vấn, quan sát và sử dụng bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ.

Kiểm toán viên cần tìm hiểu kiểm soát nội bộ về Tiền và các khoản tương đương tiền, trong đó cần tìm hiểu các thành phần của KSNB như môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Đặc biệt cần chú trọng đến các quy định về kế toán. Tuy nhiên, KTV phải sử dụng xét đoán chuyên môn để kiểm tra các thủ tục kiểm soát, riêng lẻ hay kết hợp với thủ tục kiểm soát khác, có liên quan tới Tiền và các khoản tương đương tiền.

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, KTV thường soạn bảng tường thuật, còn doanh nghiệp lớn họ thường sử dụng lưu đồ để mô tả cơ cấu KSNB hiện hành. Để thiết lập, KTV thường dựa vào việc phỏng vấn, quan sát và sử dụng bảng câu hỏi về KSNB.

Câu hỏi Trả lời Ghi chú Có Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu

1 Doanh nghiệp có phân chia trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán không?

24

Bảng 2.2: Câu hỏi về KSNB đối với tiền

(Nguồn: Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế TPHCM, 2014, Kiểm toán (xuất bản lần thứ sáu), NXB Kinh tế TPHCM.)

Trên cơ sở hiểu biết về đơn vị kiểm toán, môi trường kinh doanh và hệ thống KSNB, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn 2 Các phiếu thu, chi có đánh số thứ tự liên

tục trước khi sử dụng không?

3 Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu, chi trước khi thu hay chi tiền hay không?

4 Thủ quỹ có đảm bảo rằng luôn ký hoặc đóng dấu xác nhận lên chứng từ không?

5 Cuối ngày có kiểm kê quỹ hay không?

6 Có định kỳ đối chiếu giữa sổ quỹ và nhật ký quỹ không?

7 Định kỳ có đối chiếu giữa sổ tiền gửi ngân hàng và sổ phụ ngân hàng không?

8 Có các quy định về xét duyệt chi trong doanh nghiệp không?

25

liệu cho khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và. Từ đó, thiết kế nội dung, lịch trình và phạm vi thủ tục kiểm toán tiếp theo cho phù hợp.

2.3.2 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Để thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, KTV cần liên hệ rủi ro đã xác định với các sai sót có thể xảy ra ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và cân nhắc xem cần kiểm tra những thủ tục kiểm soát nào.

Nếu KTV càng tin tưởng vào tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát thì càng phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán để chứng minh điều đó.

Các thiết kế thử nghiệm kiểm soát mà KTV có thể sử dụng để kiểm tra sự hữu hiệu của HTKSNB như:

_ Tổng cộng nhật ký quỹ và lần theo sổ tổng cộng đến sổ cái nhầm kiểm tra về độ chính xác của các phép tính và chuyển sổ.

_ So sánh chi tiết danh sách nhận tiền từ sổ quỹ với nhật ký thu tiền, với các bảng kê TGNH và tài khoản nợ phải thu => phát hiện gian lận gối đầu ( thủ thuật Lapping ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

_ Lập bảng liệt kê các nghiệp vụ chuyển khoản giữa các ngân hàng trong 1 vài ngày trước và sau ngày khóa sổ => phát hiện thủ thuật Kitting.

_ Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong nhật ký chi tiền với tài khoản phải trả và chứng từ có liên quan.

(Nguồn: Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế TPHCM, 2014, Kiểm toán (xuất bản lần thứ sáu), NXB Kinh tế TPHCM)

26

 Thủ tục chung

_ Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

_ Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

2.3.3.1 Thủ tục phân tích

_ So sánh số dư tiền và các khoản tương đương tiền năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường.

_ Phân tích tỷ trọng số dư tiền gửi trên tổng thể tài sản ngắn hạn, các ỷ suất tài chính về tiền và khả năng thanh toán và so sánh với số dư cuối năm trước, giải thích những biến động bất thường.

2.3.3.2 Kiểm tra chi tiết

_ Thu thập bảng tổng hợp chi tiết số dư tiền và các khoản tương đương tiền tại các quỹ và các ngân hàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (sổ cái, sổ chi tiết, BCĐSPS, BCTC).

_ Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).

 Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ :

_ Thu thập biên bản kiểm kê quỹ của đơn vị tại ngày kết thúc kỳ kế toán so sánh, đối chiếu với số liệu sổ quỹ, số chi tiết tại cùng thời điểm. Xem xét các KSNB của đơn vị đối với tiền mặt để đánh giá độ tin cậy của tài liệu kiểm kê.

27

_ Thu thập các biên bản đối chiếu giữa đơn vị và ngân hàng, các sổ phụ, sao kê tài khoản… tại ngày kết thúc kỳ kế toán so sánh, đối chiếu với số liệu số chi tiết tại cùng thời điểm. Gửi TXN (nếu cần).

_ Kiểm tra đến chứng từ gốc/kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau… để khẳng định tính có thật, tính chính xác của các khoản tiền đang chuyển, tương đương tiền tại thời điểm đầu kỳ.

_ Xem xét tính đánh giá đối với số dư gốc ngoại tệ (nếu có).

 Tiền mặt

_ Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt (bao gồm cả vàng tiền tệ nếu có) tại ngày kết thúc kỳ kế toán và đối chiếu với số dư của sổ quỹ và sổ chi tiết tại ngày kết thúc kỳ kế toán, đảm bảo toàn bộ các quỹ của DN đều được kiểm kê.

_ Trường hợp chứng kiến kiểm kê tiền mặt trước hoặc sau ngày kết thúc kỳ kế toán: Tiến hành chọn mẫu kiểm tra phiếu thu/chi đối với các nghiệp vụ phát sinh sau hoặc trước thời điểm kiểm kê, thực hiện đối chiếu xuôi/ngược đến số dư tiền thực tế trên sổ quỹ tại ngày khóa sổ bằng cách điều chỉnh các nghiệp vụ thu chi phát sinh tương ứng. Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có).

_ Tìm hiểu quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ về định mức chi tiêu, hạn mức tiền mặt tồn quỹ, phân cấp phê duyệt, …và kiểm tra việc tuân thủ các quy định đó. Trường hợp có vi phạm: Xác định việc trao đổi với BQT, BGĐ của DN.

 Tiền gửi ngân hàng

_ Lập và gửi TXN cho các ngân hàng. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có).

28

_ Trường hợp TXN không có hồi âm : Gửi TXN lần 2 (nếu cần).Thực hiện thủ tục thay thế: kiểm tra sổ phụ, sao kê phát sinh trước và sau ngày kết thúc kỳ kế toán.

_ Trường hợp đơn vị không cho phép KTV gửi thư xác nhận : Thu thập giải trình bằng văn bản của BGĐ/BQT về nguyên nhân không cho phép và thực hiện các thủ tục thay thế khác.

_ Tìm hiểu quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ liên quan đến tiền gửi ngân hàng …và kiểm tra việc tuân thủ các quy định đó. Trường hợp có vi phạm: Xác định việc trao đổi với BQT, BGĐ của DN.

_ Xác định xem có tài khoản tiền gửi ngân hàng nào được dùng để đảm bảo cho các khoản vay không (phỏng vấn, đối chiếu với TXN ngân hàng, kết hợp đối chiếu với các điều khoản thế chấp của các hợp đồng vay còn hiệu lực của đơn vị tại ngày kết thúc kỳ kế toán). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

_ Kiểm tra việc hạch toán các khoản thấu chi, việc bảo lãnh, phê duyệt, tài sản đảm bảo cho các khoản thấu chi này.

_ Xem xét các vấn đề hạn chế về khả năng sử dụng số dư tiền gửi ngân hàng (phỏng vấn, đối chiếu với TXN ngân hàng, kết hợp đối chiếu với các điều khoản thế chấp của các hợp đồng vay còn hiệu lực của đơn vị tại ngày kết thúc kỳ kế toán, có tài khoản tiền gửi nào bị phong toả tại ngày kết thúc kỳ kế toán không?).

 Các khoản tương đương tiền

_ Kết hợp với KTV thực hiện kiểm tra chỉ tiêu “Các khoản đầu tư tài chính” để xem xét tính hợp lý của các khoản tương đương tiền.

_ Tiến hành đối chiếu với các xác nhận ngân hàng, đồng thời ước tính thu nhập tài chính liên quan đến các khoản tiền gửi tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

29

_ Xác định xem có các khoản tương đương tiền nào được dùng để đảm bảo cho các khoản vay không, xem xét các vấn đề hạn chế về khả năng sử dụng các khoản tương đương tiền (phỏng vấn, đối chiếu với TXN ngân hàng, kết hợp đối chiếu với các điều khoản thế chấp của các hợp đồng vay còn hiệu lực của đơn vị tại ngày kết thúc kỳ kế toán).

 Tiền đang chuyển:

_ Đối chiếu các séc chưa về tài khoản tiền gửi và các khoản khác như chuyển khoản, các nghiệp vụ chuyển tiền giữa các đơn vị nội bộ với sổ phụ ngân hàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán, kiểm tra xem liệu các khoản tiền đó có được ghi chép vào sổ phụ ngân hàng của năm tiếp theo không.

 Kiểm tra tính đúng kỳ (kết hợp với các phần hành liên quan): Kiểm tra các

khoản thu, chi lớn hoặc bất thường trước và sau ngày kết thúc kỳ kế toán, kiểm tra tính hợp lý và tính đúng kỳ trong việc ghi nhận.

 Đối với các số dư có gốc ngoại tệ: Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi, xác

định và hạch toán chênh lệch tỷ giá đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.

 Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản tiền và tương đương tiền trên BCTC.

(Nguồn: Chương trình kiểm toán mẫu ban hành theo Quyết định số 366-2016/QĐ- VACPA ngày 28/12/2016 của Chủ tịch VACPA)

30 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN

VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN MỸ

3.1 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ

Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ đã áp dụng chương trình kiểm toán theo “Chương

trình kiểm toán mẫu”, ban hành theo Quyết định số 366-2016/QĐ-VACPA ngày 28/12/2016 của Chủ tịch VACPA đã được trình bày ở mục 2.2 - Chương 2 của bài viết này.

3.2 Quy trình kiểm toán Tiền và các khoản tương đương tiền 3.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 3.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Ở giai đoạn này các KTV và các thành viên tham gia thực hiện các công việc:

_ Khảo sát, đánh giá khách hàng và dự thảo, thống nhất và ký hợp đồng để hiểu biết về .khách hàng, đây là giai đoạn chấp nhận khách hàng mới hoặc tiếp tục khách hàng cũ.

_ Lập kế hoạch, đánh giá rủi ro và thiết kế, xây dựng chương trình kiểm toán.

3.2.1.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

Theo VSA 310: “Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV, hoặc đến báo cáo kiểm toán”.

Khi tiếp nhận KH, việc đầu tiên KTV nên nắm bắt được những thông tin khái quát về hoạt động kinh doanh, ngành nghề của DN. Đây là nền tảng vững chắc phục vụ cho cả quá trình lên kế hoạch kiểm toán cũng như tìm hiểu về hệ thống KSNB của DN,

31

cung cấp thông tin hữu ích cho những thủ tục kiểm toán về sau. Giúp KTV có được cái nhìn tổng quát và đánh giá sơ bộ về DN.

Cụ thể là KTV cần thu thập những thông tin ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như BCTC của DN, như là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

_ Các văn bản pháp luật của KH: Giấy phép thành lập DN, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ,… để chứng minh quyền và tính hợp pháp hoạt động kinh doanh của DN.

_ Sơ đồ tổ chức, hệ thống quản trị, kiểm soát, số lượng lao động: Thông tin này được KTV thu thập dựa trên kết quả phỏng vấn KH hay tự KH cung cấp.

_ Hệ thống công tác kế toán, hệ thống tài khoản, chuẩn mực, phương thức kế toán áp dụng,…

_ Đánh giá tổng quát về khả năng hoạt động liên tục cũng như những dấu hiệu bất thường đang tiềm ẩn những rủi ro, sai phạm.

Ngoài ra, KTV cần nắm bắt hoạt động bên ngoài, tình hình chung về nền kinh tế để có một sự hiểu biết tương đối về tình hình kinh doanh của KH so với tổng thể như: Sự thay đổi trong chính sách của chính phủ, của ngành, sự biến động của thị trường, lạm phát, điều kiện thị trường, sự cạnh tranh,…

 Đối với khách hàng cũ :

Thông thường KTV tại công ty TNHH Kiểm toán Mỹ thường cập nhật thông tin để đánh giá lại về các khách hàng hiện hữu của mình, xem có nên tiếp tục kiểm toán cho họ hay không hoặc có cần thay đổi nội dung hợp đồng kiểm toán hay không.

32

Nếu quyết định tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán, kiểm toán viên sẽ cập nhật những thay đổi về tổ chức công tác kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trong năm để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán.

 Đối với khách hàng mới

Sau khi nhận được thư mời kiểm toán của khách hàng, công ty sẽ phân công KTV chính tiến hành khảo sát khách hàng. Trong cuộc khảo sát, KTV sẽ thảo luận với khách hàng đồng thời thu thập tài liệu thông tin liên quan đến hoạt động kih nh doanh cũng như BCTC của công ty.

Sau khi tìm hiểu các thông tin về công ty khách hàng, người khảo sát phải tiến hành đánh giá về tính chất và quy mô công việc cũng như rủi ro có thể xảy ra khi kiểm toán, trong đó lưu ý về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Từ đó đưa ra mức phí đề nghị, dự kiến thời gian, nhân sự thực hiện cuộc kiểm toán.

3.2.1.2 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Hệ thống KSNB là một công cụ rất quan trọng trong việc quản lý của DN, có ảnh

hưởng lớn đến công việc kế toán của đơn vị. Do đó, việc nghiên cứu hệ thống KSNB

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty TNHH kiểm toán mỹ (Trang 32)